Luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh 9

Qua bài Luyện tập sử dụng một số biện pháp trong văn bản thuyết minh giúp các em ổn lại kiến thức cơ bản và khả năng làm một bài văn thuyết minh kết hợp với các yếu tố nghệ thuật tự thuật, kể chuyện, đối thoại, so sánh,...

ADSENSE

 

1. Tóm tắt nội dung

  • Muốn cho bài văn thuyết minh thêm sinh động và hấp dẫn ta cần vận dụng thêm một số nghệ thuật như kể chuyện, đối thoại, ẩn dụ, nhân hóa,...
  • Các biện pháp nghệ thuật cần được sử dụng thích hợp, làm nổi bật đặc điểm thuyết minh và gây hứng thú cho người đọc.

2. Soạn bài Luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh

2.1. Chuẩn bị ở nhà

  • Đề bài: Thuyết minh về chiếc nón.
  • Dàn bài
    • Mở bài: Giới thiệu về chiếc nón
    • Thân bài:
      • Lịch sử của chiếc nón
      • Cấu tạo của chiếc nón
      • Quy trình làm ra chiếc nón.
      • Giá trị kinh tế, văn hóa, nghệ thuật của chiếc nón.
    • Kết bài: Cảm nghĩ chung về chiếc nón trong đời sống hiện đại.
  • Hướng dẫn viết đoạn mở bài

Nón lá là hình ảnh quen thuộc, gần gũi đối với phụ nữ Việt Nam từ xưa tới nay. Chiếc nón lá gắn với tà áo dài truyền thống, với lời ăn tiếng nói, phong tục tập quán của Việt Nam. Và nón lá chính là biểu tượng của Việt Nam đối với bạn bè các nước năm châu, là linh hồn, là tinh hoa của nét đẹp nghìn năm văn hiến.

2.2. Luyện tập trên lớp

  • Đề bài: Thuyết minh về cái quạt
  • Dàn bài:
    • Mở bài: Giới thiệu về cái quạt.
    • Thân bài: 
      • Nêu công dụng của cái quạt dùng:
        • Để quạt khi trời nóng.
        • Để trang trí.
        • Để biểu diễn nghệ thuật.
      • Cấu tạo của cái quạt, hình dáng như thế nào?
        • Ốc xoắn: bằng sắt.
        • Khung quạt: làm bằng vật liệu gì? kích thước ra sao? (bằng nan, sắt.)
        • Đồ bao bọc: bằng ni nông giấy.
      • Phân loại: quạt nan, quạt giấy, quạt điện
      • Lịch sử của cái quạt: Nêu nguồn gốc, xuất xứ (có từ rất lâu đời.)
      • ý nghĩa: Là vật dụng hữu ích, quan trọng mang lại nguồn lợi nhuận trong kinh doanh.
    • Kết bài: Bày tỏ cảm nghĩ về chiếc quạt.

Để biết được bố cục và cách làm một bài văn thuyết minh kết hợp với một số biện pháp nghệ thuật như thế nào? Các em tham khảo thêm phần

bài giảng Luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.

3. Hỏi đáp về bài Luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 9 - Bài dạy 1: Luyện tập sử dụng một số biện pháp nghê thuật trong văn bản thuyết minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • Luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh 9
    bai_giang_ngu_van_9_bai_day_1_luyen_tap_su_dung_mot_so_bien.pptx

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 9 - Bài dạy 1: Luyện tập sử dụng một số biện pháp nghê thuật trong văn bản thuyết minh

  1. BÀI 1 – TIẾT 4-5: LUYỆN TẬP SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHÊ THUẬT TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH
  2. Đề bài: Thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam
  3. * Yêu cầu: + Về nội dung: phải nêu được công dụng, cấu tạo, chủng loại, lịch sử của các đồ dùng nói trên. + Về hình thức: biết vận dụng một số biện pháp nghệ thuật để cho văn bản hấp dẫn.
  4. -Thể loại: Thuyết minh - Đối tượng thuyết minh: Chiếc nón lá Việt Nam
  5. •. DÀN Ý: I.Mở bài: Giới thiệu đối tượng thuyết minh( Nêu khái quát ý nghĩa của chiếc nón lá trong đời sống dân tộc hoặc trích dẫn một vài câu thơ, một vài ý kiến về chiếc nón lá VN, hoặc nhập vai chiếc nón tự giới thiệu về mình). II.Thân bài: Thuyết minh đối tượng 1.Nguồn gốc xuất xứ và chủng loại, những làng nghề làm nón nổi tiếng. - Nguồn gốc: Chiếc nón lá xuất hiện sớm trong lịch sử dân tộc VN. Hình ảnh tiền thân của nó đó được chạm khắc trên trống đồng Ngọc Lũ và thạp đồng Đào Thịnh cách đây 2500-3000 năm.
  6. - Chủng loại: Chiếc nón thông dụng là nón lá, người Bình Định có nón ngựa làm bằng lá dứa chuyên dùng đội khi đi cưỡi ngựa.Người Bắc Ninh có nón thúng quai thao,người Huế có nón bài thơ. Lính tráng thời xưa hay đội nón dấu. Ngoài ra còn có nún rơm, nón khua (dùng cho người hầu các quan lại) - Những làng nghề nón nổi tiếng: Nón làng Chuông (Hà Tây) bền và đẹp từng là vật để cung tiến hoàng hậu, công chúa, là kỉ vật của những cô gái khi lên xe hoa về nhà chồng, nón Gò Găng (Bình Định), nón Huế thanh mảnh 2.Đặc điểm của chiếc nón. - Nguyên liệu làm nón:lá cọ, lá hồi, lá dứa, bẹ măng khô rơm, tre
  7. - Hình dáng: Hình chóp như một chiếc kim tự tháp thu nhỏ. Đường kính rộng 41 cm - Cấu tạo: 3 phần: Khung nón, vành nón và chóp nón 3.Qui trình làm nón: - Chọn và là lá: + Lá non, không bị sâu và rách. + Lá được vò trong cát, sau đó phơi dưới nắng nhẹ hay sấy trong cho chuyển thành màu trắng rồi hơ qua 1 lượt diêm sinh cho lá bền không mốc. + Lấy giẻ nhúng nước, đem hơ trên lửa cho nóng rồi chà nhẹ lên lá để lá thẳng và những đường gân cũng bằng với mặt lá, rồi treo lên từng chùm cho lá thẳng. - Uốn và nức vành: + Vành nón được làm từ cật nứa vót nhẵn. Dùng cây mác sắc, chuốt mỏng từng sợi tre thành 16 nan vành
  8. + Khung nón được những người thợ cao tay làm sẵn có sáu cây sườn chính, khoảng cách giống nhau để gài 16 nan vành lớn nhỏ khác nhau. + Dựng những nan vành uốn vòng thật tròn trịa vào khung. - Xây và lợp lá: + Lấy kéo cắt chéo đầu trên của lá, sau đó lấy kim xâu chừng 20-25 chiếc lá lại với nhau xếp đều lên khuôn nón từ vành đầu tiên đến vành cuối cùng (chóp nón) Xếp đến đâu phải buộc dây gai lại đến đó cho nón không xô lệch (Nón Huế có hai lớp, nón Chuông có ba lớp) - Khâu nón: +Khâu từ vành đầu tiên đến vành cuối cùng là chóp nón. + Chỉ khâu là dây cước, dai, bền. Mũi khâu đều tay thì nón mới đẹp.
  9. + Trong lòng nón người thợ có thể dùng một số bức tranh trang trí. Nón Huế luôn có những lăng tẩm đình đài cùng cô gái Huế trong tà áo dài tím được thêu bên ngoài. + Phía trong chóp nón , có thể được đính một mảnh gương nhỏ. + Khâu giăng mắc ở hai điểm đối diện trong lòng nón bằng chỉ màu để buộc quai nón. -Sau khi hoàn thiện : cần quét một lớp dầu bóng để nón bền và đẹp. 4.Giá trị: - Nón dùng để che nắng, che mưa. -Nó là người bạn thủy chung của người nông dân một nắng hai sương: chiếc nón trở thành chiếc quạt mát xua đi cái nắng nóng trưa hè, trở thành chiếc cốc xua đi cơn khát cháy khô - Chiếc nón góp phần tôn lên vẻ đẹp của người phụ nữ VN.
  10. -Nón lá là nguồn cảm hứng vô tận cho thơ ca, nhạc họa, nó mang niềm vui rạo rực “em đội nón bài thơ, đi đón ngày hội mở”, gợi dáng mẹ tảo tần “Mẹ về nón lá nghiêng che” - Là món quà kỉ niệm đối với khách du lịch. - Trở thành đạo cụ không thể thiếu đối với một số loại hình nghệ thuật: múa nón, hát quan họ 5. Cách bảo quản: Để nón ở nơi khô ráo, tránh ẩm mốc III.Kết bài:Nêu cảm nghĩ, thái độ của em về chiếc nón lá VN như yêu thích, trân trọng, tự hào về vẻ đẹp, ý nghĩa của chiếc nón lá và sự tài hoa của người thợ- Là món quà kỉ niệm đối với khách du lịch. - Trở thành đạo cụ không thể thiếu đối với một số loại hình nghệ thuật: múa nón, hát quan họ
  11. 5. Cách bảo quản: Để nón ở nơi khô ráo, tránh ẩm mốc III.Kết bài:Nêu cảm nghĩ, thái độ của em về chiếc nón lá VN như yêu thích, trân trọng, tự hào về vẻ đẹp, ý nghĩa của chiếc nón lá và sự tài hoa của người thợ