Làm gì khi uống phải dầu diesel

Rất nhiều trường hợp trẻ em, người lớn uống nhầm xăng dầu phải nhập viện cấp cứu trong tình trạng ngộ độc rất nặng.

Mới đây nhất vào ngày 15/9/2020, bé gái bé gái Đ.T.L. (1 tuổi, trú tại thôn Thọ Tân, xã Trường Xuân, huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa) được đưa vào Bệnh viện Đa khoa huyện Thọ Xuân cấp cứu trong tình trạng tím tái toàn thân, nghi cháu bé uống nhầm xăng. Tại Bệnh viện Nhi Thanh Hóa, dù được các bác sĩ nỗ lực cấp cứu, bé đã tử vong trưa cùng ngày.

Làm gì khi uống phải dầu diesel

Trẻ uống nhầm xăng gây nguy hiểm tính mạng

Trước đó ở Phú Thọ cũng xảy ra trường hợp tương tự, ngày 14/10/2019, Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc – Trung tâm Sản Nhi tiếp nhận trường hợp bệnh nhi N.N.A. (sinh năm 2016 tại Đoan Hùng, Phú Thọ) bị viêm phổi nặng do uống dầu hỏa. Bệnh nhi vào viện trong tình trạng kích thích, tăng tiết đờm dãi, tim nhịp nhanh (160 lần/phút), phổi thông khí kém... Sau khi thăm khám, chụp Xquang, xét nghiệm máu, trẻ được chẩn đoán viêm phổi nặng do ngộ độc dầu hỏa và được chỉ định an thần, thở máy chỉ số cao, điều trị kháng sinh.

Để trả lời cho câu hỏi "Uống nhầm xăng có sao không?" Theo các bác sĩ, uống xăng dầu có thể gây tổn thương phổi cấp tính dẫn đến suy hô hấp tuần hoàn nguy hiểm tính mạng.

Xăng dầu là hóa chất bay hơi, đặc tính sức căng bề mặt thấp nên dễ lan rộng kích thích niêm mạc. Ngay sau khi uống vào sẽ gây ra các triệu chứng như ho sặc, ói, ngạt thở.

Độ nhớt thấp cùng độ bay hơi tạo điều kiện cho xăng dễ dàng len lỏi vào phổi, nhanh chóng lan đến các phế quản nhỏ và phế nang gây viêm phổi.

Làm gì khi uống phải dầu diesel

Hình minh họa

Khi lượng xăng vào phổi càng nhiều sẽ phá hủy biểu mô hô hấp, vách phế nang và mao mạch phổi, gây tổn thương chất surfactant lót trong phế nang và các tiểu phế quản tận gây suy hô hấp nặng, thiếu oxy trầm trọng có thể dẫn đến tử vong.

Lượng xăng nuốt vào cũng làm đau bụng, tức ngực và buồn nôn. Nếu được hấp thu từ phổi và ruột vào máu lên não, xăng dầu sẽ tác động trực tiếp trên các tế bào não gây các triệu chứng lừ đừ, kích thích, co giật, hôn mê.

Trẻ nhỏ từ 1-3 tuổi là đối tượng hay uống nhầm xăng dầu nhất. Bởi ở độ tuổi này trẻ hay trèo lên ghế, với kệ, mở ngắn kéo tủ, mở nắp chai lọ và cho vào miệng.

Nếu xăng dầu đựng trong chai nước suốt, nước ngọt thì trẻ thường uống ực rất nhanh và rất nguy hiểm.

Việc cần làm khi uống nhầm xăng

Không móc họng gây nôn ói

Mọi người thường có suy nghĩ móc họng gây nôn gói nhằm loại bỏ chất độc ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên việc làm này sẽ khiến hơi xăng dầu xâm nhập nhiều hơn vào đường hô hấp cũng như sắc chất ôn ói vào đường thở. Các tốt nhất là đứa đến bệnh viện kịp thời để được xử lý thích hợp.

Theo dõi tình trạng của nạn nhân

Nếu nạn nhân còn tỉnh táo, hãy trấn an họ rằng cấp cứu đang đến và không khuyến khích họ nôn ra. Nếu người đó nôn, hãy giúp họ nghiêng về phía trước hoặc quay đầu sang bên để đề phòng bị nghẹn hoặc hít vào.

Nếu nạn nhân ngừng thở, ngừng ho, ngừng cử động, không phản ứng, bạn cần thực hiện kỹ thuật CPR ngay lập tức

Đặt nạn nhân nằm ngửa và bắt đầu ấn ngực. Mỗi lần ấn, cần ấn vào giữa ngực nạn nhân xuống khoảng 5 cm hoặc 1/3 đến 1/2 độ dày của ngực. Ấn nhanh 30 lần với tốc độ khoảng 100 lần một phút. Sau đó ngả đầu nạn nhân ra sau và nâng cằm họ lên. Bóp mũi nạn nhân và thổi vào miệng họ đến khi thấy ngực của nạn nhân nhô lên. Thổi 2 hơi, mỗi hơi dài khoảng 1 giây, sau đó tiếp tục ấn ngực.

Lặp lại chu kỳ 30 lần ấn ngực và hai lần thở cho đến khi nạn nhân hồi lại hoặc cấp cứu đến.

Trần Dần

Ngộ độc hydrocarbon có thể là do uống phải hoặc hít phải. Do uống, phổ biến nhất ở trẻ em < 5 tuổi, có thể dẫn đến viêm phổi sặc. Do hít, phổ biến nhất ở thanh thiếu niên, có thể dẫn đến rung thất, thường là không có triệu chứng cảnh báo. Chẩn đoán viêm phổi là do đánh giá lâm sàng, chụp X-quang ngực, và đo độ bão hòa oxy máu. Rửa dạ dày là chống chỉ định vì có nguy cơ sặc. Điều trị là hỗ trợ.

Ngộ độc các hydrocarbon, ví dụ như xăng dầu, dầu hỏa, dầu khoáng, dầu thắp đèn, chất pha loãng sơn), ít ảnh hưởng đến tổn thương hệ thống nhưng có thể gây ra viêm phổi sặc Viêm phế nang và viêm phổi do hít Viêm phổi hít do hít phải các chất độc hại, thường là thành phần ở dạ dày, vào phổi. Viêm phổi hoá học, viêm phổi do vi khuẩn hoặc tắc nghẽn đường thở có thể xảy ra. Các triệu chứng bao gồm... đọc thêm . Khả năng gây độc chủ yếu phụ thuộc vào độ nhớt, được đo bằng Saybolt seconds universal (SSU). Chất lỏng hydrocacbon có độ nhớt thấp (SSU < 60), chẳng hạn như xăng và dầu khoáng, có thể lan nhanh chóng trên diện tích bề mặt lớn và có nhiều khả năng gây viêm phổi kẽ do sặc hơn là hydrocarbon với SSU > 60, chẳng hạn như hắc ín. Hydrocacbon, nếu ăn phải với lượng lớn, có thể được hấp thụ một cách hệ thống và gây ra tổn thương hệ thần kinh trung ương hoặc tổn thương gan, có nhiều khả năng hơn với các Hydrocarbon Halogen hóa (ví dụ, cacbon tetrachlorua, trichloroethylene).

Nhiễm độc toluene mãn tính có thể gây độc tính hệ thần kinh trung ương lâu dài, đặc trưng bởi sự hủy hoại chất trắng quanh não thất, chẩm và dưới đồi.

Các triệu chứng và dấu hiệu của ngộ độc hydrocacbon

Sau khi nuốt ngay cả một lượng nhỏ hydrocarbon lỏng, bệnh nhân ban đầu ho, nghẹt thở, và có thể nôn ói. Trẻ nhỏ có thể bị tím tái, giữ hơi thở và ho liên tục. Trẻ lớn và người lớn có trường hợp báo cáo bị bỏng trong dạ dày.

Rối loạn nhịp tim thường xảy ra trước khi có triệu chứng lâm sàng và không tái phát sau trừ khi bệnh nhân bị kích động quá mức.

  • Chụp X-Quang ngực và đo oxy máu được thực hiện khoảng 6 giờ sau khi nuốt phải

Ngộ độc hydrocarbon có thể nghi ngờ nếu hơi thở hoặc quần áo của họ có mùi hoặc nếu một thùng chứa được tìm thấy gần họ. Sơn dư lượng trên tay hoặc xung quanh miệng có thể gợi ý hít sơn gần đây.

Độc tính trên hệ thần kinh trung ương được chẩn đoán bằng khám thần kinh và MRI.

  • Chăm sóc hỗ trợ

  • Tránh rửa dạ dày

Làm gì khi uống phải dầu diesel

Bản quyền © 2022 Merck & Co., Inc., Rahway, NJ, USA và các chi nhánh của công ty. Bảo lưu mọi quyền.