Lợi ích và hạn chế của việc sống xa nhà

Đứng trước câu hỏi liệu có nên ở cùng gia đình hay ra riêng, bạn cần hiểu được những ưu-nhược điểm của từng lựa chọn. Hãy cùng chúng tôi phân tích một vài khía cạnh sau để có thể chọn cho mình một quyết định đúng đắn nhất.

Nhiều bạn trẻ hiện nay có những trăn trở về việc sống tự lập với những trải nghiệm cuộc sống mới để không phụ thuộc quá nhiều vào gia đình. Tuy nhiên, vấn đề chi phí vẫn luôn là bài toán khó giải, làm cho nhiều bạn trẻ vẫn còn phân vân khi đứng trước quyết định “ra riêng” hay tiếp tục sống cùng bố mẹ để tiết kiệm tiền. 

Những lợi ích của việc sống cùng gia đình?

Lựa chọn sống cùng gia đình là một phương án thường thấy của các bạn đang có mức thu nhập trung bình. Việc sống cùng gia đình sẽ cho bạn có cơ hội để tiết kiệm tiền vì mỗi tháng, bạn chỉ chi tiêu cho những chi phí sinh hoạt, lại không mất tiền thuê nhà, số tiền còn lại, bạn có thể phục vụ cho những kế hoạch lớn và những mục tiêu lâu dài của bản thân như du lịch, đầu tư, hoặc tích góp mua nhà chẳng hạn…

Một lí do dễ thương khác đó là bạn chắc chắn sẽ luôn là cô công chúa hay chàng hoàng tử trong gia đình, và luôn nhận được quan tâm chăm sóc từ những người yêu thương.

Tuy nhiên, việc ở cùng gia đình cũng gây ra một số bất tiện như mâu thuẫn trong quan điểm sống hoặc những bất đồng trong sinh hoạt hằng ngày do sự khác biệt giữa các thế hệ. Bạn sẽ có khả năng bị ảnh hưởng từ ý kiến gia đình, điều này khiến bạn có xu hướng dựa dẫm vào bố mẹ và ít có cơ hội tự chịu trách nhiệm cho những quyết định của mình. 

Vậy có nên thuê nhà để sống tự lập?

Tuy nhiên, bạn cũng nên cân nhắc thêm khi có ý định thuê nhà sống cùng bạn bè hoặc sống tự lập một mình. Bên cạnh những lợi ích như mang lại nhiều trải nghiệm thú vị, giúp cho bạn độc lập và mạnh mẽ hơn, nó cũng sẽ đem lại muôn vàn gian truân, trắc trở mà bạn có thể sẽ gặp phải khi “ra riêng”.

Đa số các bạn trẻ ra riêng đều lựa chọn ở cùng với 1-2 bạn trong phòng trọ hoặc chung cư tùy theo mức thu nhập cũng như là nhu cầu của riêng mình. Bạn có thể lựa chọn thuê những căn phòng có vị trí gần chỗ làm, chỗ học, tiện lợi cho việc di chuyển cũng như cho các tiện ích hằng ngày.

Bên cạnh đó, việc sống tự lập giúp bạn chủ động về mặt thời gian hơn, không bó buộc như khi ở cùng gia đình. Bạn có cơ hội để làm những gì mình thích, thực hiện những kế hoạch mà khi trước chưa thực hiện được như tự trang trí phòng ngủ, nuôi thú cưng. Và chính việc sống riêng, tự quyết định những thứ nhỏ nhất trong cuộc sống sẽ giúp bạn có thêm trách nhiệm cho hành động của mình.

Do vậy, “ra riêng” cũng đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải tập cho mình những kỹ năng mới, từ những việc nhỏ nhất như hoạch định kế hoạch chi tiêu, nội trợ, kỹ năng sống cùng với tập thể, cùng vô số những kỹ năng quý giá không tên khác.

Trước tiên, bạn sẽ phải tự lo cho chính bản thân mình từ A tới Z. Bảng kế hoạch chi tiêu mỗi tháng thuê nhà sống riêng sẽ giúp bạn trưởng thành ngay lập tức. Đi cùng đó là tất cả những thứ cần phải lo, từ việc tìm nhà trọ đến việc nấu ăn mỗi ngày, từ việc vệ sinh phòng tắm đến việc trang trí phòng ngủ, tất tần tật những thứ nhỏ nhất đều sẽ xuất phát từ ví của bạn. Vì vậy, để thực hiện được mục tiêu này, bạn cần có nguồn thu nhập ổn định cùng với kế hoạch chi tiêu hợp lý, để không bị quá áp lực về mặt tài chính.

Một số gợi ý nho nhỏ sau dành cho những bạn đang có ý định thuê nhà ở riêng:

Tìm nhà thuê: Đầu tiên, bạn cần phải xác định khu vực mình muốn sống trước khi tìm nhà thuê. Để dễ dàng đưa ra quyết định, bạn nên lập ra một danh sách những tiêu chí bạn cần khi thuê nhà như: gần công ty, gần các địa điểm vui chơi, an ninh, giao thông thuận lợi,… Sau khi đã quyết định được khu vực cần tìm, bạn sẽ tiếp tục lên mạng để tìm kiếm các căn hộ hoặc phòng trọ phù hợp.Quản lý chi tiêu: Bạn nên chia nhỏ thu nhập của mình thành 3 phần50% dành cho những nhu cầu cơ bản [tiền nhà, tiền ăn].30% dành cho tiêu vặt.

20% còn lại tiết kiệm.

Phần trăm mỗi phần có thể thay đổi tùy thuộc vào số tiền bạn kiếm được mỗi tháng và nhu cầu bản thân. Việc chia nhỏ lương như vậy giúp bạn kiểm soát được những chi tiêu mà mình đã sử dụng trong 1 tháng, và có thể điều chỉnh ngay nếu thấy không hợp lý.

Và đặc biệt hơn, chỉ có những bạn xa nhà rồi mới cảm nhận được, là càng xa gia đình sẽ lại càng thấy nhớ, thấy yêu thương bố mẹ mình hơn, trân trọng hơn những phút giây ở cùng gia đình.

Vì vậy, để cân nhắc cho việc có nên ra ở riêng hay không, bạn cần cân nhắc một số ưu – nhược điểm của từng lựa chọn và nhu cầu bản thân. Không phải chỉ có cách “ra riêng” mới giúp bạn trưởng thành và trải nghiệm. Tuy nhiên hãy luôn nhớ rằng, mọi quyết định của bạn sẽ luôn được sự đồng hành và ủng hộ của gia đình.

Khi bắt đầu cuộc sống xa nhà, cảm giác háo hức là điều hiển nhiên. Vì khi trở thành sinh viên, chúng ta rời xa vòng tay gia đình, được tự do quyết định mọi thứ. Cuộc sống mỗi ngày sẽ không còn tiếng mẹ cằn nhằn bên tai, nhưng bù lại bạn phải tự lo mọi thứ từ những điều nhỏ nhặt nhất. Chính vì chưa có kinh nghiệm trong việc quản lý chi tiêu, nên viêc “vung tay quá trán” là điều dễ xảy ra. Để không rơi vào tình trạng “cháy túi” mỗi tháng, hãy cùng MAAS điểm qua 4 sai lầm trong chi tiêu khi đi học xa nhà nhé.

Xem thêm:

>>>Những điều cần lưu ý khi ra ngoài buổi tới ở Anh

>>>Mẹo mở rộng mối quan hệ khi du học Anh

I. 4 sai lầm trong chi tiêu khi đi học xa nhà

1. Mua đồ nội thất mới

Bước vào cuộc sống tự do, chúng ta đều có xu hướng muốn tự tay trang trí cho nơi ở mới của mình. Vì vậy, bạn mua tất cả đồ nội thất mới tinh để trang hoàng “cái ổ nhỏ” của riêng mình. Nhưng dường như bạn quên mất một điều rằng khi bạn về nước, tất cả những món đồ cồng kềnh ấy bạn sẽ không mang về được; bạn chỉ đành ngậm ngùi bỏ lại xứ người; như vậy rất lãng phí phải không nào?

Vậy nên bạn có thể tham gia những group của du học sinh các nước, để mua lại những đồ nội thất mà các du học sinh khi về nước muốn bán lại; hoặc những trang web bán đồ cũ như: Target, Overstock, Ebay,…như vậy bạn có thể tiết kiệm được một khoản rất lớn. Đây là cách điển hình nhất trong việc tránh những sai lầm trong chi tiêu khi đi học xa nhà

2. Đi chơi quá nhiều kể cả khi không muốn đi chơi

Lần đầu đi học xa nhà, cảm giác lạc lõng khi bắt đầu cuộc sống ở một môi trường xa lạ; khiến bạn dễ sa vào những cuộc buổi đi chơi không hồi kết. Bạn có biết khái niệm FOMO [Fear Of Missing Out] không? Đây chính hội chứng sợ bỏ lỡ một điều gì đó, bạn sợ bạn không tham gia những cuộc đi chơi khi được rủ rê, thì bạn sẽ bỏ lỡ điều thú vị nào đó; bạn sợ cảm giác mình bị tụt lại phía sau. Thế là bạn đồng ý tham gia buổi đi chơi ngay cả khi bạn cũng chẳng thật sự muốn thế.

Điều này không chỉ có hại cho sức khỏe tinh thần mà còn ảnh hưởng đến “ví tiền” của bạn. Hãy đi chơi khi bạn thật sự muốn. Quan trọng hơn những cuộc vui tiêu tiền nhất thời, chính là bạn có những người bạn chân thành nơi đất khách quê người. Hãy sống đúng khả năng tài chính của mình và đừng sợ bạn chỉ có một mình; để không rơi vào những sai lầm trong chi tiêu khi đi học xa nhà nhé.

3. Mua quá nhiều quần áo, giày dép, mỹ phẩm

Tương tự việc mua đồ nội thất mới thì việc mua quá nhiều quần áo, giày dép, mỹ phẩm cũng là một ví dụ điển hình của sai lầm trong chi tiêu. Lần đầu đi học xa nhà, bạn sẽ dễ dàng bị cám dỗ trước sự hào nhoáng từ các nhãn hiệu lớn mà ở trong nước không có. Kèm theo tâm lý bạn bè có bạn cũng phải có, dẫn đến việc mua cho thỏa mãn. Nhưng khi bạn về nước lại không đem theo hết được, với số tiền chi tiêu cho những việc đó; bạn có thể dùng để đi du lịch trong khoảng thời gian nghỉ lễ. Điều này vừa giúp bạn có mở mang kiến thức, lại vừa làm phong phú trải nghiệm cá nhân của bạn.

4. Không có quỹ dự phòng

Một mình “nơi đất khách quê người”, nếu xảy ra vấn đề bạn sẽ chẳng thể nhờ đến sự giúp đỡ của ai ngoài bản thân mình. Chẳng ai biết chuyện không hay sẽ đến vào lúc nào, đừng để khi xảy ra chuyện phải mượn tiền để chi trả. Do đó, bạn nên có một quỹ khẩn cấp để phòng những trường hợp ốm đau, xảy ra sự cố thì có khoản tiền để dễ xoay xở. Đây cũng là cách giúp bạn để hạn chế những sai lầm trong chi tiêu khi đi học xa nhà. Việc có quỹ dự phòng, sẽ giúp bạn bớt chi cho những khoản không cần thiết, từ đó giúp bạn tiết kiệm cho túi tiền của mình.

II. Cách tiết kiệm chi tiêu dành cho du học sinh Mỹ

1. Lập kế hoạch để tiết kiệm chi tiêu

Du học sinh Mỹ cần chủ động lập kế hoạch để tiết kiệm chi tiêu

Cách tốt nhất để tiết kiệm chi tiêu trong thời gian du học Mỹ là lập kế hoạch chi tiêu. Đây cũng là phương án tiết kiệm lâu dài cho suốt thời gian du học. Bản kế hoạch chi tiêu này nên bao gồm các khoản chi chính như:

– Tiền nhà

– Tiền ăn

– Tiền mua sách và dụng cụ học tập

– Chi phí cho các tiện ích sinh hoạt như: tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại, tiền mạng….

– Chi phí đi lại….

Ngoài ra, bạn cần để riêng một khoản để chi trả cho hoạt động giải trí cá nhân và các trường hợp khẩn cấp. Sau khi lên kế hoạch chi tiêu, bạn có thể cân đối giữa các khoản chi, xem các bạn chi đó đã hợp lý chưa. Nếu chưa thì tiến hành điều chỉnh cho phù hợp. Ví dụ, nếu đang dùng quá nhiều tiền để thuê căn hộ ngoài trường học, bạn có thể chuyển sang thuê căn hộ giá rẻ hơn hoặc tìm bạn ở chung để tiết kiệm chi phí….

Với những du học sinh vừa đến Mỹ, việc lên kế hoạch chuẩn xác ngay trong tháng đầu tiên là rất khó khăn. Thay vào đó, bạn có thể lập một bảng Excel đơn giản và cập nhật tất cả các khoản chi tiêu từ lớn đến nhỏ. Căn cứ vào bảng excel này, bạn sẽ lên được bảng ngân sách cố định cho những tháng sau để tiết kiệm chi tiêu một cách hiệu quả nhất.

2. Du học sinh Mỹ nên mở tài khoản ngân hàng

Theo lời khuyên của các du học sinh Mỹ, mở tài khoản ngân hàng là một trong những ưu tiên hàng đầu khi bắt đầu đến nước này học tập. Vì trong một số trường hợp, việc thanh toán qua tài khoản ngân hàng được đánh giá là tiết kiệm, nhiều ưu đãi hơn.

Hơn nữa, khi mở tài khoản, bạn có thể dễ dàng quản lý tài chính của bản thân để có phương án tiết kiệm chi tiêu hợp lý. Để mở tài khoản ngân hàng, bạn nên dành thời gian nghiên cứu về các ngân hàng địa phương. Nên xem xét kỹ quyền lợi của bản thân khi mở thẻ để chọn ra ngân hàng phù hợp nhất và tiến hành mở theo hướng dẫn.

3. Chọn chỗ ở phù hợp với túi tiền của bạn

Có rất nhiều khoản chi tiêu chính mà du học sinh Mỹ cần chú ý nhưng tiền thuê nhà luôn là khoản chi lớn nhất, dao động từ 5,000 – 7,000 USD mỗi năm. Thậm chí, nó có thể chiếm từ 1/3 đến 1/2 tổng chi phí sinh hoạt khi du học Mỹ. Vì vậy, người muốn tiết kiệm chi tiêu cần chọn chỗ ở phù hợp với túi tiền của bản thân.

Bạn cần khảo sát chi phí khi sống trong ký túc xá của trường và giá thuê nhà trong khu vực để chọn phương án tối ưu nhất. Vì không phải trường hợp nào, giá thuê ký túc xá trong khuôn viên trường cũng rẻ hơn giá thuê căn hộ bên ngoài. Trường hợp chọn thuê căn hộ bên ngoài, bạn có thể tính phương án thuê nhà ở xa trung tâm thành phố, thuê những căn phòng nhỏ hoặc tìm người ở chung để tiết kiệm chi tiêu….

Ngoài hai phương án chính là ở trong trường và thuê căn hộ bên ngoài, bạn còn có thể thuê homestay để ở cùng người bản xứ. Đây là phương án thuê nhà tiết kiệm nhất. Đồng thời, phương án này cũng tạo điều kiện để bạn nhanh chóng hòa nhập với văn hóa Mỹ, có cái nhìn sâu sắc hơn về lối sống của người Mỹ. Tuy nhiên, nó cũng sẽ tạo ra một số bất tiện nhất định mà bạn cần xem xét.

4. Du học sinh Mỹ có thể tự nấu ăn để tiết kiệm chi tiêu 

Phần lớn ký túc xá ở Mỹ không cho phép sinh viên nấu ăn. Bạn chỉ có thể tiết kiệm chi phí ăn uống bằng cách ăn ngay tại nhà ăn của trường [đồ ăn bán trong trường thường rẻ hơn so với các nhà hàng bên ngoài] hoặc chọn những món ăn rẻ nhưng vẫn đảm bảo đủ năng lượng. 

Nhưng nếu thuê căn hộ sống bên ngoài, bạn có thể tự nấu nướng để tiết kiệm chi tiêu. Khảo sát thực tế với du học sinh tại Mỹ cho thấy, việc tự nấu nướng giúp tiết kiệm khoản tiền khá lớn. 

5. Tận dụng các chương trình giảm giá cho du học sinh

Bạn có thể tận dụng các chương trình giảm giá cho sinh viên để tiết kiệm chi tiêu

Các cơ sở kinh doanh ở Mỹ đang có khá nhiều chương trình giảm giá dành cho sinh viên. Đặc biệt là trên các phương tiện giao thông công cộng, khi mua sắm tại cửa hàng tạp hóa, cửa hàng quần áo hay tại các địa điểm du lịch. 

Vì vậy, trước mỗi chuyến đi, bạn có thể tìm hiểu xem phương tiện di chuyển đó, cửa hàng hay địa điểm du lịch đó có chương trình giảm giá dành cho sinh viên hay không. Nếu có thì hãy cung cấp ID sinh viên của mình để được giảm giá và tiết kiệm chi tiêu hiệu quả.

Ngoài việc tự tìm hiểu, bạn có thể tải các ứng dụng hỗ trợ như Groupon và LivingSocial. Những ứng dụng này sẽ giúp bạn tiếp cận với các ưu đãi và chiết khấu dành cho sinh viên một cách nhanh nhất.

6. Sử dụng các tiện ích miễn phí trong khuôn viên trường

Các trường Đại học ở Mỹ thường xuyên tổ chức các sự kiện thể thao, hội chợ nghề nghiệp, chương trình hòa nhạc, hội thảo cho sinh viên…. Nhiều trong số đó hoàn toàn miễn phí. Người tham gia còn có cơ hội nhận bữa ăn nhẹ, quà tặng. Vì vậy, nếu muốn tiết kiệm tối đa, bạn có thể kiểm tra email sinh viên để nhận thông tin về những sự kiện này.

Ngoài việc tổ chức sự kiện, nhiều trường cũng đang cung cấp các hỗ trợ miễn phí cho sinh viên. Ví dụ như tại California Institute of Technology, sinh viên có thể đặt lịch để được tư vấn, trị liệu nghề nghiệp hoặc dùng các dịch vụ sức khỏe khác.

7. Di chuyển thông minh để tiết kiệm chi tiêu 

Chi phí di chuyển bằng phương tiện giao thông công cộng luôn rẻ hơn nhiều so với thuê taxi hay thuê ô tô tự lái. Theo Times Higher Education, thẻ giao thông công cộng hàng tháng tại Mỹ có giá khoảng $50 – 60 USD. Hơn nữa, một số khu vực đang giảm giá cho sinh viên. Vì vậy, nếu cần di chuyển thì bạn nếu tính thời gian để di chuyển bằng phương tiện giao thông công cộng….

Kết

Lần đầu đi học xa nhà, việc mắc phải những sai lầm trong chi tiêu là điều không thể tránh khỏi. MAAS hy vọng với những chia sẻ trên, sẽ phần nào giúp bạn nhìn nhận lại việc chi tiêu của mình. Từ đó tránh được những sai lầm trong chi tiêu khi đi học xa nhà.

Nếu bạn gặp khó khăn khi làm Study Plan và chỉnh sửa Assignment; MAAS Assignment Service cung cấp dịch vụ hỗ trợ Assignment, Dissertation, Online Exam Test. Với đội ngũ Writers chuyên nghiệp; giàu kinh nghiệm; chúng tôi tin rằng dịch vụ tại MAAS sẽ phần nào giúp các bạn sinh viên tự tin hơn và phần nào cải thiện GPA khi đối mặt với những vấn đề bài vở. Nếu bạn còn phân vân về dịch vụ của MAAS Assignment Service; thì hãy bấm vào đây để xem chi tiết thông tin cách làm việc của chúng tôi.



Email:

Hotline 1:  [+84]97 942 23 93

Hotline 2: [+84]89 851 15 88

Facebook:

//www.facebook.com/MAASwritingservice

//www.facebook.com/MAAS.Essayservice

Instagram:

//www.instagram.com/maas.assignment/ 

Twitter:

//twitter.com/MaasService

Google Map:

//g.page/MAASEDTECH?share

Video liên quan

Chủ Đề