Luật ngân hàng là gì


trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, luật ngân hàng với các quy phạm pháp luật của nó có vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế thị trường.
Xét theo phương diện là một ngành luật trong hệ thống pháp luật, khái niệm luật ngân hàng phụ thuộc vào tiêu chí phân định ngành luật, do vậy, có nhiều cách hiểu khác nhau về nội hàm của khái niệm
này. Từ những quan điểm phổ biến và chung nhất, luật ngân hàng có thể được hiểu như sau: Luật ngân hàng là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh và quy định về địa vị pháp lý của
ngân hàng trung ương và của các tổ chức tín dụng; các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình quản lý nhà nước và các quan hệ giao dịch có liên quan đến hoạt động lưu thơng tiền tệ, tín dụng, ngân hàng, các
hoạt động ngân hàng và các dịch vụ ngân hàng của các tổ chức tín dụng và những chủ thể khác trong lĩnh vực ngân hàng và thị trường tiền tệ.
6

2. Đối tượng, phạm vi điều chỉnh của luật ngân hàng:


Căn cứ vào khái niệm, đối tượng điều chỉnh của luật ngân hàng có thể được hình dung khái qt là các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình quản lý nhà nước cũng như các quan hệ xã hội nảy sinh từ
hoạt động lưu thơng tiền tệ, tín dụng, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và các chủ thể khác tham gia vào lĩnh vực ngân hàng. Như vậy, đối tượng điều chỉnh của luật ngân hàng bao gồm hai nhóm:
-Các quan hệ quản lý nhà nước về tiền tệ, tín dụng, ngân hàng. -Các quan hệ về tổ chức và hoạt động kinh doanh ngân hàng của các tổ chức tín dụng và những chủ
thể khác có tham gia vào lĩnh vực này. Căn cứ vào nội dung điều chỉnh các quan hệ pháp luật ngân hàng, đối tượng điều chỉnh của luật
ngân hàng có thể được phân biệt thành những nhóm quan hệ xã hội như sau: -Nhóm các quan hệ tổ chức và hoạt động của Ngân hàng nhà nước Việt Nam
-Nhóm các quan hệ tổ chức và hoạt động của các tổ chức tín dụng -Nhóm các quan hệ kinh doanh ngân hàng của các tổ chức khác, tuy không phải là tổ chức tín dụng
nhưng được phép thực hiện một số hoạt động thuộc lĩnh vực ngân hàng. Về phương pháp điều chỉnh, luật ngân hàng sử dụng hai phương thức chủ yếu để tác động vào các
quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của mình là: phương pháp mệnh lệnh phục tùng và phương pháp bình đẳng thỏa thuận. Trong đó, phương pháp mệnh lệnh phục tùng chủ yếu được áp dụng trong
các quan hệ xã hội có sự tham gia của ngân hàng nhà nước Việt Nam với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng. Lưu ý là, trong một số trường hợp, nếu ngân hàng
nhà nước Việt Nam tham gia vào những mối quan hệ mang tính chất nghiệp vụ, khơng thể hiện chức năng quản lý nhà nước, phương pháp mệnh lệnh phục tùng sẽ không được áp dụng. Các quan hệ diễn ra
liên quan đến giao dịch tiền tệ tín dụng, ngân hàng được thiết lập trên cơ sở bình đẳng giữa các chủ thể là ngân hàng, kể cả mối quan hệ giữa ngân hàng trung ương với vai trò là trung tâm thanh toán, luân chuyển
tiền tệ, làm dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ. Phương pháp điều chỉnh của pháp luật ngân hàng đối với nhóm quan hệ này chủ yếu là phương pháp bình đẳng, thỏa thuận.

3. Nguồn của Luật Ngân hàng:


- Bao gồm: + Hiến pháp
+ Các đạo luật Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Luật Các Tổ chức tín dụng + Bộ luật Dân sự
+ Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã, Luật Đầu tư + Luật Tổ chức chính phủ
+ Các Nghị định, thơng tư của các bộ, cơ quan ngang bộ liên quan đến lĩnh vực ngân hàng.

4. Quan hệ pháp luật ngân hàng:


Quan hệ pháp luật về ngân hàng là những quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình quản lý nhà nước về ngân hàng và những quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực hoạt động ngân hàng được các quy
phạm pháp luật ngân hàng điều chỉnh.
6
Đại học Quốc Gia Hà Nội, Khoa Luật, Giáo trình Luật Ngân hàng, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2005, tr42
7
Chủ thể trong quan hệ pháp luật ngân hàng: - Ngân hàng nhà nước Việt Nam và các Tổ chức tín dụng
- Chủ thể là Pháp nhân - Chủ thể là cá nhân
Khách thể trong quan hệ pháp luật ngân hàng - Tiền, hàng, các giấy tờ có giá, vàng và những dịch vụ tiện ích của ngân hàng
Nội dung của quan hệ PL NH:
Bao gồm các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia vào quan hệ PL NH cụ thể.
8

CHƯƠNG 2: ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM


I. KHÁI NIỆM, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM. 1. Khái niệm Ngân hàng nhà nước Việt Nam
Ở mỗi quốc gia, ngân hàng nhà nước có thể có những tên gọi khác nhau xuất phát từ các yếu tố lịch sử, sở hữu, thể chế chính trị. Chẳng hạn như, theo hình thức sở hữu, ngân hàng nhà nước có tên gọi là
ngân hàng nhà nước Việt nam, Ngân hàng quốc gia Mơnđơva, Iran, Hunggari. Theo tính chất, chức năng, ngân hàng có thể được gọi tên là ngân hàng trung ương Liên bang Nga, ngân hàng dự trữ Nam
phi, Hệ thống dự trữ liên bang Mỹ hoặc có thể chỉ là những tên gọi có tính chất lịch sử và kế thừa như Ngân hàng Anh, Ngân hàng Pháp, Ngân hàng Nhật Bản
7
Một cách chung nhất, ngân hàng trung ương được hiểu là định chế tài chính cơng quyền, tiến hành
các họat động ngân hàng nhằm đảm bảo chính sách tiền tệ quốc gia. Khi nghiên cứu về vị trí pháp lý của ngân hàng trung ương, chúng ta cần phải xem xét mối quan hệ giữa ngân hàng trung ương với bộ máy
nhà nước trong việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia. Hiện nay, trên thế giới phổ biến có hai kiểu tổ chức mơ hình ngân hàng trung ương bao gồm: ngân hàng trung ương độc lập với Chính phủ và trực
thuộc Chính phủ.
Đối với mơ hình ngân hàng trung ương độc lập với Chính phủ, ngân hàng trung ương sẽ không nằm trong cơ cấu tổ chức bộ máy của Chính phủ. Thơng thường, nó sẽ chịu sự chi phối từ cơ quan quyền
lực mà khơng chịu sự lãnh đạo, điều hành từ Chính phủ. Theo định chế này, họat động của ngân hàng trung ương hòan tòan độc lập với Chính phủ.
Đối với mơ hình ngân hàng trung ương trực thuộc Chính phủ, ngân hàng là một bộ phận trong cơ cấu tổ chức Chính phủ, chịu sự lãnh đạo, điều hành của Chính phủ. Theo định chế này, Chính phủ có thể
can thiệp vào việc tổ chức, điều hành, họat động, kể cả việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.
8
Về định nghĩa cụ thể thế nào là ngân hàng trung ương hay ngân hàng nhà nước, phần lớn pháp luật về ngân hàng của các quốc gia đều đưa ra khái niệm về ngân hàng nhà nước hoặc thông qua những
quy phạm pháp luật xác định đặc điểm, chức năng để thể hiện khái niệm về ngân hàng nhà nước. Có thể nói, vị trí pháp lý của ngân hàng trung ương ở một quốc gia sẽ được quyết định bởi mục đích, tính chất,
u cầu quản lý vĩ mơ của nhà nước đối với họat động tiền tệ, tín dụng, ngân hàng. Tổng hợp các quy phạm pháp luật ghi nhận đặc điểm, vị trí pháp lý của Ngân hàng nhà nước hay ngân hàng trung ương,
thuật ngữ này thơng thường được hình dung như sau:
-Ngân hàng nhà nước là một cơ quan nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng.
-Ngân hàng nhà nước là một định chế tài chính thực hiện chức năng cung ứng các dịch vụ ngân hàng cho chính phủ và cho hệ thống các tổ chức tín dụng.
-Ngân hàng trung ương khơng lấy mục đích lợi nhuận làm hàng đầu. -Ngân hàng trung ương là cầu nối giữa chính phủ với nền kinh tế, giữa thị trường tài chính, tiền tệ
trong nước và ngồi nước, các tổ chức tài chính quốc tế. Đối với Việt Nam, Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010 không đưa ra điều luật cụ thể về
khái niệm Ngân hàng nhà nước Việt Nam. Điều 2 Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam 2010 xác định vị trí pháp lý và chức năng của ngân hàng nhà nước Việt Nam như sau:
-Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, là Ngân hàng trung ương của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Ngân hàng Nhà nước là pháp nhân, có vốn pháp định thuộc sở hữu nhà nước, có trụ sở chính tại Thủ đơ Hà Nội.
7
Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Ngân hàng, NXB Cơng an nhân dân, 2006, tr 27.
8
Giáo trình Luật Ngân hàng, Đại học Quốc gia Hà Nội, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2006, tr 55-56
9

Video liên quan

Chủ Đề