Lao kháng thuốc điều trị bao lâu

Việt Nam là một trong 30 nước có tỷ lệ người mắc bệnh lao kháng thuốc cao nhất thế giới. Căn bệnh này đã và đang cướp đi sự sống của rất nhiều người và có nguy cơ lây lan cao gây nguy hiểm cho cộng đồng. Điều đáng mừng là, nhờ sự tiến bộ của y học, đến nay tỷ lệ điều trị khỏi lao kháng thuốc ở nước ta đang ngày càng nâng lên.

1. Tổng quan về bệnh lao kháng thuốc

1.1. Lao kháng thuốc là bệnh gì

Lao kháng thuốc là bệnh lý xảy ra khi vi khuẩn lao kháng lại các thuốc dùng để điều trị bệnh và làm cho việc trị bệnh sau đó trở nên khó khăn hơn rất nhiều, người bệnh trở thành nguồn lây bệnh nguy hiểm cho cả cộng đồng.

1.2. Vì sao bị lao kháng thuốc

Sở dĩ có tình trạng lao kháng thuốc chủ yếu là do:

- Không tuân thủ nguyên tắc điều trị

Điều trị lao là một quá trình dài và liên tục đòi hỏi người bệnh phải tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc: phối hợp nhiều loại thuốc theo đúng phác đồ của bác sĩ; dùng đúng liều thuốc đã chỉ định; dùng thuốc đều và đúng giờ nhất định trong ngày, cách xa bữa ăn; thời gian điều trị ít nhất là 6 tháng; dùng thuốc đủ thời gian theo đúng 2 giai đoạn: tấn công và duy trì. Người bệnh vì bất kỳ lý do nào mà không tuân thủ đúng nguyên tắc này sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn lao tìm cách chống lại thuốc thuốc điều trị và kết quả là bị lao kháng thuốc.

Không tuân thủ đúng nguyên tắc điều trị là một trong các nguyên nhân gây ra lao kháng thuốc

- Vi trùng lao

Vi trùng lao rất dễ đột biến hay nói cụ thể hơn là nó dễ thay đổi cấu trúc để chống lại thuốc điều trị lao. Vì thế có những trường hợp dù đã tuân thủ đúng nguyên tắc điều trị bệnh và điều trị đúng cách nhưng vi trùng lao vẫn tìm cách và chống lại được thuốc lao nên xảy ra tình trạng lao kháng thuốc.

- Hít phải vi khuẩn lao kháng thuốc

Trước khi tiến hành điều trị lao, có thể bệnh nhân đã hít phải vi khuẩn lao kháng thuốc từ người bị bệnh này trong cộng đồng. Khi xâm nhập vào cơ thể, vi khuẩn sinh sôi nảy nở và gây ra lao kháng thuốc.

- Phác đồ điều trị

Mặc dù hiếm khi xảy ra nhưng cũng có trường hợp do sai sót trong việc lựa chọn phác đồ điều trị lao khiến cho bệnh nhân không được dùng đủ các loại thuốc cần thiết hoặc cho bệnh nhân dừng thuốc quá lâu để điều trị tác dụng phụ do thuốc gây ra mà không theo dõi cẩn thận nên dẫn đến bệnh nhân bị lao kháng thuốc.

1.3. Cách thức phát hiện lao kháng thuốc như thế nào

Hầu hết các trường hợp lao kháng thuốc đều không thể biết được ngay khi mới phát hiện bệnh. Vì thế muốn phát hiện sớm tình trạng này tốt nhất bệnh nhân cần được chỉ định xét nghiệm phù hợp. Có như vậy thì việc chẩn đoán và điều trị sau đó mới đạt tỷ lệ thành công cao.

Xét nghiệm càng sớm càng dễ phát hiện lao kháng thuốc

2. Tỷ lệ điều trị khỏi lao kháng thuốc hiện nay ra sao

2.1. Mức độ nguy hiểm của bệnh lao kháng thuốc

Tỷ lệ điều trị khỏi lao kháng thuốc phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố trong đó có loại kháng thuốc mà người bệnh mắc phải. Hiện nay lao kháng thuốc được chia thành nhiều loại: siêu kháng thuốc, đa kháng thuốc, đơn kháng thuốc,...

Đối với bệnh lao kháng thuốc, thời gian điều trị kéo dài hơn lao bình thường rất nhiều, chưa kể thuốc được sử dụng có độc tính khá cao nên người bệnh sẽ phải chịu cực nhiều tác dụng phụ do thuốc gây ra, sức khỏe vì thế bị tổn thương nghiêm trọng. Thậm chí có những trường hợp sức khỏe bệnh nhân không thể đủ điều kiện để chịu đựng các bất lợi do thuốc gây ra nên phải ngưng điều trị.

Thực tế quá trình điều trị bệnh lao kháng thuốc cho thấy có những bệnh nhân cảm thấy rất khỏe dù đã dùng thuốc có độc tính cao nhưng cũng có những bệnh nhân lại gặp bất lợi cho sức khỏe kể từ khi dùng thuốc. Tùy vào từng loại thuốc mà bệnh nhân điều trị, cơ địa và bệnh lý của mỗi bệnh nhân mà thuốc trị lao kháng thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ như: ngộ độc gan - thận, rối loạn tiêu hóa, tăng mẫn cảm,...

Không những thế, điều trị lao kháng thuốc có chi phí rất cao và cao hơn gấp nhiều lần so với bệnh lao thông thường nên xét về lâu dài không phải bệnh nhân nào cũng có đủ điều kiện để đi đến cùng. Điều nguy hiểm hơn nữa đó là vi khuẩn lao kháng thuốc, siêu kháng thuốc có khả năng lây lan cho cộng đồng rất cao nên sẽ rất nguy hiểm cho những người xung quanh nên chẳng may bị lây vi khuẩn này.

2.2. Tỷ lệ điều trị khỏi lao kháng thuốc như thế nào

Tỷ lệ điều trị khỏi lao kháng thuốc là bao nhiêu luôn là mối quan tâm chung của những bệnh nhân mắc phải bệnh lý này. Không thể phủ nhận rằng điều trị lao kháng thuốc thành công là tương đối gian nan nhưng khả năng khỏi là có. Tùy theo mức độ nặng nhẹ của bệnh mà bác sĩ sẽ tìm ra phác đồ điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân.

Hiện nay, nhờ phác đồ điều trị mới, tỷ lệ điều trị khỏi lao kháng thuốc đã cao hơn rất nhiều

Thời gian điều trị lao kháng thuốc dài, phức tạp, tiên lượng xấu hơn so với lao thông thường. Nếu như người bị lao chỉ cần điều trị 6 tháng là đã có tỷ lệ khỏi bệnh tới 91% thì ở bệnh nhân bị lao kháng thuốc dù áp dụng phác đồ điều trị tiên tiến nhất thì tỷ lệ điều trị khỏi lao kháng thuốc cũng chỉ đạt 75% và phải cần tới 9 tháng điều trị, thậm chí có trường hợp phải kéo dài đến 24 tháng. Nếu như điều trị cho bệnh nhân lao bình thường sẽ thấy bệnh thuyên giảm rõ rệt trong thời gian dưới 6 tháng thì bệnh nhân lao kháng thuốc hoặc siêu kháng thuốc hầu như không thuyên giảm hoặc thuyên giảm ít, thậm chí còn nặng hơn.

Trước đây bệnh nhân bị lao kháng thuốc ở nước ta có rất ít lựa chọn điều trị và tỷ lệ khỏi bệnh cũng rất thấp, chỉ khoảng 70%. Tuy nhiên, thời gian gần đây tỷ lệ điều trị khỏi lao kháng thuốc ở nước ta đã lên tới 80 - 85% và có nhiều phác đồ thuốc mới với thời gian điều trị ngắn hơn trước đây rất nhiều. Còn đối với các trường hợp lao siêu kháng thuốc thì tỷ lệ khỏi bệnh khoảng dưới 50%.

Với những tiến bộ không ngừng của y học hiện đại chúng ta có thể thấy tỷ lệ điều trị khỏi lao kháng thuốc ở nước ta đang ngày càng cao hơn. Hy vọng trong tương lai gần, lao kháng thuốc sẽ không còn trở thành nỗi ám ảnh cho bệnh nhân và cộng đồng.

Những chia sẻ trong bài viết trên đây mong rằng sẽ trở thành nguồn tài liệu hữu ích cho bạn đọc trong quá trình tìm hiểu về bệnh lao nói chung và lao kháng thuốc nói riêng. Nếu còn thắc mắc nào khác về bệnh lý này các bạn có thể liên hệ tổng đài 1900565656 để được chuyên viên y tế của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC giải đáp xác đáng và cặn kẽ.

Lao kháng thuốc

Việt Nam là một trong những quốc gia mang gánh nặng về bệnh lao. Việt Nam đứng thứ 12 trong số 22 nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất của bệnh lao trên thế giới. Một trong những khó khăn đối với việc điều trị lao cho người dân là tình trạng lao kháng thuốc, hay nói dễ hiểu hơn là bệnh nhân bị kháng với thuốc trị bệnh lao. Vậy phòng khám Phổi Việt chúng tôi trình bày một số kiến thức phổ thông để giúp các bạn hiểu thêm về bệnh lao kháng thuốc.

Vi trùng lao dễ kháng thuốc, nên điều trị lao cần dùng kết hợp nhiều thuốc, chứ không thể chỉ dùng đơn thuần một loại thuốc lao mà điều trị khỏi bệnh được. Có 2 nhóm thuốc trị bệnh lao, mà các BS thường gọi là “thuốc kháng lao hàng 1” và “thuốc kháng lao hàng 2”:

  • Kháng lao hàng 1 gồm có 5 thuốc. Đây là các thuốc được lựa chọn đầu tiên để điều trị cho bệnh nhân bị lao:
    Rifampicin [viết tắt là RIF hay R],
    Isoniazid [INH hay H],
    Pyrazinamide [PZA hay Z],
    Ethambutol [EMB hay E], và
    Streptomycin [SM hay S].
     
  • Kháng lao hàng 2 gồm nhiều thuốc: Kanamycin, Capreomycin, Amikacin, Ethionamide, PAS, Cycloserin, Clofazimin, Ciprofloxacine, Ofloxacin, Levofloxacin, …  
    Đây là các thuốc được dùng khi bệnh nhân bị kháng với thuốc lao hàng 1, hay dùng trong một số trường hợp đặc biệt. Các thuốc này thường có nhiều tác dụng phụ hơn và việc sử dụng thuốc cũng phức tạp hơn thuốc kháng lao hàng 1. Ngoài ra, giá thành của các thuốc kháng lao hàng 2 cũng đắt hơn rất nhiều.

“Kháng thuốc” là khi vi trùng lao trong cơ thể chúng ta kháng – chống lại với một hay nhiều loại thuốc lao được trình bày ở trên. Có những bệnh nhân chỉ bị kháng thuốc ở mức độ ít nghiêm trọng, nhưng có những bệnh nhân kháng thuốc mức độ nặng hơn gọi là “lao đa kháng thuốc”, và có những bệnh nhân kháng thuốc mức độ nguy hiểm hơn nữa gọi là “lao siêu kháng thuốc”. Tùy theo mức độ kháng thuốc mà BS sẽ lựa chọn phác đồ điều trị khác nhau cho bệnh nhân.
 

Bạn cần phải làm xét nghiệm nuôi cấy vi trùng lao và kháng sinh đồ lao. Có nghĩa là phòng xét nghiệm sẽ nuôi cấy mẫu bệnh phẩm của bạn [đàm, dịch cơ thể…] để tìm vi trùng lao, sau đó khi vi trùng lao mọc lên, chúng sẽ được thử với các loại thuốc lao xem “nhạy”với thuốc nào và “kháng” với thuốc nào. Quá trình nuôi cấy vi trùng và thử thuốc lao này mất khoảng 2 đến 3 tháng mới có kết quả. Như vậy, thông thường thì BS sẽ không thể biết được bạn có kháng thuốc lao hay không, khi bạn vừa mới được phát hiện bệnh lao.

Hiện nay, ở Việt Nam đã có xét nghiệm giúp phát hiện kháng thuốc sớm và nhanh hơn là Hain test [thời gian thực hiện xét nghiệm khoảng 5 ngày] và Xpert MTB/RIF [thời gian thực hiện xét nghiệm khoảng 2 giờ]. Tuy nhiên, hai xét nghiệm này có giá thành đắt, và không dùng phổ biến cho mọi bệnh nhân bị lao.

Có một số nguyên nhân dẫn đến lao kháng thuốc: do bản thân người bệnh, do vi trùng lao, và do cả thầy thuốc.

  • Nguyên nhân phổ biến nhất là do người bệnh không tuân thủ đúng theo điều trị: BN tự ý ngưng dùng thuốc lao hay dùng thuốc không đúng và không đầy đủ. Một số bệnh nhân sau một thời gian uống thuốc, thấy mình khỏe và không có triệu chứng gì, cho rằng mình đã khỏi bệnh nên tự ý bỏ trị lao. Bệnh nhân không biết rằng vi trùng lao “sống dai” và rất nguy hiểm. Sau một thời gian “nằm ẩn mình” và tìm cách chống lại thuốc lao, chúng sẽ hoạt động gây bệnh trở lại. Lúc này, người bệnh trở nên bị lao kháng thuốc, và bệnh sẽ nguy hiểm hơn lúc phát bệnh lao ban đầu. Ngoài ra, cũng có những bệnh nhân bị khó chịu do tác dụng phụ của thuốc lao trong quá trình điều trị, nhưng không đến tái khám để BS điều chỉnh thuốc, mà tự bỏ trị nửa chừng. Cũng có những bệnh nhân uống thuốc lao không đều đặn, hay uống không đủ liều thuốc…. Tất cả những trường hợp này đều tạo điều kiện thuận lợi cho vi trùng lao trở nên kháng thuốc.
  • Kháng thuốc có thể do vi trùng lao: vi trùng lao là loại vi trùng dễ đột biến, nói dễ hiểu hơn là chúng “rất khôn”, dễ thay đổi cấu trúc để chống lại thuốc lao. Ngay cả khi bệnh nhân được điều trị đúng cách và tuân thủ tốt việc dùng thuốc thì vi trùng lao vẫn có khả năng tìm cách chống lại thuốc lao. Vì vậy, bệnh nhân cần tái khám trong suốt quá trình điều trị lao để BS có thể phát hiện sớm tình trạng kháng thuốc.
    Ngoài ra, chúng ta cũng có thể mắc phải bệnh lao kháng thuốc ngay từ trước khi điều trị lao, có nghĩa là, chúng ta hít phải vi trùng lao vốn đã kháng thuốc từ những người khác đã bị lao kháng thuốc trong cộng đồng, và sau đó loại vi trùng kháng thuốc này sẽ sinh sôi nảy nở trong cơ thể chúng ta. Bạn cũng cần biết rằng trong cộng đồng chúng ta có rất nhiều người bị lao kháng thuốc, nhưng chưa được điều trị và những người này là nguồn lây lan lao kháng thuốc cho những người khỏe mạnh khác trong cộng đồng.
  • Cũng cần phải nói tới lao kháng thuốc còn có thể do thầy thuốc: thầy thuốc có thể mắc sai sót khi lựa chọn phác đồ điều trị lao không đủ các thuốc cần thiết cho bệnh nhân, hay khi cho bệnh nhân ngưng thuốc lao trong thời gian lâu, để điều trị các tác dụng phụ của thuốc, mà không theo dõi đầy đủ.

Như đã trình bày ở phần trên, tình trạng kháng thuốc lao thường không thể biết được ngay khi mới phát hiện bệnh lao. Như vậy, đối với những bệnh nhân có nhiều nguy cơ kháng thuốc lao, ví dụ như những bệnh nhân bị tái phát lao nhiều lần, những bệnh nhân lao bỏ trị, hay không đáp ứng tốt với điều trị lao, …, thì BS có thể sớm đưa ra chỉ định xét nghiệm phù hợp để phát hiện sớm tình trạng kháng thuốc lao, giúp việc điều trị bệnh lao thành công.

Thời gian điều trị lao kháng thuốc có thể cần kéo dài đến 24 tháng. Điều trị lao kháng thuốc cần kết hợp nhiều loại thuốc lao hơn bình thường, và các thuốc lao hàng hai dùng trong điều trị lao kháng thuốc cũng có nhiều tác dụng phụ hơn. Do đó, quá trình điều trị lao kháng thuốc sẽ phức tạp hơn, và cần được theo dõi nhiều hơn.

Lao kháng thuốc điều trị có hết không?

Lao kháng thuốc có thể điều trị khỏi.

Mặc dù lao kháng thuốc gây khó khăn cho việc điều trị lao thành công, nhưng tùy theo mức độ nhẹ, nặng, hay nguy hiểm của tình trạng kháng thuốc mà BS sẽ lựa chọn phác đồ điều trị lao phù hợp cho bệnh nhân.

Ngoài tác dụng điều trị bệnh lao thì thuốc kháng lao có thể gây ra các tác dụng bất lợi cho người dùng thuốc. Có nhiều bệnh nhân cảm thấy rất khỏe và không thấy khó chịu gì khi uống thuốc lao, nhưng cũng có bệnh nhân lại gặp nhiều bất lợi và khó khăn khi dùng thuốc lao. Các tác dụng phụ của thuốc lao thì đa dạng, và tùy thuộc vào loại thuốc lao mà bạn đang uống, cũng như tùy thuộc vào cơ thể và tình trạng bệnh lý riêng của mỗi người bệnh. Các ảnh hưởng bất lợi thường gặp là gây độc gan, độc thận, rối loạn tiêu hóa, và tình trạng mẫn cảm [hay tăng phản ứng].

Điều quan trọng là bạn cần tái khám đều đặn trong suốt quá trình điều trị, hoặc tái khám khi bạn có các triệu chứng bất thường. Như vậy, BS có thể theo dõi các tác dụng phụ và điều chỉnh thuốc cho phù hợp với cơ thể bạn.

Bệnh lao hầu như chỉ lây lan qua đường hô hấp. Như vậy, chỉ những bệnh nhân bị lao phổi mới có khả năng phát tán vi trùng lao và lây lan bệnh cho người khác. Những bệnh nhân không bị lao ở phổi, mà bị lao ở các cơ quan khác [lao hạch, lao ổ bụng, lao màng não…] thì hầu như không lây lan bệnh lao cho người khác.


Những bệnh nhân bị lao phổi kháng thuốc cần hiểu rằng, họ sẽ là nguồn lây lan bệnh lao kháng thuốc cho những người khác khi họ chưa được điều trị , hay khi họ bỏ trị lao kháng thuốc. Nếu bạn có người thân bị lao phổi kháng thuốc, bạn cần động viên người thân của mình tuân thủ đầy đủ theo hướng dẫn của bác sĩ, để giúp cho quá trình điều trị lao kháng thuốc có kết quả tốt đẹp. Những người có tiếp xúc thường xuyên với bệnh nhân lao phổi kháng thuốc, hay là có tiếp xúc với những bệnh nhân lao phổi nói chung, thì nên được khám kiểm tra để tầm soát bệnh lao.

Nếu bạn cần biết thêm thông tin cụ thể về bệnh lao hay việc chẩn đoán và điều trị lao kháng thuốc, bạn có thể liên lạc Trung Tâm Hô Hấp Phổi Việt, 20-22 Ngô Quyền P5 Q10 TP.HCM, số điện thoại [028]39.575.099 để được hướng dẫn và trao đổi cụ thể hơn.

Video liên quan

Chủ Đề