Lỗi vượt đèn đỏ phạt bao nhiêu đối với xe máy?

Ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vượt đèn đỏ

Ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô khi vượt đèn đỏ sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng, đồng thời bị tước quyền sử dụng GPLX từ 1 tháng đến 3 tháng. 

Trường hợp gây tai nạn giao thông sẽ bị tước giấy phép lái xe từ 2 đến 4 tháng [Điểm a Khoản 5, Điểm b, c Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP].

Mức phạt vượt đèn đỏ với xe máy, xe mô tô

Xe máy, mô tô vi phạm quy định về dừng đèn đỏ sẽ bị phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

Bên cạnh đó, người điều khiển phương tiện sẽ bị tước quyền sử dụng GPLX từ 1 đến 3 tháng [Điểm e, khoản 4 và Điểm b Khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP].

Mức phạt với máy kéo, xe máy chuyên dùng

Máy kéo, xe máy chuyên dùng khi vượt đèn đỏ sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng, đồng thời tạm tước một số giấy tờ sau:

Quyền sử dụng GPLX [khi điều khiển máy kéo].

Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ [khi điều khiển xe máy chuyên dùng].

Thời gian tạm tước các loại giấy tờ trên từ 1 tháng đến 3 tháng. Trường hợp gây tai nạn sẽ bị tước từ 2 đến 4 tháng [Điểm đ Khoản 5; Điểm a, b Khoản 10 Điều 7].

Với xe đạp, xe đạp máy, xe đạp điện

Nếu vượt đèn đỏ, xe đạp, xe đạp máy và cả xe đạp điện sẽ bị phạt tiền từ 100.000 - 200.000 đồng [điểm đ khoản 2 Điều 8]. 

Người đi bộ vượt đèn đỏ

Người đi bộ vượt đèn đỏ cũng sẽ bị phạt hành chính như khi điều khiển các phương tiện khác, vì hành vi này cũng gây ra nhiều mối nguy hiểm khi giao thông. Cụ thể, mức phạt cho người đi bộ vượt đèn đỏ là từ 60.000 - 100.000 đồng [điểm b khoản 1 Điều 9].

Vượt đèn vàng, người tham gia giao thông cũng có thể bị xử phạt 

Khoản 3 Điều 10 Luật Giao thông đường bộ ban hành năm 2008 giải thích tín hiệu đèn giao màu vàng là báo hiệu phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp.

Nếu người điều khiển xe chưa đi quá vạch dừng xe khi đèn vàng bật sáng nhưng vẫn cố tình đi tiếp sẽ phạm lỗi vượt đèn vàng và bị xử phạt; trừ trường hợp xe vẫn chưa đi quá vạch dừng xe nhưng nếu dừng lại sẽ gây nguy hiểm cho mình hoặc cho phương tiện khác.

Trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ và chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường hoặc các phương tiện khác.

Theo Nghị định 100/2020/NĐ-CP, mức phạt đối với hành vi vượt đèn vàng cụ thể như sau:

Xe đạp, xe đạp máy, xe đạp điện

Người điều khiển xe đạp, xe đạp máy, xe đạp điện nếu vượt đèn vàng sẽ bị phạt tiền từ 100.000 - 200.000đ [Điểm c Khoản 1 Điều 8].

Ô tô, phương tiện tương tự ô tô

Trường hợp vượt đèn vàng, người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 - 5.000.000đ và tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 - 3 tháng hoặc 2 - 4 tháng nếu gây tai nạn [Điểm e, khoản 4 và Điểm b Khoản 10 Điều 6].

Máy kéo, xe máy chuyên dùng

Đối với người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng, nếu vượt đèn vàng sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 - 2.000.000đ và tước quyền sử dụng giấy phép lái xe [khi điều khiển máy kéo] hoặc Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ [khi điều khiển xe máy chuyên dùng] từ 1 - 3 tháng hoặc 2 - 4 tháng nếu gây tai nạn [Điểm đ Khoản 5 và Điểm a, b Khoản 10 Điều 7].

Xe máy, xe mô tô, xe máy điện

Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện vi phạm lỗi vượt đèn vàng sẽ bị phạt tiền từ 600.000 - 1.000.000đ và tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 - 3 tháng [Điểm e Khoản 4 và Điểm b Khoản 10 Điều 6]./.

     Chào luật sư, tôi có câu hỏi mong luật sư giải đáp: Tôi nghe nói hiện nay đã có quy định mới về vấn đề xử phạt trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Vậy mức xử phạt khi đi xe vượt đèn đỏ đối với các phương tiện xe máy, ô tô, xe đạp theo quy định mới nhất là bao nhiêu? Mong Luật sư tư vấn giúp! Tôi xin cảm ơn luật sư!

Vượt đèn đỏ là một trong những lỗi vi phạm giao thông phổ biến, song vẫn có không ít người thắc mắc vượt đèn đỏ phạt bao nhiêu và có bị giữ bằng lái xe không?

Mục lục bài viết [Ẩn]


1. Ý nghĩa của đèn tín hiệu đỏ là gì?

Theo khoản 3 Điều 10 Luật Giao thông đường bộ 2008, tín hiệu đèn giao thông có 3 màu với ý nghĩa như sau:

3. Tín hiệu đèn giao thông có ba mầu, quy định như sau:

a] Tín hiệu xanh là được đi;

b] Tín hiệu đỏ là cấm đi;

c] Tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp; trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường.

Cùng với đó, Quy chuẩn QCVN 41:2019/BGTVT cũng nêu rõ, đèn đỏ báo hiệu các phương tiện phải dừng lại trước vạch dừng. Nếu không có vạch dừng thì phải dừng trước đèn tín hiệu theo chiều đi.

Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp ngoại lệ cho phép các bác tài tiếp tục hành trình dù phía trước có tín hiệu đèn đỏ, bao gồm:

- Có hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.

- Có biển báo phụ cho phép rẽ phải/rẽ trái/đi thẳng.

- Có đèn tín hiệu mũi tên được lắp kèm đèn tín hiệu giao thông thông thường.

- Xe ưu tiên đi làm nhiệm vụ.

- Có vạch kẻ kiểu mắt võng.

- Có tiểu đảo cho phép rẽ phải trước khi đến đèn tín hiệu giao thông.

Xem thêm: Đèn đỏ được rẽ phải, rẽ trái, đi thẳng trong các trường hợp sau 


2. Lỗi vượt đèn đỏ bị phạt bao nhiêu? Có bị giữ bằng lái không?

Khi vượt đèn đỏ, tùy vào loại phương tiện, người điều khiển phương tiện giao thông sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP với mức phạt cụ thể như sau:

Phương tiện

Mức phạt

Căn cứ

Xe máy

800.000 đồng - 01 triệu đồng

Điểm e khoản 4 và điểm b khoản 10 Điều 6

Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 - 03 tháng

Xe ô tô

04 - 06 triệu đồng

Điểm a khoản 5 và điểm b khoản 11 Điều 5

Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 - 03 tháng

Xe đạp, xe đạp máy, xe thô sơ

100.000 - 200.000 đồng

Điểm đ khoản 2 Điều 8

Xe máy kéo, xe chuyên dùng

02 - 03 triệu đồng

Điểm đ khoản 5 và điểm a khoản 10 Điều 7

Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe đối với máy kéo từ 01 - 03 tháng

Tước quyền sử dụng chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ đối với xe máy chuyên dùng từ 01 - 03 tháng

Như vậy, khi vượt đèn đỏ, ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển ô tô, xe máy, máy kéo, xe máy chuyên dùng còn có thể bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng về giao thông từ 01 - 03 tháng.


3. Cách tính mức tiền phạt lỗi vượt đèn đỏ

Điểm b khoản 1 Điều 9 Nghị định 118/2021/NĐ-CP đã chỉ rõ các xác định mức phạt tiền cụ thể cho một hành vi vi phạm hành chính như sau:

b] Mức phạt tiền cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung phạt tiền được quy định đối với hành vi đó. Trong trường hợp có từ 02 tình tiết giảm nhẹ trở lên, thì áp dụng mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có từ 02 tình tiết tăng nặng trở lên, thì áp dụng mức tối đa của khung tiền phạt.

Theo đó, mức tiền phạt cụ thể sẽ được tính theo công thức:

Mức phạt cụ thể = [Mức phạt tối đa + Mức phạt tối thiểu] : 2

Ví dụ: Với khung phạt tiền từ 800.000 đồng - 01 triệu đồng, mức phạt vượt đèn đỏ đối với người điều khiển xe máy thông thường bằng:

[800.000 + 1.000.000] : 2 = 900.000 đồng.

Lưu ý:

- Nếu từ 02 tình tiết giảm nhẹ: Người vi phạm nộp phạt ở mức tối thiểu của khung tiền phạt.

Tình tiết giảm nhẹ có thể kể đến như: Đã có hành vi ngăn chặn, làm giảm bớt hậu quả của vi phạm hoặc tự nguyện khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại; vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng; vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;…

- Nếu từ 02 tình tiết tăng nặng: Người vi phạm nộp phạt ở mức tối đa của khung tiền phạt.

Tình tiết tăng nặng có thể kể đến như: Vi phạm nhiều lần; tái phạm; lăng mạ, phỉ báng người đang thi hành công vụ; vi phạm hành chính có tính chất côn đồ;…

Chủ Đề