Luận điểm cơ bản trong bài văn là gì

Luận điểm là gì? Trong văn bản nghị luận, luận điểm là một trong những yếu tố quan trọng giúp cấu thành văn bản này. Tuy nhiên, với một số bạn học sinh lớp 7 mới tiếp xúc với dạng văn bản nghị luận, có thể chưa xác định được luận điểm và các yếu tố xung quanh vấn đề này. Hiểu được điều đó, sau đây bancobiet.org sẽ cùng bạn tìm hiểu những thông tin về kiến thức luận điểm trong bài viết dưới đây.

Luận điểm là khái niệm dùng để chỉ các tư tưởng, lập luận chính của vấn đề mà bạn đang thảo luận, nghị luận. 

Trong đó, luận điểm phải  là những tư tưởng có tính đúng đắn, chân thật. Vừa đáp ứng được nhu cầu thực tế, vừa có sức thuyết phục cao.

Hiểu một cách đơn giản như sau: Trong công việc hoặc giao tiếp hàng ngày. Chúng ta sẽ luôn có những vấn đề chính cần được làm rõ hoặc mong muốn tìm hiểu trong các tình huống mà bạn đang gặp phải. Người ta gọi đó chính là luận điểm.

Trong một vấn đề đặt ra có thể sẽ xuất hiện một hoặc rất nhiều luận điểm khác nhau. Tuy nhiên, nếu trong quá trình làm sáng tỏ vấn đề mà đưa ra được nhiều luận điểm có tính thuyết phục cao để chứng minh thì tính tin cậy của vấn đề sẽ càng trở nên cao hơn.

Mỗi luận điểm  phải tương ứng với vấn đề được đặt ra. Tuyệt đối không sử dụng các luận điểm không liên quan đến vấn đề. Bởi nó sẽ dẫn tới tình trạng lan man, dài dòng và thiếu hiệu quả khi chứng minh vấn đề.

Việc xác định luận điểm là điều khá quan trọng. Bởi hệ thống luận điểm chính là nền tảng cốt lõi, là cơ sở của nội dung trong văn bản nghị luận. Luận điểm được ví như xương sống trong cơ thể hoặc cấu trúc cốt lõi của một tòa nhà.

Luận điểm là gì?

Cách xác định luận điểm

Để xác định được luận điểm trong các văn bản nghị luận, bạn phải áp dụng những cách thức sau:

  • Thứ nhất: Thông qua các dữ liệu sẵn có trong văn bản đề cập để tìm hiểu rõ xem mục đích mà tác giả đưa ra những dữ liệu này là gì? Từ đó, xác định luận điểm mà người viết mong muốn đề cập.
  • Thứ hai: Thông qua cách đặt câu hỏi trong văn bản. 
  • Thứ ba: Thông qua cách thức nghị luận, cách thức trình bày trong văn bản.

Vai trò của luận điểm

Như đã chia sẻ, luận điểm là yếu tố quan trọng nhất trong văn bản nghị luận. Hiểu một cách đơn giản hơn, một bài văn nghị luận chắc chắn phải có ít nhất 1 luận điểm.

Thông qua luận điểm, tác giả có thể đạt được mục đích nghị luận của mình. Từ đó, giúp người đọc, người nghe hiểu và thuyết phục được họ tin tưởng vào vấn đề mình đặt ra.

Để chứng minh được tính đúng đắn, khoa học và thực tiễn của luận điểm cần phải có các luận cứ đi kèm. Những luận cứ này phải là những con số hoặc ví dụ minh họa thực tế, chính xác.

Văn bản thuyết minh có những tính chất gì? cách sử dụng

Yêu cầu của luận điểm

Để văn bản nghị luận có tính thuyết phục cao, các luận điểm đưa ra phải đáp ứng một số yêu cầu cụ thể như sau:

  • Luận điểm đưa ra phải có tính đúng đắn, sáng tỏ, tập chung và định hướng. Đồng thời, đáp ứng các nhu cầu thực tế thì mới có sức thuyết phục với người khác khi nghe và đọc.
  • Tính đúng đắn của luận điểm được đưa ra phải phù hợp với lẽ phải và được thừa nhận. Khi diễn đạt luận điểm phải đưa ra các thông tin chính xác. Tuyệt đối không mập mờ hoặc mâu thuẫn giữa các luận điểm với nhau.
  • Tập chung vào các luận điểm chính trong bài. Hướng vào làm rõ vấn đề cần nghị luận. 
  • Khi đưa ra các luận điểm cần phải có tính mới mẻ, không lặp lại những điều đã biết hoặc đã được đề cập trước đó. Tức là các luận điểm này phải có tính mới mẻ, chưa ai đề xuất.
  • Luận điểm của một bài văn nghị luận cần có tính định hướng. Tức là đưa ra với mục đích giải đáp những vấn đề liên quan đến nhận thức, tư tưởng trong đời sống thực tế hiện nay.
  • Cách trình bày phải đi thẳng vào vấn đề, không vòng vo, loanh quanh. Một văn bản nghị luận tốt là văn bản vừa mang tính nghệ thuật, vừa đưa ra được các luận điểm hợp tình, hợp lý.

Cách trình bày câu luận điểm là gì?

Cách trình bày câu luận điểm là gì?

Câu luận điểm là gì? Câu luận điểm là câu chủ đề, nhằm mục đích nêu rõ luận điểm hay vấn đề mà người viết muốn đặt ra. Hiện nay có 2 cách trình bày câu luận điểm, cụ thể như sau:

Cách thứ nhất: Phương pháp diễn dịch

Với phương pháp này, luận điểm chính là câu chủ đề của đoạn văn. Câu này thường đặt ở đầu đoạn văn.

Ví dụ: trong thư gửi đồng bào Nam Bộ của Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã viết: 

“Chúng ta nhất định thắng lợi vì chúng ta có lực lượng đoàn kết của toàn dân. Chúng ta nhất định thắng lợi vì cuộc đấu tranh của chúng ta là chính nghĩa”. 

Phạm trù triết học là gì? tính chất, các loại cặp phạm trù triết học

Cách thứ hai:  Phương pháp quy nạp

Luận điểm là câu chủ đề được đặt ở cuối của đoạn văn. Tức là sau khi đưa ra các luận cứ hoặc luận điểm nhỏ mới đi đến kết luận. Kết luận này cũng đồng thời là luận điểm của đoạn văn, là mục đích mà tác giả muốn đề cập tới.

Ví dụ: Trong tuyên ngôn độc lập của chủ tịch Hồ Chí Minh có viết: 

“Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!”

Trên đây là chia sẻ của bancobiet.org về luận điểm là gì? Những thông tin xung quanh vấn đề này. Hy vọng đã giúp các em học sinh lớp 7 hiểu rõ hơn về luận điểm và câu luận điểm là gì lớp 7 . Đừng quên ghé thăm website của chúng tôi mỗi ngày để cập nhật thật nhiều thông tin thú vị nhất nhé!

Chủ Đề