Làm sao để hết sợ đi học

Việc các bé sợ đến trường là tình trạng khá phổ biến ở học sinh hiện nay mà nguyên nhân chính có thể xuất phát từ cha mẹ, từ phía nhà trường hay bản thân các em.

Lí do trẻ không thích tới trường

Thấy bố mẹ chuẩn bị cặp sách, giục đến trường, bé Na nhăn nhó kêu bị ốm hoặc lăn ra sàn khóc. Bắt được “bài” của con, vợ chồng chị Ngân nhất quyết lôi bé lên xe, mặc Na nước mắt ngắn dài dọc đường.

Làm sao để hết sợ đi học

Việc khó khăn nhất của vợ chồng chị Ngân vào buổi sáng là đưa được con gái đến trường. Na mới bước vào lớp 1 nhưng rất sợ đi học, thường viện đủ cớ để “trốn” ở nhà.

Anh, chị hết dỗ dành: “Na đến lớp học vui lắm, quen nhiều bạn tốt” hay “Cuối tuần bố mẹ sẽ cho con đi chơi công viên”, đến dọa dẫm: “Con không đi học thì phải ở nhà một mình, sau này sẽ không biết làm gì, phải đi ăn xin”… nhưng vẫn chẳng ăn thua. Nếu cố ép được bé đến lớp thì mỗi buổi chiều đến đón con, y như rằng, mẹ Ngân sẽ lại được nghe cô giáo nhắc nhở: “Na không nghe lời, bảo đọc bài thì ngồi im, các bạn tập viết thì bé cầm bút vẽ, đến bữa cũng không ăn”.

Thật ra, trước đó mấy năm, khi bố mẹ đưa đến trường mầm non, Na đã sợ và không chịu đi. Khi ấy, thấy con khóc đến khản tiếng, lại sút cân, chị Ngân xót quá nên cho Na ở nhà chơi với ông bà nội. Giờ chị mới ân hận, vì nghĩ có lẽ do từ bé ít tiếp xúc với người lạ nên bé rất nhút nhát, giờ càng sợ khi bị cô giáo mắng và bắt tuân theo kỷ luật ở lớp học.

Còn chị Trang cũng không hiểu sao cậu con trai 6 tuổi tên Hải của mình sau những buổi đầu rất háo hức, gần đây lại chán nản, không chịu tới trường. Hồi mới đi học, cứ về đến nhà là cu cậu ríu rít kể về các bạn và cô giáo. Còn hai tuần nay, Hải viện mọi cớ để được ở nhà, từ đau bụng, đau chân đến mỏi mắt, nhức tay… Ba mẹ Hải thường “chiến đấu” ròng rã cùng con trước khi đến trường. Hải từng khóc thét và lặp lại nhiều lần “con ghét đi học”. Tại khoa tâm lý Bệnh viện Nhi Đồng 1, em được chẩn đoán bị stress học đường do sợ đi học.
Hóa ra, đi học mấy buổi, Hải chưa quen cầm bút, chữ còn nguệch ngoạc nên các bài tập viết toàn bị điểm kém. Chị Trang thấy vậy hay mắng con, bắt cậu bé phải ngồi mấy tiếng rèn chữ. Vì thế, Hải không còn hứng thú đến trường nữa. 

Nguyên nhân về tâm lý của trẻ

Với các bé học sinh mẫu giáo, các em chưa sẵn sàng tới trường chủ yếu do chưa muốn tách khỏi mẹ. Các bé thường thích ở nhà để được mẹ chơi với mình nhiều hơn, với suy nghĩ đó trẻ thường khóc lóc khi đến lớp. Hơn nữa, đến lớp bé thấy xa lạ khi xung quanh mình là bạn bè, cô giáo mà không phải là gia đình mình.

Làm sao để hết sợ đi học

Khi điều trị tâm lý cho trẻ sợ đi học, các bác sĩ phát hiện đa số những trẻ này là con cưng trong gia đình. Do “cưng” trẻ quá mức nên các bậc cha mẹ chưa chuẩn bị kỹ năng sống và bé ngại do thích ứng kém, khi đó các em không thể tự tin đến trường. Bé không biết sinh hoạt cá nhân, không biết tự lo cho bản thân mình lại ở một ngôi trường mới, một lớp học mới khiến việc hòa nhập rất khó khăn. Đó thường là các bé nhút nhát, khó hòa nhập, ít tiếp xúc với bên ngoài. Khi bắt đầu đi học, các bé phải thích nghi với một giai đoạn chuyển tiếp, từ hoạt động chơi với yếu tố hứng thú là chính sang hoạt động học tập mà điều người lớn quan tâm nhất là kết quả. Điều đó khiến bé cảm thấy căng thẳng, khó tuân thủ các yêu cầu của cô như tập trung nghe giảng, làm bài tập đầy đủ…

Nguyên nhân chủ quan về phía gia đình

Trẻ em như một tờ giấy trắng, con vốn không biết sợ hãi bất cứ điều gì, con gì, cái gì. Con trẻ trở nên nhút nhát, sợ hãi là do cách giáo dục của cha mẹ. Nhiều bố mẹ rất hay dọa nạt con, chọn một vài người có tướng thật dữ, có giọng thật to để quát nạt cho con sợ, cho con nín khóc hay ép con ăn, dỗ cho con ngủ. Miếng ăn vào mồm kèm theo một lời dọa nạt, giục dã (con ăn nhanh lên, nuốt chưa, há mồm ra mẹ xem nào…) hay một cái roi để bên cạnh thì có còn ngon được không, con nuốt có trôi được không? Một giấc ngủ đến với trẻ trong nước mắt, sự sợ hãi thì con có thể có những giấc mơ đẹp không hay là những cơn ác mộng, những cái giật mình lúc nửa đêm? Khi con muốn ra ngoài chơi, bố mẹ lại dọa ma, dọa ông ba bị, ngáo ộp, chú công an hay mẹ mìn chuyên bắt cóc trẻ con đang ở ngoài đó… Bố mẹ khiến con trẻ phải yên lặng, phục tùng trong nỗi sợ hãi và căm ghét người khác, khiến con trở nên nhút nhát, cứ thấy người lạ là sợ.

Làm sao để hết sợ đi học

Với con chỉ có ở bên bố mẹ, trong nhà mình con mới thấy tự tin và thoải mái. Bố mẹ muốn con chơi vui, biết chia sẻ với bạn nhưng lại hay dọa con như: nếu con không ăn nhanh thì bạn nọ, bạn kia sẽ ăn mất, nếu con không cất gọn đồ chơi vào thì bạn A, bạn B sẽ lấy mất. Bố mẹ luôn tạo cho con cảm giác mất mát nên con có xu hướng muốn giữ cho riêng mình. Như vậy, con có sẵn sàng chia sẻ với mọi người được không?

Nhiều bố mẹ hay lừa con. Muốn nhờ ai đó trông con cho mình đi việc nọ việc kia nhưng lại không nói thật với con, thuyết phục con mà lừa con, chờ cho con mải xem, mải chơi cái gì rồi trốn đi. Khi con quay lại chẳng thấy bố mẹ đâu mà chỉ có người lạ khiến con trở nên hoảng loạn, sợ hãi và khóc. Tệ hơn nữa là nhiều hàng xóm, bà con còn lừa trẻ bằng cách nói với trẻ rằng “bố mẹ cháu đi luôn rồi, không về đón cháu nữa đâu hoặc bố mẹ gửi cháu cho bác nuôi rồi, ở đây với bác nhé…”. Ôi ác sao mà ác quá! Sao người ta lại có thể làm như vậy với một em bé??? Mọi người nghĩ chỉ là trêu cho bé khóc, khóc tí rồi nín nhưng họ có biết họ đã gây ra sự tổn hại rất lớn trong tâm hồn non nớt của trẻ. Con đã bị tổn thương về mặt tâm lý và nghĩ rằng bố mẹ đã bỏ rơi con, con sẽ mất dần niềm tin vào bố mẹ. Vì vậy, con càng bám bố mẹ hơn.

Bố mẹ muốn con vui vẻ đi học, thay vì kể với con ở trường có gì vui, có gì chơi thì bố mẹ lại mang trường học và cô giáo ra làm hình phạt mỗi khi con làm gì sai. Ví dụ: nhiều bố mẹ dọa con là: Nếu con mà không ngoan là bố mẹ tống con đến lớp. Hoặc nếu con không ăn nhanh mẹ sẽ nhờ cô A, cô B đến xúc cho con, ăn chậm cô phạt nhốt trong nhà vệ sinh… Bố mẹ đang làm méo mó hình ảnh trường học và cô giáo trong tâm trí con. Con cảm thấy trường học thật kinh khủng thì làm sao mà con thích đến trường được.

Nguyên nhân khách quan từ phía nhà trường, giáo viên và bạn bè

Nhiều bé đang đi học ngoan bỗng dưng sợ đến lớp. Đi học về thấy con buồn bã hoặc bị trầy xước, bố mẹ nên hỏi con đi học thế nào, ở lớp con chơi với các bạn ra sao, cô giáo đối với con như thế nào để tìm hiểu nguyên nhân vì sao con sợ đến lớp.

Làm sao để hết sợ đi học

Nếu cô giáo mách con hay đánh nhau với các bạn, bố mẹ không nên quát mắng hay đánh con. Hãy hỏi con vì sao con và bạn lại đánh nhau để phân tích xem ai nên làm gì.

Bố mẹ nên cùng con đọc những cuốn sách như: “Vì sao tớ không nên đánh lộn”. Bố mẹ không nên quá nhấn mạnh hoặc nhắc đi nhắc lại việc con đánh nhau. Các phụ huynh hãy hướng con đến những việc làm tích cực như: mai đi học con và các bạn sẽ chơi vui với nhau, các bạn sẽ nhường đồ chơi cho nhau. Hỏi con xem nếu bạn thích chơi đồ chơi này, con có thể chơi đồ chơi khác được không, hoặc con có nghĩ ra cách nào để cả con và bạn có thể chơi chung món đồ chơi đó…

Nếu ở lớp con bị các bạn trêu chọc vì lý do gì đó, bố mẹ nên nói chuyện với cô giáo nhờ cô giáo can thiệp giúp. Cô nên tạo điều kiện cho con cảm giác tự tin khi ở lớp. Nếu bé chưa quen với đồ ăn ở trên lớp, bố mẹ có thể hỏi cô giáo xem bố mẹ có thể mang thêm đồ ăn cho con không?

Chị Minh ( Giải Phóng – Hà Nội) chia sẻ: ” Con tôi đi học rất ngoan, tuy nhiên, cứ thứ 2 đầu tuần là cu cậu lại hơi phụng phịu. Khi đưa con đến lớp, thấy con hơi trùn chân lại, tôi không cố gắng kéo tay con vào lớp mà hướng con ra phía bể cá của trường. Tôi bảo con: mẹ con mình ra xem bể cá đi. Rồi hai mẹ con đi xung quanh mấy vòng, con háo hức chỉ cho mẹ mỗi khi con nhìn thấy con cá nào đó vừa bơi qua, chỉ cho mẹ mấy ông tượng đang ngồi đánh cờ. Cho con chơi một lúc rồi tôi nói với con: “Sắp đến giờ vào lớp rồi, bye bye các bạn cá, bye bye các ông nhé, ông đánh cờ tiếp đi, cháu vào lớp học ngoan đây”. Con cũng bắt chước mẹ chào các ông tượng và cá rồi vui vẻ vào lớp. Buổi chiều khi đón con, tôi thường cho con chơi trong sân trường một lúc vừa giúp con luyện thể lực vừa cho con có thời gian vui chơi.

Tôi cũng hay nói với con rằng: Bố mẹ phải đi làm để kiếm tiền nuôi con, mua thức ăn, mua sữa, mua sách- truyện- đồ chơi cho con. Đó là nhiệm vụ của bố mẹ. Vậy nhiệm vụ của con là gì? Con trả lời: Nhiệm vụ của con là đi học ngoan để bố mẹ yên tâm đi làm.”
Sau mỗi lần đứa con 4 tuổi của chị phụng phịu không muốn đi học, chị đều nói chuyện với con để tìm ra nguyên nhân. Chị khéo léo gợi mở cho con những điều thú vi mà ở trường học mới có. Kế từ đó bé Cún nhà chị luôn hào hứng, vui vẻ mỗi khi đến trường.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc bé sợ đến trường. Bố mẹ phải là người hiểu con nhất. Hãy tìm hiểu xem đâu là nguyên nhân bé sợ đến trường để tìm cách khắc phục cho phù hợp. Bố mẹ hãy cố gắng mang lại cho con cảm giác thoải mái, vui vẻ khi đến lớp. Có như vậy, sau này việc học của con mới đỡ vất vả và khổ cực.

Những giải pháp hiệu quả

Phải để trẻ làm quen dần với việc đi lớp. Những ngày đầu, nên để bé học một buổi, trưa đón về nhà. Sang ngày thứ ba, đón về trưa rồi chiều lại đưa tới lớp. Tiếp đó, nếu bạn dự kiến để bé ăn bán trú tại trường thì cần phải dứt khoát, không đưa đi đón về như trước nữa.

1. Khi ngày khai giảng tới gần

Nếu có thể, cả bố và mẹ hãy ` cùng đưa bé tới trường vào ngày khai giảng. Một người đưa đi khiến bé cảm thấy chưa an tâm.
Bạn đưa bé đi thăm lớp học nếu cô giáo đồng ý. Chỉ cho bé biết các khu học, vui chơi, nơi để quần áo…
Cần mặc cho bé loại trang phục dễ cởi, không nên để bé mặc quần yếm, quần áo có dải thắt phức tạp dễ gây vướng khi bé đi vệ sinh.

2. Không nên đốt cháy giai đoạn

Phải để trẻ làm quen dần với việc đi lớp. Những ngày đầu, nên để bé học một buổi, trưa đón về nhà. Sang ngày thứ ba, đón về trưa rồi chiều lại đưa tới lớp. Tiếp đó, nếu bạn dự kiến để bé ăn bán trú tại trường thì cần phải dứt khoát, không đưa đi đón về như trước nữa.
Phải cho bé đi học đều đặn để bé làm quen và hiểu rằng đây là nơi bé sẽ tới hàng ngày.
Mẹ cần đúng giờ. Nếu ngày nào bạn cũng đưa trẻ tới trường muộn trong khi các bạn của bé đã vào hàng cả thì bé sẽ cảm thấy chuyện mình đến sau là bất thường. Nếu bạn đến đón muộn, bé sẽ thấy sợ hãi khi các bạn lần lượt về hết còn mình phải ở lại sau.

Tổng hợp