Làm thế nào để da chân không bị khô năm 2024

Thời tiết hanh khô, đi giày không phù hợp tạo áp lực lên bàn chân, cùng với lão hóa khiến da dễ mất độ ẩm, dẫn đến khô, nứt nẻ.

Da bàn chân khô, nứt nẻ là vấn đề thường gặp, xảy ra theo từng giai đoạn. Tình trạng này bắt đầu bằng việc da thiếu độ ẩm, sau đó, những vùng da chết bị khô, dày lên do ma sát và/hoặc áp lực lặp đi lặp lại. Nếu da không được điều trị có thể dẫn đến các vết nứt ở gót chân, hai bên bàn chân... Dưới đây là một số nguyên nhân gây ra tình trạng này.

Yếu tố môi trường: Một số loại xà phòng, giày có chất liệu bí làm mất độ ẩm trên da, gây kích ứng, góp phần làm khô da. Da cũng trở nên khô hơn vào mùa đông vì độ ẩm thấp.

Bệnh lý: Một số tình trạng sức khỏe có thể khiến bàn chân khô và nứt nẻ, như bệnh tiểu đường, suy giáp, suy dinh dưỡng, thiếu vitamin A, thiếu axit béo thiết yếu... Bệnh crohn, celiac khiến cơ thể hấp thụ kém các chất dinh dưỡng từ chế độ ăn uống, dẫn đến thiếu hụt vitamin và axit béo thiết yếu.

Lão hóa: Do thay đổi về nội tiết tố và quá trình trao đổi chất khi già đi, quá trình thay thế các tế bào da diễn ra ít hơn. Những thay đổi này dẫn đến lớp ngoài cùng của da dày hơn. Các miếng đệm mỡ ở lòng bàn chân cũng mỏng hơn. Da trên các vết chai vốn đã khô và cứng dễ tổn thương. Khi bạn đi bộ và tạo thêm áp lực lên khu vực này, các miếng đệm mỡ sẽ nở ra. Theo thời gian, những vết nứt nhỏ trở nên sâu hơn, gây đau và có thể chảy máu.

Một số phụ nữ sau mãn kinh cũng phát triển chứng dày sừng. Đây là tình trạng rối loạn về da có thể dẫn đến nứt da ở bàn chân và các bộ phận khác của cơ thể.

Làm thế nào để da chân không bị khô năm 2024

Thoa kem dưỡng ẩm, tẩy tế bào chết thường xuyên giúp da bàn chân giảm khô, nứt nẻ. Ảnh: Freepik

Chăm sóc da chân đúng cách có thể giúp ngăn ngừa khô, nứt nẻ. Mọi người nên chọn giày vừa vặn, thoáng khí, tránh đi chân trần, tránh tắm nước quá nóng và dùng xà phòng dịu nhẹ. Để loại bỏ những vùng chai sần, bạn ngâm chân trong nước ấm khoảng 20 phút, sau đó, sử dụng miếng bọt biển, xơ mướp hoặc bàn chải cho chân để loại bỏ tế bào da chết.

Thoa kem dưỡng da chân hai lần mỗi ngày, sau khi tắm và trước khi đi ngủ. Kem dưỡng ẩm cung cấp một màng chắn trên da để ngăn nước thoát ra ngoài và làm khô da. Sản phẩm chứa axit alpha-hydroxy (AHA) có thể tẩy tế bào da chết và giúp lớp biểu bì giữ ẩm. Nếu bạn dễ bị dị ứng hoặc nhạy cảm với da thì nên chọn các sản phẩm không gây dị ứng. Người thừa cân giảm trọng lượng cơ thể có thể làm giảm áp lực lên gót chân để phòng ngừa nứt nẻ.

Các vết nứt ở chân có thể phát triển thành nhiễm trùng. Khi có dấu hiệu bất thường như mủ, sưng tấy, vệt đỏ lan rộng từ các vết nứt, sốt, bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị. Người mắc bệnh tiểu đường, thần kinh hoặc máu lưu thông kém có nhiều nguy cơ nhiễm trùng nghiêm trọng ở bàn chân hơn. Người bệnh cần điều trị sớm nếu có vết loét, vết cắt hoặc nứt da ở khu vực này.

Thời tiết lạnh và khô vào mùa đông khiến da tay chân khô, nứt nẻ gây khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt. Vậy làm thế nào để chấm dứt tình trạng này? Dưới đây là 7 mẹo chăm sóc da tay chân bị khô, nứt nẻ vào mùa đông hiệu quả. Cùng theo dõi nhé!

1.

Bôi kem chống nắng hàng ngày

Mẹo chăm sóc da tay chân bị khô đầu tiên đó là sử dụng kem chống nắng đều đặn. Vào mùa đông, có ít ánh nắng mặt trời hơn nên nhiều người không thoa kem chống nắng vào buổi sáng. Tuy nhiên, ngay cả trong mùa đông, bạn vẫn phải sử dụng kem chống nắng hàng ngày vì ánh sáng tia cực tím có hại vẫn có thể gây ra tác động xấu cho hàng rào độ ẩm của da, làm da bị khô, lão hóa.

Làm thế nào để da chân không bị khô năm 2024

2.

Dưỡng ẩm cho da tay, chân

Thoa kem dưỡng đều đặn mỗi ngày để bàn tay, bàn chân bạn luôn được cung cấp độ ẩm, tăng độ đàn hồi và được bảo vệ tuyệt đối.

Khác với da mặt, da tay chân ít được che chắn, bảo vệ nên thường khô hơn và nhanh mất nước, nhất là vào mùa đông. Những loại kem dưỡng dành cho da tay, chân chứa nhiều tinh chất dưỡng hơn loại kem thường nên việc thoa đều đặn sẽ giúp làn da của bạn luôn mịn màng, không phải chịu cảnh khô rát.

Làm thế nào để da chân không bị khô năm 2024

Theo các chuyên gia da liễu, nói đến việc dưỡng ẩm cho da thì việc uống nước không thể thiếu. Khi bị mất nước trầm trọng, da sẽ nhanh chóng trở nên khô ráp, nứt nẻ và khi trời lạnh sẽ chuyển sang đóng vẩy trắng bám chặt vào da.

Do vậy, mỗi ngày bạn cần uống đủ 1,5 - 2l nước để cung cấp đủ nước cho cơ thể sẽ khiến da các bạn mềm mại, không khô ráp và giúp cơ thể thải độc tố. Có thể nói đây là mẹo chăm sóc da tay chân bị khô đơn giản, dễ thực hiện, hiệu quả mà lại không hề tốn kém.

Làm thế nào để da chân không bị khô năm 2024

4.

Tẩy tế bào da chết 2 lần/ tuần

Việc loại bỏ tế bào da chết trên bề mặt da sẽ giúp cho làn da của bạn mịn màng, căng bóng. Bên cạnh đó, lớp da thừa, da chết mất đi còn giúp hấp thụ tốt hơn những dưỡng chất từ các loại kem. Thời gian lý tưởng để thực hiện tẩy da chết là 2 lần/tuần và không nên tẩy quá thường xuyên.

Tay và chân là 2 bộ phận thường xuyên phải tiếp xúc với các tác nhân môi trường với tần suất cao nên các tế bào chết cũng nhiều hơn da mặt. Đặc biệt là vào trời lạnh, lớp da thừa, già cỗi càng xuất hiện dày đặc tạo thành lớp vảy khô trên bàn tay, chân khiến làn da trở nên khô ráp.

Làm thế nào để da chân không bị khô năm 2024

5.

Không rửa tay, chân bằng nước quá nóng

Nước nóng là một trong những nguyên nhân chính khiến bàn tay, chân khô ráp và nứt nẻ bởi khả năng hút độ ẩm tự nhiên mạnh. Chính vì thế, mẹo chăm sóc da tay chân bị khô vào mùa đông là dù thời tiết lạnh đến đâu thì các bạn cũng không nên rửa tay, chân hoặc tắm bằng nước quá nóng. Khi thường xuyên sử dụng nước nóng, làn da sẽ trở nên sần sùi và bong tróc nhiều hơn.

Làm thế nào để da chân không bị khô năm 2024

Thay vì nước nóng, nên sử dụng nước ấm để vừa đảm bảo được nhiệt độ cơ thể, vừa ngăn ngừa tình trạng da khô và giúp tăng cường lưu thông máu.

Trên đây là 5 mẹo chăm sóc da tay chân bị khô, nứt nẻ vào mùa đông hiệu quả mà MediaMart tổng hợp lại được. Hy vọng rằng qua bài viết này sẽ giúp bạn có thêm bí quyết chăm sóc da khỏe mạnh. Nếu thấy thông tin này hữu ích thì đừng quên chia sẻ đến nhiều người cùng biết nhé!