U vú thường xuất hiện ở đâu

Ung thư này có thể gây ra những thay đổi tế bào phía sau núm vú. Những thay đổi này có thể gây ra triệu chứng núm vú teo và co rút xuống hoặc thay đổi kích thước. Bên cạnh đó, người bệnh có thể gặp phải triệu chứng ung thư vú dạng chàm [một loại ung thư vú có loại hình đặc biệt gây lở loét đầu vú].

Ung thư vú có thể gây sưng phù toàn bộ hoặc một phần vú, hiện tượng này làm tuyến vú có u khác biệt hoàn toàn với tuyến vú bên kia. Đôi khi bạn chỉ có triệu chứng này mà không sờ thấy rõ một khối u riêng biệt, vùng da trên vú sưng phù sẽ bị kéo căng.

Theo Hiệp hội Ung thư vú Hoa Kỳ, bạn cần phải lưu ý khi vú to lên hay teo nhỏ lại bất thường, đặc biệt là chỉ ở một bên. Mặc dù một số phụ nữ có hai bên vú không đối xứng, và kích thước có thể thay đổi theo độ tuổi, mang thai… song bạn nên thăm khám bác sĩ ngay khi có dấu hiệu bất thường.

8. Dấu hiệu ung thư vú: Đỏ da

Ung thư vú có thể làm da chuyển màu đỏ, tím hoặc màu hơi xanh. Bên cạnh đó, người bệnh có thể gặp phải dấu hiệu của ung thư vú dạng viêm. Đây là loại ung thư hiếm gặp nhưng tiến triển rất nhanh gây triệu chứng sưng, đỏ, đặc biệt là vùng da ở khu vực này thường dày lên.

Đối với tình trạng nhiễm trùng vú, vú cũng có thể bị đỏ lên. Các dấu hiệu của nhiễm trùng vú thường xảy ra đột ngột, sưng đau, đỏ kèm theo sốt. Trong khi ung thư dạng viêm thường diễn biến chậm, thời gian đầu làm nặng vùng vú, cảm giác da dày lên, cuối cùng là sưng đỏ.

Bạn không nên quá hoảng sợ khi nhận thấy sự thay đổi của vú. Trong suốt cuộc đời có những yếu tố có thể làm tác động đến vú bao gồm lão hóa, thay đổi nồng độ hormone và các yếu tố khác.

Mỗi người sẽ có dấu hiệu ung thư vú khác nhau. Điều quan trọng là bạn cần tìm hiểu về tiền sử ung thư của cá nhân hoặc gia đình, đồng thời thảo luận điều này với bác sĩ để được tư vấn về những lưu ý cũng như cách phòng ngừa phù hợp.

Với 8 dấu hiệu ung thư vú trên, hy vọng có thể giúp bạn hiểu rõ và nâng cao ý thức chăm sóc sức khỏe, đồng thời thường xuyên tự kiểm tra vú để sớm nhận biết những biểu hiện bất thường, có cách xử lý và điều trị phù hợp.

Page 2

Hóa trị liệu sử dụng thuốc diệt các tế bào ung thư đã di căn vi thể ra khỏi vú và hạch vùng. Tuy nhiên, phương pháp này cũng có các tác dụng phụ tạm thời như: buồn nôn, ói, mệt mỏi và rụng tóc.

Các thuốc hóa trị có nhiều đường sử dụng khác nhau. Hầu hết thuốc được thực hiện bằng cách tiêm truyền thuốc qua tĩnh mạch. Một số thuốc được đưa vào cơ thể bằng đường tiêm dưới da hoặc trong cơ. Một số thuốc khác ở dạng viên uống. Bạn có thể được kê đơn một hoặc nhiều thuốc phối hợp cùng lúc.

Thông thường hóa trị là một phần của kế hoạch điều trị, thường được phối hợp trước hoặc sau phẫu thuật, đôi khi phối hợp với xạ trị và nội tiết sau đó.

Theo nghiên cứu trong Tạp chí Y khoa New England, nhiều phụ nữ ung thư vú ở giai đoạn đầu, nhất là những phụ nữ trên 50 tuổi, có thể không cần hóa trị mà điều trị chỉ bằng hormone. Việc này tùy thuộc vào tình trạng thụ thể nội tiết khi phân tích tính chất khối u sinh thiết.

Hóa trị sau phẫu thuật để hạn chế nguy cơ ung thư tái phát hoặc di căn. Hóa trị trước phẫu thuật mục đích để thu nhỏ khối u kích thước quá lớn để thuận lợi cho phẫu thuật sau đó.

Hóa trị không được chỉ định cho phụ nữ có thai ba tháng đầu vì những tổn hại tiềm ẩn đến thai nhi. Điều trị có thể trì hoãn cho đến 3 tháng cuối thai kỳ hoặc sau khi em bé được sinh ra.

Bạn có thể tìm hiểu thêm tại: Các loại hóa trị liệu thường gặp dành cho bệnh nhân ung thư vú

4. Điều trị bằng hormone

2/3 các tế bào ung thư vú phát triển nhờ vào hormone estrogen trong máu, nên việc điều trị bằng hormone sẽ giúp các khối u chậm lại hoặc dừng tăng trưởng, do đó sẽ giảm nguy cơ tái phát và di căn.

Liệu pháp hormone được chia làm hai nhóm chính. Nhóm thứ nhất có tác dụng ngăn chặn cơ thể sản xuất hormone. Nhóm thứ hai can thiệp vào cách thức hoạt động của hormone trong cơ thể.

Ngoài ra, để làm giảm hoặc ngăn cản lượng estrogen đi vào trong tế bào ung thư, bệnh nhân có thể tiến hành cắt bỏ buồng trứng nhưng cách này chỉ sử dụng cho phụ nữ trẻ vẫn còn kinh nguyệt.

Liệu pháp hormone được áp dụng cho những bệnh nhân có khối u có thụ thể nội tiết dương tính.

Đối với phụ nữ mãn kinh, thay vì dùng phương pháp phẫu thuật, bệnh nhân sẽ được sử dụng các thuốc kháng estrogen như: Tamoxifen [nội tiết bậc 1] trong 5- 10 năm, thuốc ức chế men aromatase Anastrozole, Letrozole [nội tiết bậc 2, chỉ dùng với phụ nữ mãn kinh]. Ngoài ra còn có các thuốc nội tiết thế hệ sau có hiệu quả cao trong ung thư vú di căn thất bại với nội tiết bậc 1, 2 như Fulvestrant, Palbociclib…

Tamoxifen có tác dụng ngăn cản hormone estrogen đi vào các tế bào ung thư vú bằng cách cạnh tranh với estrogen tại thụ thể của nó trên tế bào ung thư, do đó ngăn chặn tế bào ung thư vú tăng trưởng. Tamoxifen được dùng để điều trị ung thư cho phụ nữ ở bất kỳ độ tuổi nào, bất kể họ đã mãn kinh hay chưa.

Tuy nhiên, thuốc này cũng có tác dụng phụ quan trọng là làm tăng nguy cơ ung thư tử cung và huyết khối. Ngoài ra một số tác dụng phụ khác có thể gặp là cơn nóng bừng, khô âm đạo, tiết dịch âm đạo, ra máu âm đạo, đục thủy tinh thể…

Thuốc ức chế Aromatase là thuốc ức chế hormone. Thuốc này làm giảm việc sản xuất estrogen từ androgen của mô mỡ cơ thể bằng cách khóa enzyme Aromatase và được sử dụng cho phụ nữ mãn kinh. Tác dụng phụ của thuốc bao gồm loãng xương, tăng nguy cơ gãy xương và đau cơ, khớp, cơn nóng bừng và tăng cholesterol máu.

Thuốc cắt chức năng buồng trứng làm cho buồng trứng ngưng không tạo ra estrogen. Thuốc được sử dụng ở phụ nữ trẻ chưa mãn kinh, tạo ra sự hết kinh tạm thời. Trên thị trường, các thuốc thường sử dụng như Goserelin [Zoladex] và leuprolide [Eligard, Lupron]. Thuốc được tiêm mỗi 1-3 tháng và mất tác dụng cắt chức năng buồng trứng sau khi ngưng thuốc.

5. Thuốc điều trị trúng đích

Theo thống kê, mỗi năm nước ta có khoảng hơn 15.230 phụ nữ mới mắc và hơn 6.100 người tử vong do ung thư vú. Ở nam giới, ung thư vú hiếm khoảng 1% các trường hợp ung thư. Vì vậy việc hiểu rõ các giai đoạn của căn bệnh này là vô cùng cần thiết.

Càng nhiều yếu tố nguy cơ, khả năng mắc ung thư vú càng tăng

Nhiều nghiên cứu cho rằng, nếu phụ nữ có một trong các yếu tố nguy cơ có nhiều khả năng mắc ung thư vú. Nhưng nhiều người có một hay thậm chí nhiều yếu tố nguy cơ gây ung thư vú không có nghĩa là chắc chắn mắc phải căn bệnh này. Vì vẫn có một tỷ lệ phụ nữ bị ung thư vú mà không có yếu tố nguy cơ nào.

Dưới đây là các yếu tố có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc ung thư vú:

Trong các yếu tố nguy cơ mắc bệnh thì nổi bật là tiền sử gia đình có người mắc ung thư vú, đặc biệt có từ 2 người mắc trở lên ở lứa tuổi trẻ. Các nhà nghiên cứu cũng tìm thấy sự liên quan giữa đột biến gen BRCA1 và BRCA2 với ung thư vú, ung thư buồng trứng và một số ung thư khác.

Một số yếu tố khác như: Phụ nữ độc thân, không sinh con, không cho con bú, sinh con đầu lòng muộn, có kinh lần đầu sớm, mãn kinh muộn. Với phụ nữ thừa cân béo phì, chế độ ăn giàu chất béo, sử dụng rượu cũng góp phần tăng nguy cơ bị bệnh. Viêm vú trong khi sinh đẻ và một số bệnh vú lành tính…là một trong các yếu tố tăng nguy cơ mắc ung thư vú. Tuổi cũng là yếu tố nguy cơ, các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng, yếu tố càng cao, nguy cơ mắc bệnh càng tăng. Tuy nhiên, bệnh cũng có thể xuất hiện ở những người rất trẻ.

Các giai đoạn ung thư vú

Triệu chứng cảnh báo ung thư vú

Ung thư vú là một trong những căn bệnh đặc biệt nguy hiểm đối với chị em phụ nữ nhưng không giống các loại ung thư khác vì có thể chữa được nếu phát hiện sớm. Theo thống kê, có khoảng 80% bệnh nhân được chữa khỏi hoàn toàn nếu phát hiện bệnh ở những giai đoạn sớm.

Ở giai đoạn sớm được gọi là bệnh ung thư không xâm lấn hay còn gọi là bệnh ung thư biểu mô tuyến vú tại chỗ. Khi đó các tế bào ung thư vú mới chỉ xuất hiện trong các ống dẫn sữa.

Ở giai đoạn đầu, bệnh ung thư vú thường không có biểu hiện gì. Tuy nhiên, nếu khối u vú phát triển, bệnh nhân có thể cảm nhận được các biểu hiện như: Vú bị sưng, thay đổi hình dạng;  kích ứng da vùng vú hoặc vùng dưới cánh tay; có sự xuất hiện khối u cứng ở vú; quầng vú hoặc núm vú có sự thay đổi màu sắc hay các thay đổi khác; vú có dịch, bị thụt vào trong hoặc có cảm giác đau.

Ung thư vú được chia làm 4 giai đoạn:

Các giai đoạn của ung thư vú.

Giai đoạn đầu của ung thư vú: Ung thư vú ở giai đoạn đầu các tế bào ung thư vú không xâm lấn được bác sĩ phát hiện ra trong các ống dẫn sữa. Thời điểm là ung thư biểu mô tuyến vú tại chỗ.

1. Giai đoạn 1: Giai đoạn này ung thư vú có kích thước nhỏ từ 2cm và các hạch bạch huyết chưa bị ảnh hưởng. Nhưng không phát hiện được thì khối u tiến triển sẽ xuất hiện khối u ở vú và khối u tại các hạch bạch huyết ở nách.

2. Giai đoạn 2: Giai đoạn này ung thư vú tiến triển các khối u có kích thước lớn hơn và có thể chưa lây lan sang các hạch bạch huyết hoặc sang các hạch nách. Giai đoạn đầu khối u xuất hiện chưa đến 4 hạch bạch huyết chưa lan tới bộ phận khác. Ở cuối giai đoạn 2 hay còn gọi là 2B khối u tiến triển có kích thước to hơn và sẽ tìm thấy các cụm tế bào ung thư trong hạch bạch huyết, ở nách hoặc gần xương ức.

3. Giai đoạn 3: Nếu phát hiện bệnh ung thư vú ở giai đoạn 3, thì các khối u trong cơ thể đã lan rộng có thể từ 4 – 9 hạch bạch huyết ở nách hoặc phù các hạch bạch huyết bên trong vú.

4. Giai đoạn 4: Giai đoạn này được xem là giai đoạn cuối của bệnh ung thư. Khi đó, các tế bào ung thư đã lan rộng và di căn đến nhiều cơ quan trong cơ thể người bệnh. Thông thường khi mắc ung thư vú sẽ di căn đến xương, não, phổi và gan.

Tiên lượng ung thư vú và tầm soát như thế nào?

Theo các nghiên cứu, các yếu tố tiên lượng quan trọng của ung thư vú phụ thuộc vào kích thước, số lượng hạch di căn, tuổi, thể trạng người bệnh... Hiện nay, theo thống kê tỷ lệ sống của bệnh nhân ung thư vú ngày càng được cải thiện. Vì vậy, việc phát hiện sớm là vô cùng quan trọng. 

Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ khuyến cáo, phụ nữ bắt đầu từ độ tuổi 40 cần chụp nhũ ảnh hằng năm và duy trì liên tục khi sức khỏe vẫn còn tốt. Thăm khám vú 3 năm một lần ở phụ nữ có độ tuổi 20 và 30 và mỗi năm một lần ở phụ nữ có độ tuổi 40 hoặc lớn hơn. Phụ nữ nên biết cách nhìn và cách sờ nắn vú bình thường như thế nào, và thông báo ngay với bác sĩ về bất kỳ sự thay đổi nào của vú. Phụ nữ bắt đầu ở độ tuổi 20 cần biết cách tự khám vú.

Đối với một vài phụ nữ có nguy cơ như tiền sử gia đình có người ung thư vú, cần tầm soát sớm hơn và nên được tầm soát thêm bằng MRI ngoài việc chụp nhũ ảnh.

Tự khám vú tại nhà để phát hiện sớm bất thường ở tuyến vú

Video bạn có thể quan tâm:

Những nguyên nhân dẫn tới suy nhược thần kinh


BS Phương Thúy

Video liên quan

Chủ Đề