Làm rõ sự khác nhau cơ bản của môn và Reggio về giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ

So sánh phương pháp giáo dục Montessori và Reggio Emilia

Làm rõ sự khác nhau cơ bản của môn và Reggio về giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ
Tìm hiểu tổng quan về hai phương pháp giáo dục để có đánh giá và lựa chọn phù hợp

Mục lục

Show
  • Tổng quan về Montessori và Reggio Emilia
    • “Những thiết kế tinh tế” từ Ý: Phương pháp Montessori và Hướng tiếp cận Reggio Emilia
    • Lịch sử về Reggio Emilia và Montessori
      • Reggio Emilia
      • Maria Montessori
    • Lý thuyết phát triển trẻ em và chương trình học
      • Vai trò của giáo viên
      • Đo lường, Đánh giá và Nghiên cứu
    • Kết luận

Reggio Emilia là gì?

Reggio Emilia là phương pháp giáo dục xuất phát từ thành phố cùng tên của Ý, được phát triển bởi nhà Tâm lý học Loris Malaguzzi (1920 – 1994). Phương pháp này đặt trẻ làm trung tâm và tin rằng trẻ em có khả năng thể hiện suy nghĩ, óc sáng tạo của mình theo nhiều cách khác nhau thông qua hơn Một trăm ngôn ngữ.

Phương pháp giáo dục Reggio Emilia là một cách tiếp cận giáo dục mầm non đầy cảm hứng, dựa trên hình ảnh một đứa trẻ mạnh mẽ, giàu năng lực và kiên cường, khao khát học hỏi kiến thức. Phương pháp cho phép trẻ em được khám phá thế giới xung quanh trong một môi trường học tập mở, được xây dựng dựa trên việc thực sự lắng nghe và thấu hiểu nhu cầu của trẻ. Các em được khuyến khích đặt câu hỏi, tò mò và khám phá về môi trường xung quanh để cảm nhận được sự biến đổi không ngừng của thế giới, tham gia các hoạt động dựa trên sự tự nguyện, tự giác và tích cực.

Thông qua các phương pháp tiếp cận của triết lý giáodục Reggio Emilia, trẻ em có thể giải quyết các vấn đề tốt hơn, nâng cao kĩ năng ngôn ngữ, vận động, khả năng phục hồi, tính trách nhiệm, sự tự tin và khả năng làm việc nhóm, v.v…

Phương pháp Reggio Emilia - Phương pháp giáo dục cho trẻ mầm non hiện đại

Làm rõ sự khác nhau cơ bản của môn và Reggio về giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ

Phương pháp Reggio Emilia được phát triển bởi Loris Malaguzzi, nhằm hoàn thiện kỹ năng và sự sáng tạo cho trẻ mầm non trên toàn thế giới. Phương pháp giáo dục này đã trở thành tiêu chuẩn quốc tế và được áp dụng trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam. Trong bài viết này, cùng Trường Quốc Tế Saigon Pearl(ISSP) tìm hiểu phương pháp Reggio Emilia là gì, ưu điểm và sự khác nhau so với phương pháp Montessori.

Montessori hay nhiều mô hình giáo dục khác như Steiner, Reggio Emilia... xuất hiện ở Việt Nam trong vài năm trở lại đây và ngày càng được nhiều phụ huynh tin tưởng lựa chọn.

  • Bài toán học sinh giỏi lớp 1 khiến các "cao nhân" trên mạng tranh cãi kịch liệt, có người vận dụng cả kiến thức cấp 3 mà vẫn cứ hoang mang

Các chương trình giáo dục "nhập khẩu" được Việt hóa cho phù hợp với văn hóa, bối cảnh xã hội... đang góp phần tạo nên sự đa dạng trong phương pháp giảng dạy, bên cạnh lối giáo dục truyền thống tại Việt Nam. Mỗi trường sẽ lựa chọn cho mình một phương pháp giáo dục riêng biệt nhưng cũng có nhiều trường đã kết hợp nhiều phương pháp, hay tinh thần triết lý để tạo ra phương pháp của riêng mình.

Trong số đó, có thể kể đến những cái tên đã dần quen thuộc với phụ huynh như Montessori, Steiner, Reggio Emilia, Glenn Doman, ...

Tất cả các chương trình giáo dục mầm non, các phương pháp tiếp cận, các mô hình khác nhau đều có điểm mạnh và hạn chế của nó nhưng trên hết, dù thuộc trường phái nào thì đều hướng tới sự phát triển tốt đẹp của đứa trẻ, không chỉ mang lại kiến thức mà còn giáo dục cả nội tâm bên trong và hành vi ứng xử xã hội bên ngoài.

Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi xin được chỉ ra các điểm giống và khác nhau cơ bản của ba phương pháp giáo dục phổ biến: Montessori, Steiner, Reggio Emilia. Tùy theo tính cách của con em, các bậc phụ huynh hãy chọn trường mầm non với phương pháp giảng dạy sao cho phù hợp với khả năng và tư duy của trẻ.

Làm rõ sự khác nhau cơ bản của môn và Reggio về giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ

Montessori là phương pháp giáo dục được sáng lập bởi nhà giáo dục người Ý Maria Montessori, tập trung vào việc học dựa trên cảm giác thông qua các học cụ trực quan. Phương pháp này tin rằng, mỗi trẻ đều có lộ trình học tập riêng phù hợp, tôn trọng sự phát triển của từng cá nhân để các con có thể phát huy tối đa tiềm năng của mình. Mục tiêu là phát triển giác quan, nhân cách, kỹ năng sống và khả năng học tập của trẻ.

Phương pháp ReggioEmilia có nguồn gốc từ nước Ý, từ một thành phố cùng tên gọi. Đây là một phương pháp giáo dục nhân văn, gần gũi, nhấn mạnh đến tầm quan trọng của giáo dục cộng đồng (community) và sự tự tìm hiểu khám phá (inquiry). Reggio Emilia giúp kích thích sự tò mò, quan sát của trẻ. Giúp trẻ khám phá thế giới xung quanh từ đó tạo nên sự yêu thích tìm tòi học tập ở trẻ.

Làm rõ sự khác nhau cơ bản của môn và Reggio về giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ

Reggio Emilia giúp kích thích sự tò mò, quan sát của trẻ. (Ảnh: Little Foot Kindergarten)

Steiner (Waldorf) là phương pháp giáo dục sớm ra đời từ Đức, do triết gia người Áo Rudolf Steiner nghiên cứu. Triết lý của Steiner cho rằng trong những năm đầu đời, trẻ có thể học tập và tiếp thu kiến thức tốt nhất khi được ở trong môi trường mà trẻ có thể khám phá thông qua những hoạt động thực tiễn vô thức. Những hoạt động này tập trung vào trải nghiệm của chính bản thân trẻ, cho phép trẻ học thông qua ví dụ và các trò chơi tưởng tượng. Mục tiêu chung của giáo dục là tạo ra những em bé có cảm giác tốt đẹp với thế giới xung quanh.

Ba phương pháp khác nhau về phương thức giáo dục nhưng có rất nhiều điểm giống nhau:

Giúp kích thích trẻ phát triển về trí lực, sức sáng tạo và những tiềm lực về mặt xã hội.

Trẻ là trung tâm, sự phát triển của trẻ là tự nhiên, đầy tính sáng tạo và tự chủ.

Người giáo viên đóng vai trò hướng dẫn, chỉ giúp trẻ khi cần thiết, tôn trọng lựa chọn của trẻ.

Giáo viên phải rất cẩn thận, dịu dàng, nhỏ nhẹ và chuẩn mực để làm gương cho trẻ.

Giáo dục trong gia đình và nhà trường cùng xã hội được cho là kiềng ba chân, không tách rời.

Không thưởng phạt, không thi đua cạnh tranh, không phán xét.

Đánh giá học sinh không thông qua các bài kiểm tra.

Những khác biệt của ba phương pháp giáo dục này có thể kể đến:

Cách thức giáo dục

Montessori: Có các học cụ riêng, lớp học trộn độ tuổi, bắt đầu từ những hoạt động thực tiễn, môi trường học tập phù hợp với độ tuổi. Học cụ phong phú, giúp trẻ chủ động học tập và khám phá. Học cụ bao gồm cảm quan, toán học, khoa học, ngôn ngữ, thực hành cuộc sống.

Trẻ được làm mọi thứ một cách độc lập. Nếu như hỏi các bạn học Mon rằng con ở trường chơi gì thì các bạn sẽ trả lời là con đang làm việc chứ không phải chơi. Những đứa trẻ Montessori ăn nói nhỏ nhẹ, tôn trọng bản thân và người khác, luôn khám phá và ham hiểu biết, cũng như luôn muốn giúp đỡ và cực kỳ tôn trọng cái tôi của người khác và chính mình.

Phương pháp giáo dục Montessori nhấn mạnh vào tính thực tế. Trẻ cần phân biệt được thế giới thực và ảo.

Làm rõ sự khác nhau cơ bản của môn và Reggio về giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ

Trẻ montessori làm việc với học cụ phù hợp độ tuổi. (Ảnh: Nebula Children's Home)

Steiner: Giống như các lớp học theo phương pháp Montessori, trẻ trong một lớp Steiner thường từ 3-6 tuổi. Steiner tập trung vào các hoạt động vui chơi, phát triển trí tưởng tượng, hòa mình vào tự nhiên thay vì thụ động tiếp thu tri thức học thuật. Học tập ở Steiner là niềm vui. Là sự khơi dậy, nhớ lại, chứ không phải nhồi nhét.

Steiner luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của trí tưởng tượng trong suốt quá trình học tập, luôn mang tính nghệ thuật vào trong các hoạt động của trẻ. Ở giai đoạn mầm non, kể truyện trong không gian lung linh cổ tích với búp bê, rối, học cụ được làm tỉ mỉ từ chính cô và trẻ là một phần không thể thiếu trong phương pháp giáo dục Steiner.

Làm rõ sự khác nhau cơ bản của môn và Reggio về giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ

Steiner luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của trí tưởng tượng trong suốt quá trình học tập.

Không có món đồ chơi nào được định hình một cách chơi cụ thể. Đồ chơi được thiết kế từ gỗ, vải, tối giản nhất chi tiết và màu sắc. Các em có thể sử dụng ghế xếp lại thành toa tàu hoặc chiếc xe buýt,…

Reggio: Các bài học được tiến hành như các dự án, trẻ được thể hiện và trình bày việc học của mình dưới mọi hình thức. Reggio Emilia chú ý tới sự hợp tác, hoạt động nhóm, kỹ năng xã hội, hoạt động mở, mở rộng dần, khả năng biểu đạt và thể hiện, sự linh hoạt, ngẫu hứng, tự do và sáng tạo. Giáo viên có nền tảng về nghệ thuật và trường thường có phòng nghệ thuật cho giáo viên và cho trẻ.

Bạn có thể bắt gặp nhiều loại nguyên liệu từ tự nhiên như gỗ; nhựa; kim loại; gốm và thủy tinh; len, sợi cho đến vật liệu từ giấy và gói đồ hàng trong một môi trường Reggio. Những Loose Parts này (tập hợp của các vật liệu tự nhiên hoặc nhân tạo được trẻ sử dụng để sáng tạo nên các ý tưởng trong khi chơi) sẽ giúp quá trình tự quan sát, học hỏi và tương tác đến một cách tự nhiên với trẻ.

Thiết kế các buổi học

Montessori: Lớp học chia thành các góc được bố trí riêng rẽ, khoa học. Các hoạt động của trẻ thường do trẻ tự lựa chọn tùy theo giai đoạn, độ tuổi, bài học mới chỉ dành cho trẻ đã sẵn sàng. Chú trọng vào giáo dục khoa học tự nhiên.

Steiner: Các môn học ở Steiner cũng đa dạng, phong phú, không chỉ tập trung vào các môn vẫn được xem là “môn chính” như khoa học, ngôn ngữ, toán học mà còn có kịch nghệ, thủ công, hội họa, điêu khắc… và từ đó tìm ra thế mạnh, niềm đam mê của chính mình. Steiner chú ý nhiều hơn đến việc giáo dục nghệ thuật và thủ công.

Reggio: Giáo viên là người đưa ra các ý kiến mang tính dẫn dắt, trẻ là người lựa chọn chủ đề và quyết định không gian thời gian cho các chủ đề bài học. Nền tảng của phương pháp tiếp cận nằm ở cái nhìn độc đáo của trẻ với môi trường quanh chúng để khuyến khích “hàng trăm ngôn ngữ của trẻ”. Trẻ được trao và được tôn trọng những quyền hạn cụ thể để tự quyết định sẽ học gì, làm gì và làm như thế nào dưới sự quan sát của giáo viên và phụ huynh.

Môi trường học tập

Montessori: Giáo viên chủ yếu là quan sát trẻ, trẻ tự hoạt động, không gian im ắng, bình yên, đôi khi có tiếng trao đổi giữa các trẻ, đôi khi nở những nụ cười chân thành. Ở đây giáo viên và trẻ tìm được sự bình yên bên trong.

Trẻ trộn độ tuổi và tham gia các hoạt động cùng nhau. Trẻ thông qua chơi các giáo cụ để học tập, mỗi giáo cụ đều có kích thước hình dáng màu sắc đều đã được nghiên cứu kĩ lưỡng, giáo viên thông qua các giáo cụ truyền tải cho trẻ các bài học.

Steiner: Giáo viên rất chú ý đến giáo dục thiên nhiên. Ví dụ, khi trời mưa, trẻ em sẽ mang ủng đi mưa và đi mưa ra ngoài và bước lên mặt nước và kể câu chuyện về mưa. Đồ chơi trong lớp đều là những khúc gỗ, và chúng thực sự có hình dạng của gỗ.

Làm rõ sự khác nhau cơ bản của môn và Reggio về giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ

Các bức tường bên trong có màu hồng tạo cho trẻ cảm giác ấm áp và an toàn.

Giáo dục Steiner tin rằng thiên nhiên tràn đầy sức sống và có thể nuôi dưỡng sự phát triển khỏe mạnh cho trẻ em. Do đó, nhiều trường chọn xây dựng ở vùng ngoại ô hoặc nông thôn cách xa thành phố và được thiết kế như một khu vườn. Các bức tường bên trong có màu hồng tạo cho trẻ cảm giác ấm áp và an toàn.

Các hoạt động nghệ thuật rất độc đáo: vẽ màu nước, làm thủ công, nặn sáp ong, làm bánh, cắt giấy, dệt...

Reggio: Các em đến trường vào buổi sáng và đi đến cửa sổ và nói với giáo viên: "Cô ơi, hôm nay trời nắng quá." Cô giáo nói: "Tốt hơn là ra vườn ngoài trời để tắm nắng hôm nay".

Làm rõ sự khác nhau cơ bản của môn và Reggio về giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ

Ở Reggio, trẻ là người lựa chọn chủ đề và quyết định không gian thời gian cho các chủ đề bài học. (Ảnh: Little Foot Kindergarten)

Giáo viên dắt trẻ ra ngoài, bạn A và B đóng vai những bông hoa, C và D đóng vai côn trùng, sau đó A và B hỏi những giáo viên: "Tại sao hoa này có màu đỏ?" C và D hỏi: "Tại sao con bướm bay?" Sau đó, giáo viên nói, "Wow, chúng ta hãy học cách tìm hiểu."

Sau đó trẻ sẽ tìm hiểu và thu thập các thông tin về chủ đề mà mình đóng vai. Các thông tin, tài liệu có thể là những thứ trẻ tìm được trong cuộc sống như tranh ảnh, đồ vật. Trẻ cũng có thể dùng bất cứ cách nào để trình bày lại kết quả của mình như vẽ, gấp...

Tóm lại, Montessori, Steiner và Reggio hay nhiều phương pháp giáo dục khác đều có những khái niệm giáo dục tuyệt vời. Điểm chung của các mô hình này là tạo dựng môi trường giáo dục tích cực để hỗ trợ trẻ phát triển tối đa tiềm năng của mình.

Quan trọng nhất, giáo dục phải mang đến cho trẻ sự nhận biết mình là ai, được tự do thể hiện bản thân, phát triển lành mạnh, trở thành con người tự tin, trách nhiệm và hạnh phúc. Điều đó đòi hỏi một quá trình, chứ không phải chỉ trong những năm đầu đời.

Phương pháp giáo dục STEAM khác biệt gì với REGGIO trong giáo dục sớm

  • Mầm non
  • Mầm non
  • No Comments

Giáo dục STEAM là trong một trong những phương pháp giáo dục sớm được đánh giá mang lại hiệu quả. Song song với STEAM còn có những mô hình giáo dục khác cũng phổ biến như Montessori, Glenn Doman, Reggio Emilia. Tuy nhiên, mỗi phương pháp này sẽ có đặc điểm khác nhau. Trong bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin về hai phương pháp STEAM và REGGIO.

Hiểu rõ về hai phương pháp giáo dục STEAM và phương pháp REGGIO

Giáo dục STEAM và REGGIO đều là phương pháp giáo dục sớm. Mục tiêu của giáo dục sớm là bồi dưỡng tố chất giúp trẻ phát triển tối đa các phẩm chất về trí tuệ, nhân cách, ý chí, kỹ năng sống và nhiều lĩnh vực quan trọng khác,…

Làm rõ sự khác nhau cơ bản của môn và Reggio về giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ

Phương pháp REGGIO khác với giáo dục STEAM như thế nào về nguồn gốc và ưu nhược điểm?

Khác với giáo dục STEAM, REGGIO EMILIA là phương pháp giáo dục cho trẻ mầm non được nhà tâm lý học người Ý Loris Malaguzzi (1920-1994) phát triển. Quan điểm của phương pháp REGGIO tin rằng mỗi đứa trẻ đều sở hữu năng lực vô tận và chúng đang chờ đợi được cống hiến cho thế giới. Trẻ em không là những đối tượng bị động, trẻ em thực chất rất giàu tiềm năng, mạnh mẽ và tràn đầy năng lượng. Với phương pháp REGGIO kích thích sự tò mò và trí tưởng tượng trong quá trình học hỏi, những năng lực ẩn sâu bên trong của đứa trẻ sẽ dần được giải phóng. Mối quan hệ là nền tảng cho việc học của trẻ. Giữa người lớn, những bạn cùng trang lứa, môi trường sống, tất cả đều tác động đến việc học của trẻ. Quan trọng của phương pháp chính là sự lắng nghe và thấu hiểu của người lớn dành cho trẻ.

Ưu điểm của phương pháp giảng dạy REGGIO, trẻ tự chủ đề xuất và tham gia học tập tương tác với môi trường xung quanh, theo đuổi sở thích của chúng. Trẻ được bộc lộ cảm xúc thật và suy nghĩ của mình. Vai trò của giáo viên, ba mẹ là người hợp tác trong việc học tập của trẻ. Môi trường học của trẻ được thiết kế đa dạng và ưu việt nhất. Ngôn ngữ học đa dạng.

Nhược điểm của REGGIO là đòi hỏi không gian lớp học với nhiều học cụ, dự án sáng tạo và phong phú nên có chi phí cao. Yêu cầu giáo viên phải có khả năng quan sát, thấu hiểu trẻ, cởi mở và có phương pháp dẫn dắt mà không giới hạn sự sáng tạo của trẻ.

Làm rõ sự khác nhau cơ bản của môn và Reggio về giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ

Phương pháp giáo dục STEAM có nguồn gốc từ đâu, ưu và nhược điểm như thế nào?

Giáo dục STEAM bắt đầu từ Hoa Kỳ, nơi tạo nên cuộc cách mạng cho nền giáo dục quốc tế. Phương pháp dựa trên nền tảng STEM, trẻ tập trung vào các môn tự nhiên và có sự kết hợp quan trọng của yếu tố ART – Nghệ thuật. Từ đó, phương pháp giáo dục sớm đầy đủ và trọn vẹn mang tên STEAM. Cụ thể STEAM là sự kết hợp của các môn Khoa Học, Công nghệ, Kỹ thuật, Nghệ thuật và Toán học. Với cách thức chuyển đổi từ phương pháp giáo dục truyền thống chỉ dựa trên điểm số để đánh giá sang phương pháp hiện đại không đặt nặng điểm số làm trọng tâm.

Ưu điểm của giáo dục STEAM có thể giúp làm tăng tính sáng tạo cho học sinh; tôn trọng sự khác biệt, trẻ có trí tưởng tượng phong phú; tính thực tiễn trong học tập cao hơn; phát triển kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả. Mang lại sự phát triển toàn diện cho trẻ giúp cho thế hệ trẻ có tương lai tươi sáng hơn. Tỷ lệ việc làm các ngành thuộc lĩnh vực giáo dục STEAM sẽ tăng mạnh trong những năm sắp tới.

Xem thêm: 3 lỗi sai trong bí quyết nuôi con phát triển toàn diện nhiều ba mẹ gặp phải

Hiện nay tại Việt Nam, một số trường tư thục chất lượng cao đã và đang áp dụng phương pháp giảng dạy theo định hướng giáo dục STEAM từ cấp Tiểu học cho đến Trung học. Và kết quả thực tế đã đem lại hiệu quả tích cực cho việc học cũng như tiếp thu kiến thức của học sinh. Nhờ vào phương pháp thực hành đi đôi, đòi hỏi sự chủ động trong học tập khiến học sinh tích cực tham gia tìm hiểu và giải quyết những vấn đề trong bài học.

Làm rõ sự khác nhau cơ bản của môn và Reggio về giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ

Giáo dục STEAM cung cấp cho các em học sinh những kỹ năng gì?

Giáo dục STEAM là sự kết hợp hài hòa bốn nhóm kỹ năng riêng lẻ:

  • Kỹ năng khoa học: xây dựng khả năng liên kết những định luật, khái niệm, nguyên lý và cả những cơ sở lý thuyết của khoa học – công nghệ để giải quyết vấn đề trong thực tiễn.
  • Kỹ năng công nghệ: khả năng sử dụng, quản lý, nhận thức về công nghệ từ những vật dụng đơn giản đến phức tạp hơn.
  • Kỹ năng kỹ thuật: Giúp trẻ hình thành các khả năng giải quyết vấn đề thực tiễn trong đời sống, hiểu được quy trình sản xuất ra một đối tượng cụ thể.
  • Kỹ thuật toán học: giúp trẻ hình thành sớm các kỹ năng giải quyết vấn đề, tư duy phản biện, kỹ năng cộng tác, kỹ năng giao tiếp…

Xem thêm: 5 điểm khác trong chương trình giáo dục Tiểu học của Mỹ so với Việt Nam

Giáo dục STEAM và REGGIO là hai phương pháp giáo dục sớm ưu việt và hiệu quả. Hiện nay, hệ thống các trường tư thục đang dần dần đã và đang áp dụng những phương pháp này vào chương trình giáo dục và mang lại hiệu quả tích cực. Khi chọn trường cho con, quý phụ huynh có thể dựa theo những thông tin này để tìm chương trình học phù thuộc cho con em mình.

follow:
PrevPrevious3 lỗi sai trong bí quyết nuôi con phát triển toàn diện nhiều ba mẹ gặp phải
Next3 bí quyết nuôi con phát triển toàn diện ngay từ những năm đầu đờiNext

Related Posts

Làm rõ sự khác nhau cơ bản của môn và Reggio về giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ

Lợi ích của các hoạt động ngoại khóa ở chương trình chất lượng cao là gì?

September 30, 2021 No Comments

Khi nhắc đến ưu điểm của các chương trình chất lượng cao là gì, thì hoạt động ngoại khóa đa

Làm rõ sự khác nhau cơ bản của môn và Reggio về giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ

Giáo dục STEAM ở bậc Tiểu học và tầm quan trọng của môn Toán

September 30, 2021 No Comments

Toán học (Mathematics) trong giáo dục STEAM tuy M là chữ cái được xếp cuối cùng, song nó lại có

Làm rõ sự khác nhau cơ bản của môn và Reggio về giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ

4 hoạt động dạy học theo hướng nghiên cứu bài học hiệu quả cho học sinh

September 30, 2021 No Comments

Tuy dạy học theo hướng nghiên cứu bài học chủ yếu xoay quanh việc tra cứu, phân tích và tổng

Page1 Page2 Page3 Page19
Làm rõ sự khác nhau cơ bản của môn và Reggio về giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ

Lợi ích của các hoạt động ngoại khóa ở chương trình chất lượng cao là gì?

OFFPAGE September 30, 2021 No Comments

Khi nhắc đến ưu điểm của các chương trình chất lượng cao là gì, thì hoạt động ngoại khóa đa

Làm rõ sự khác nhau cơ bản của môn và Reggio về giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ

Giáo dục STEAM ở bậc Tiểu học và tầm quan trọng của môn Toán

OFFPAGE September 30, 2021 No Comments

Toán học (Mathematics) trong giáo dục STEAM tuy M là chữ cái được xếp cuối cùng, song nó lại có

Làm rõ sự khác nhau cơ bản của môn và Reggio về giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ

4 hoạt động dạy học theo hướng nghiên cứu bài học hiệu quả cho học sinh

OFFPAGE September 30, 2021 No Comments

Tuy dạy học theo hướng nghiên cứu bài học chủ yếu xoay quanh việc tra cứu, phân tích và tổng

Làm rõ sự khác nhau cơ bản của môn và Reggio về giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ

Bộ GD&ĐT công bố chương trình giáo dục Tiểu học được tinh giản trong mùa dịch 2021

OFFPAGE September 30, 2021 No Comments

Theo quyết định mới của Bộ GD-ĐT vừa ban hành việc thực hiện chương trình giáo dục Tiểu học năm

Làm rõ sự khác nhau cơ bản của môn và Reggio về giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ

Hướng dẫn của Bộ GD&ĐT về chương trình giáo dục phổ thông mới ra sao?

OFFPAGE September 27, 2021 No Comments

Chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ được chính thức áp dụng vào năm học 2021-2022 và thực hiện

Làm rõ sự khác nhau cơ bản của môn và Reggio về giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ

Có nên học lớp chất lượng cao hay không? Lợi thế của chương trình chất lượng cao

OFFPAGE September 27, 2021 No Comments

Trong quá trình chọn trường cho con trẻ, các bậc phụ huynh hay đắn đo có nên học lớp chất

Làm rõ sự khác nhau cơ bản của môn và Reggio về giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ

5 điểm khác trong chương trình giáo dục Tiểu học của Mỹ so với Việt Nam

OFFPAGE September 20, 2021 No Comments

Chương trình giáo dục Tiểu học là nền tảng tiền đề cho sự phát triển của trẻ. Chính vì vậy,

Làm rõ sự khác nhau cơ bản của môn và Reggio về giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ

4 bí kíp giúp trẻ học tăng cường tiếng Anh là gì? Để trẻ học tốt tiếng Anh tại nhà

OFFPAGE September 17, 2021 No Comments

Phương pháp giảng dạy giúp trẻ học tăng cường tiếng Anh là gì? Việc hội nhập thế giới hiện nay,

Page1 Page2 Page3 Page7

Hot News

Làm rõ sự khác nhau cơ bản của môn và Reggio về giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ

4 giai đoạn của quá trình dạy học theo hướng nghiên cứu bài học

September 30, 2021
Làm rõ sự khác nhau cơ bản của môn và Reggio về giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ

Lợi ích của các hoạt động ngoại khóa ở chương trình chất lượng cao là gì?

September 30, 2021
Làm rõ sự khác nhau cơ bản của môn và Reggio về giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ

Giáo dục STEAM ở bậc Tiểu học và tầm quan trọng của môn Toán

September 30, 2021
Làm rõ sự khác nhau cơ bản của môn và Reggio về giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ

4 hoạt động dạy học theo hướng nghiên cứu bài học hiệu quả cho học sinh

September 30, 2021

Subscribe

Để không bỏ qua những thông tin mới nhất từ Hoctk21

Email
Submit

Giáo dục STEAM và Reggio Emilia: Khái niệm, ưu nhược điểm và lợi ích mang lại

Giữa STEAM và Reggio Emilia, không thể đánh giá phương pháp nào tốt hơn. Đây là những phương thức giáo dục có cùng một đích đến là mang lại sự phát triển đa diện và tăng tính chủ động cho học sinh. Nhưng chúng được thực hiện bằng các hình thức giảng dạy khác nhau.

Phương pháp giáo dục STEAM và Reggio Emilia là gì và có nguồn gốc từ đâu?

Giáo dục STEAM có nguồn gốc từ Hoa Kỳ vào thập niên 1990. Phương pháp này ra đời trong bối cảnh con người ngày càng có xu hướng luân chuyển công việc nhiều hơn so với các thế hệ trước. Một người không chỉ giới hạn bản thân mình ở một chuyên môn nhất định. Do đó, một nền tảng giáo dục toàn diện là điều rất cần thiết. STEAM là viết tắt của tổ hợp Khoa học (bao gồm Sinh học, Hóa học, Vật lý), Công nghệ, Kỹ thuật, Nghệ thuật và Toán học. Đây đều là những lĩnh vực quan trọng trong đời sống hiện đại. Các tiết học định hướng STEAM chú trọng vào thực hành và đề cao tính ứng dụng chứ không chỉ có lý thuyết suông.

Làm rõ sự khác nhau cơ bản của môn và Reggio về giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ

Reggio Emilia là phương pháp giáo dục xuất phát từ thành phố cùng tên của Ý, được phát triển bởi nhà Tâm lý học Loris Malaguzzi. Lớp học Reggio Emilia đầu tiên được tổ chức vào năm 1963, sau đó nhanh chóng lan rộng đến cả Anh quốc, rồi đến toàn thế giới. Malaguzzi tin rằng, mỗi đứa trẻ có “100 ngôn ngữ” khác nhau để thể hiện bản thân. Nhiệm vụ của người làm giáo dục là giúp các em phát triển 100 ngôn ngữ đó. Ngôn ngữ ở đây không chỉ là tiếng nói, chữ viết, mà còn là cử chỉ, cá tính và năng khiếu riêng của mỗi cá nhân.

Làm rõ sự khác nhau cơ bản của môn và Reggio về giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ

Nguyên tắc của giáo dục STEAM và Reggio Emilia giống và khác nhau ở những điểm nào?

Chúng ta sẽ nói về điểm tương đồng của 2 phương pháp này trước. Điểm chung rõ nét nhất của STEAM và Reggio Emilia chính là vai trò của học sinh và giáo viên trong quá trình học. Cả 2 phương pháp đều đặt học sinh làm trọng tâm của việc giảng dạy (student-centered). Chương trình học sẽ được thiết kế sao cho phù hợp năng lực của học sinh và khai phá được tiềm năng ở mỗi cá nhân. Giáo viên đều đóng vai trò người đồng hành, dẫn dắt các em trên hành trình tự phát triển bản thân. Giáo viên cũng có thể học hỏi từ chính học sinh của mình.

Tiếp đến, chúng ta sẽ tìm hiểu các nguyên tắc riêng của mỗi phương pháp để có cái nhìn chi tiết hơn..

1. Giáo dục STEAM:

Một trong những nguyên tắc cơ bản của giáo dục STEAM chính là việc ứng dụng kiến thức vào thực tiễn. Do đó, STEAM khác với các hình thức học truyền thống chính là không quá đặt nặng lý thuyết và xem trọng việc thực hành. Phần lớn giờ học STEAM là các hoạt động thí nghiệm, nghiên cứu, chế tạo.

Ngoài ra, các môn trong tổ hợp STEAM thường được tích hợp với nhau trong quá trình giảng dạy, giúp học sinh có thể hiểu rõ kiến thức một cách toàn diện. Ví dụ, việc chế tạo Robot cần hiểu biết về công nghệ, kỹ thuật và tính toán. Trong đó yếu tố nghệ thuật sẽ thể hiện qua việc sáng tạo ý tưởng và thẩm mỹ trình bày.

2. Reggio Emilia:

Nguyên tắc cơ bản của phương pháp Reggio Emilia là mỗi đứa trẻ đều có quyền làm chủ việc học tập và phát triển của mình, tự do thể hiện bản thân theo vô vàn cách thức riêng. Phương pháp này được xây dựng dựa trên việc thực sự lắng nghe và thấu hiểu nhu cầu của trẻ. Các em được khuyến khích đặt câu hỏi, tò mò và khám phá về môi trường xung quanh để cảm nhận được sự biến đổi không ngừng của thế giới, tham gia các hoạt động dựa trên sự tự nguyện, tự giác và tích cực.

Lợi ích và hạn chế của việc áp dụng giáo dục STEAM và Reggio Emilia đối với học sinh là gì?

Giáo dục STEAM và Reggio Emilia đều mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho sự phát triển toàn diện của học sinh. Mỗi hình thức sẽ mang lại các hiệu quả riêng.

Lợi ích của giáo dục định hướng STEAM:

  • Học sinh học được nhiều kiến thức hơn trong cùng một thời lượng lên lớp. Một dự án định hướng STEAM sẽ tổng hòa nhiều bộ môn khác nhau, nên số lượng kiến thức mà các em học được qua mỗi dự án cũng nhiều hơn.
  • Học sinh hiểu rõ bài học và ghi nhớ lâu. Khi kiến thức được liên hệ với thực tế, các em sẽ tiếp nhận thông tin một cách tự nhiên và dễ dàng hơn.
  • Các em có điều kiện phát triển các kỹ năng như tư duy phản biện, sáng tạo, giải quyết vấn đề, tư duy thiết kế…
  • Học sinh được trau dồi các kỹ năng mềm cần thiết như làm việc nhóm, quản lý dự án, quản lý thời gian….
  • Những giờ học giáo dục STEAM sinh động và lý thú giúp các em hào hứng khi đến giờ học, cảm thấy việc học thú vị hơn.

Giáo dục STEAM cần được áp dụng từ sớm và đúng cách sẽ hỗ trợ tối ưu cho sự phát triển của học sinh. Hiểu được tầm quan trọng và lợi ích của phương pháp này nên INSPIRE SCHOOLs đã sớm vận dụng STEAM ngay từ chương trình Tiểu học, đồng thời xây dựng một hệ thống kiến thức và kỹ năng xuyên suốt các cấp học.

Làm rõ sự khác nhau cơ bản của môn và Reggio về giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ

Lợi ích của phương pháp Reggio Emilia:

  • Nhờ vào sự khuyến khích và dẫn dắt của giáo viên / người hướng dẫn, trẻ có thể tự tin thể hiện bản thân, cũng như bộc lộ các điểm mạnh và cá tính riêng.
  • Trẻ được rèn luyện tinh thần tự giác học hỏi và làm chủ việc học của bản thân ngay từ khi còn bé.
  • Trẻ được tự do mở mang tư duy, đầu óc, từ đó tự do tìm tòi và khám phá được nhiều điều hơn.
  • Khi được trao quyền thoải mái học hỏi, trẻ dễ dàng phát triển năng lực tư duy sáng tạo, khả năng quan sát, cảm nhận và tiếp thu.
  • Khi nhận được sự tôn trọng và quan tâm từ người lớn, trẻ sẽ phát triển kỹ năng giao tiếp và trình bày suy nghĩ.

Làm rõ sự khác nhau cơ bản của môn và Reggio về giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ

Tuy sở hữu nhiều điểm tích cực nhưng Reggio Emilia vẫn còn một số hạn chế sau đây:

  • Đòi hỏi không gian học tập rộng rãi và giáo cụ đầy đủ.
  • Giáo viên phải có năng lực quan sát tốt, có khả năng thấu hiểu trẻ và biết cách dẫn dắt riêng cho mỗi trẻ. Điều này sẽ gây khó khăn cho giáo viên nếu lớp có nhiều học sinh.
  • Không phải đứa trẻ nào cũng hợp với phong cách dạy học theo phương pháp Reggio Emilia; có những trẻ sẽ học tốt hơn trong một chương trình được thiết kế sẵn với định hướng cố định.
  • Reggio Emilia áp dụng chủ yếu cho độ tuổi Mầm Non và khó thực hiện cho những học sinh đã lớn.

Nhìn chung, giáo dục STEAM và phương pháp giáo dục Reggio Emilia đều có những ưu và nhược điểm riêng, đều mang lại những lợi ích thiết thực cho sự phát triển của học sinh nếu được thực hiện đúng cách. Tuy nhiên, có thể thấy được, giáo dục STEAM có tính ứng dụng cao hơn phần nào và áp dụng được cho học sinh ở mọi cấp học. Nó không chỉ trang bị cho các em kiến thức mà còn có cả các kỹ năng cứng lẫn kỹ năng mềm cần thiết.

Inspire Schools là một trong những trường ưu tiên đẩy mạnh định hướng giáo dục STEAM và giáo dục khai phóng, nhằm giúp học sinh trở thành những công dân toàn cầu của thế kỷ 21. Để tìm rõ hơn về định hướng giáo dục STEAM và chương trình học tại Trường, mời quý phụ huynh truy cập TẠI ĐÂY.

ĐIỂM KHÁC BIỆT GIỮA CÁC PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC SỚM Ở LỨA TUỔI MẦM NON

Có rất nhiều phương pháp giáo dục sớm đang được áp dụng tại các trường mầm non hiện nay khiến nhiều phụ huynh bối rối. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bậc phụ huynh phân biệt những nét cơ bản giữa các phương pháp giáo dục sớm, từ đó cân nhắc xem phương pháp nào thực sự phù hợp với con mình.

Mục tiêu chính của bất cứ trường mầm non nào cũng là khích lệ sự phát triển và kiến thức của trẻ em trong một không gian phù hợp, cùng với phương pháp “học mà chơi” có rất nhiều phương pháp giáo dục sớm nhằm thực hiện mục tiêu này một cách có hiệu quả nhất.

Các phương pháp giáo dục nước ngoài du nhập và áp dụng tại Việt Nam chưa đủ lâu để bộc lộ hoàn toàn ưu/nhược điểm/ sự phù hợp bối cảnh xã hội và sự áp dụng triệt để (hay cải tiến) của từng phương pháp còn phụ thuộc vào từng trường. Do đó bài viết chỉ đánh giá phương pháp giáo dục, không đánh giá hay ngụ ý ám chỉ các trường theo phương pháp đó.

Một trường mầm non lý tưởng sẽ phát triển chương trình giảng dạy của mình bằng cách nghiên cứu nhiều phương pháp giáo dục sớm khác nhau và phát triển phương pháp riêng của mình dựa trên những điều học sinh của trường thật sự cần và thật sự hứng thú.

Những so sánh dưới đây sẽ giúp phụ huynh có cái nhìn tổng quan về 3 phương pháp giáo dục sớm đang được áp dụng phổ biến hiện nay

Vì sao phương pháp Reggio Emilia đang là xu hướng dần thay thế giáo dục truyền thống?

Các bậc phụ huynh hiện đại ngày càng quan tâm những phương pháp giáo dục hiện đại thay vì truyền thống, điển hình như phương pháp Reggio Emilia. Trong bài viết này, Trường Hoà Bình – La Trobe sẽ cùng bạn tìm hiểu về Reggio Emilia và cách phương pháp này thuyết phục các nhà giáo dục, chuyên gia và phụ huynh trên toàn cầu.

Làm rõ sự khác nhau cơ bản của môn và Reggio về giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ
Anh VĐ
11:26 22/10/20 trong Cẩm nang
11:26 22/10/20 742 lượt xem
11:26 22/10/20 742 lượt xem
Font chữ aA aA - +
Mục lục
Các bậc phụ huynh hiện đại ngày càng quan tâm những phương pháp giáo dục hiện đại thay vì truyền thống, điển hình như phương pháp Reggio Emilia. Trong bài viết này, Trường Hoà Bình – La Trobe sẽ cùng bạn tìm hiểu về Reggio Emilia và cách phương pháp này thuyết phục các nhà giáo dục, chuyên gia và phụ huynh trên toàn cầu.
Làm rõ sự khác nhau cơ bản của môn và Reggio về giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ

Reggio Emilia đặt ra “cơ hội”: Mỗi đứa trẻ đều là thiên tài

Từ xưa đến nay, giáo dục truyền thống tại Việt Nam phân loại học sinh theo cấp độ: Trung Bình - Khá - Giỏi, sắp xếp dựa trên điểm số của hệ thống môn học đã được lựa chọn trong một lộ trình giống nhau. Sự “khoa học” ấy vô tình mang đến một cách giáo dục “phản khoa học”, thủ tiêu cơ hội phát triển cá nhân. Như một lẽ đương nhiên, những đứa trẻ không giỏi các môn tự nhiên được suy ra là thiếu thông minh, trẻ không có năng khiếu học ngôn ngữ được coi là chậm chạp...

Là một “sản phẩm” của hệ thống giáo dục truyền thống, chính những ông bố bà mẹ trẻ hiện nay hơn ai hết hiểu rõ sự cứng nhắc và rập khuyên này. Đó cũng là cơ sở để phương pháp giáo dục Reggio Emilia với triết lý “nhìn nhận đứa trẻ một cách tôn trọng” trở thành hiện tượng trên toàn thế giới.

Theo phương pháp Reggio Emilia, mỗi đứa trẻ đều tiềm ẩn những giá trị riêng, năng lực riêng, biểu hiện qua hàng trăm ngôn ngữ, cảm xúc khác nhau. Trách nhiệm của nhà giáo dục Reggio Emilia là “đọc vị” ngôn ngữ, cảm xúc đó mỗi ngày để khám phá ra những năng lực riêng có của mỗi đứa trẻ. Thông qua chương trình học gồm thực hành các dự án, học thông qua trải nghiệm cuộc sống thực tế, trẻ sẽ hiểu, tôn trọng và tự tin với chính những ưu điểm của mình mà không so sánh theo tiêu chuẩn cứng nhắc nào của xã hội. Đó cũng chính là những lợi thế cạnh tranh của các em - hành trang bước vào cuộc sống sau này.

Chính vì vậy, không gian mỗi lớp học Reggio Emilia sáng tạo, thân thiện và không theo một quy trình nào. Có lớp đang cùng thực hiện mô hình về người Ai Cập, có lớp lại tìm hiểu về cách làm phô mai,... Chỉ có sự lắng nghe nhu cầu thực sự của trẻ mới mang đến những dự án khác biệt như thế. Tuy nhiên, Reggio Emilia vẫn có định hướng chung về yêu cầu tư duy, hiểu biết, kỹ năng của trẻ theo độ tuổi để làm “xương sống” cho giáo dục.
Làm rõ sự khác nhau cơ bản của môn và Reggio về giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ

Biến giờ học thành trải nghiệm, lớp học mầm non thành “nhà thí nghiệm”

Giáo dục truyền thống mang đến sách và bút, mang đến những bài kiểm tra. Còn phương pháp giáo dục Reggio Emilia mang tới dự án, thí nghiệm, chuyến dã ngoại và hơn hết là những nụ cười, những trải nghiệm, những đứa trẻ thực sự “sống” và trưởng thành từng ngày.

Thay vì “nhốt” con cái trong bốn bức tường, liên tục đưa vào đầu con kiến thức phép cộng phép trừ, bảng chữ cái sắp xếp ra sao; hãy trao cho con quyền được học thứ mình muốn, theo cách con muốn. Để học đếm, không nhất thiết con phải viết ra hoặc làm bạn với que tính. Phương pháp giáo dục Reggio Emilia có thể cho con thành thạo tập đếm chỉ sau một giờ học làm bánh, hay những dự án tưởng như “chẳng liên quan”. Cùng biết làm tính, nhưng đứa trẻ của giáo dục truyền thống có hàng giờ nhàm chán, còn các học sinh của Reggio Emilia lại có những trải nghiệm không thể quên.

“Sửa chữa” mối liên kết gia đình - học sinh - nhà trường

Giáo dục truyền thống đặt nặng vai trò của người thầy, đặc biệt là tính quyết định. Thầy cô không chỉ là người thông tin cho gia đình về tình trạng học tập của học sinh mà còn vạch sẵn lộ trình học tập cho mọi học sinh. Vì thế, liên kết gia đình - học sinh - nhà trường tưởng chừng gắn kết, nhưng thực ra rất một chiều. Hoàn toàn thiếu đi chiều thông tin của học sinh, mà thực chất, phụ huynh và giáo viên là những người tương tác duy nhất.

Phương pháp Reggio Emilia được nhiều nhà giáo dục trên thế giới ưa chuộng bởi tinh thần lấy trẻ làm trọng tâm, trao quyền cho trẻ tự do mong muốn, tìm hiểu và khám phá. Nếu như thầy cô theo phương pháp truyền thống chủ động cung cấp kiến thức sẵn có thì thầy cô Reggio Emilia trở thành người đồng hành, dẫn dắt các em tự tìm ra câu trả lời thông qua dự án. Chất lượng của giáo viên Reggio Emilia nằm ở khả năng nắm bắt tư chất riêng có của mỗi học sinh, cách đặt câu hỏi gợi mở để trẻ tự tìm hiểu. Qua đó, mối quan hệ thầy - trò có sự tương tác mỗi ngày, cùng là “người đồng hành” khám phá thế giới rộng lớn.

Khác với thông thường, cha mẹ bận rộn và chỉ quan sát con vui chơi tại trường mầm non qua chiếc camera thông minh, thầy cô Reggio Emilia sẽ là người ghi lại những khoảnh khắc đáng nhớ của con để trao tặng cha mẹ. Đó là lần đầu tiên con phân biệt màu xanh với sắc đỏ, lần đầu tiên con làm phép tính đúng, lần đầu con tự tin bày tỏ ý kiến sau nhiều ngày ngượng ngùng,... Mỗi sự chuyển biến nhỏ nhất, tích cực nhất đều trở nên có ý nghĩa. Sau một quá trình, cha mẹ sẽ thấy những thay đổi mạnh mẽ, lớn dậy từ trong mỗi đứa trẻ với Reggio Emilia.
Làm rõ sự khác nhau cơ bản của môn và Reggio về giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ

Với những quan điểm tích cực và đúng đắn trong giáo dục trẻ em, phương pháp Reggio Emilia thực sự là một cách giáo dục hiện đại mà cha mẹ nên cập nhật cho con. Hiện nay, phương pháp Reggio Emilia là nguồn cảm hứng cho hàng nghìn giờ học tuyệt vời tại Trường Hoà Bình - La Trobe.

Gửi email In trang
Cẩm nang
Xem tất cả
Làm rõ sự khác nhau cơ bản của môn và Reggio về giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ
Dạy con tuổi dậy thì, không phải quát mắng mà cần sự thấu hiểu

Ở tuổi mới lớn, con bắt đầu thay đổi về tâm sinh lý và cha mẹ cũng cảm thấy áp lực và mệt mỏi hơn với những thay đổi của con cái. Vậy làm sao để cùng con vượt qua được giai đoạn “ẩm ương” này và giúp trẻ phát huy được hết khả năng của bản thân?

Làm rõ sự khác nhau cơ bản của môn và Reggio về giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ
Anh VĐ
10:44 22/10/20 trong Cẩm nang
10:44 22/10/20 510 lượt xem
510 lượt xem bình luận
Làm rõ sự khác nhau cơ bản của môn và Reggio về giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ
7 nguyên tắc an toàn nhất định phải dạy con ngay từ nhỏ để kiểm soát rủi ro

Trẻ nhỏ là đối tượng rất dễ bị tổn thương, nhất là trong xã hội hiện đại luôn có những nguy hiểm rình rập như nạn bắt cóc, tai nạn giao thông... Do đó, cha mẹ cần đặc biệt chú trọng trong việc dạy trẻ những nguyên tắc an toàn cơ bản trong cuộc sống để phòng tránh các nguy hiểm, rủi ro có thể xảy ra.

Làm rõ sự khác nhau cơ bản của môn và Reggio về giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ
Anh VĐ
10:08 22/10/20 trong Cẩm nang
10:08 22/10/20 1.032 lượt xem
1.032 lượt xem bình luận
Làm rõ sự khác nhau cơ bản của môn và Reggio về giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ
Gợi ý về các dự án cha mẹ có thể thực hiện tại nhà theo Reggio Emilia

Giờ đây, bố mẹ có thể biến gia đình thành nơi thực hành phương pháp giáo dục Reggio Emilia nổi tiếng toàn cầu. Với gợi ý cách xây dựng dự án cho bé từ Trường Hoà Bình - La Trobe trong bài viết này, chúng tôi tin rằng phụ huynh có thể biến những bài học đầu đời của trẻ trở nên hấp dẫn hơn bao giờ hết.

Làm rõ sự khác nhau cơ bản của môn và Reggio về giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ
Anh VĐ
10:49 22/10/20 trong Cẩm nang
10:49 22/10/20 1.863 lượt xem
1.863 lượt xem bình luận