Marc levy em ở đâu

Marc Levy [sinh ngày 16 tháng 10 năm 1961, tại Boulogne-Billancourt, nước Pháp] là nhà văn người Pháp gốc Do Thái. Ông đã học ở trường Đại học Paris-Dauphine và sinh sống tại Hoa Kỳ  từ năm 1984 đến năm 1991. Tại đây, ông đã đặt nền tảng cho hai công ty - 1 đặt cơ sở tại California và 1 ở Colorado - chuyên về đồ họa tin học. Vào năm 1991, ông hợp tác lập ra một công ty thiết kế và xây dựng ở trong nước mà sau này đã trở thành một trong những hãng kiến trúc dẫn đầu ở Pháp.

Marc Levy viết quyển tiểu thuyết đầu tiên của mình với tên Et si c'était vrai... [Và nếu như chuyện này là có thật hay còn gọi là "nếu em không phải một giấc mơ"], vào năm 1998. Ông viết cuốn sách này cho con trai mình, khi đã là một thương gia thành công. Năm 1999, sau khi bán bản quyền film Et si c'était vrai... cho hãng Dreamworks, ông kết thúc công việc ở hãng kiến trúc để theo đuổi sự nghiệp viết văn của mình. Năm 2001, ông cho xuất bản quyển sách thứ hai, Où es-tu? [Em ở đâu?], tiếp theo là quyển Sept jours pour une éternité... [Bảy ngày cho mãi mãi] vào năm 2003, La prochaine fois [Kiếp sau] vào năm 2004 và quyển Vous revoir [Gặp lại em] vào năm 2005. Năm 2005 cũng là năm trình chiếu bộ phim Just like Heaven [Như một giấc mơ] của hãng Dreamworks - phỏng theo tiểu thuyết Et si c'était vrai... bởi các diễn viên chính: Reese Witherspoon và Mark Ruffalo.

Hue Nguyen's review

Feb 26, 2018


really liked it


Em ở đâu – Marc Levy“Chỉ tình yêu và tình bạn mới có thể khỏa lấp nỗi cô đơn của đời người. Không phải ai cũng có quyền hưởng hạnh phúc, đó là một cuộc chiến thường nhật. Tôi tin rằng phải nắm bắt lấy hạnh phúc một khi nó ở trong tầm tay” – Orson Welles.Là cuốn tiểu thuyết tôi đọc nhiều lần nhất, hay lấy ra nhòm lại nhất, highlight nhiều đoan nhất. Tôi vốn có chút bias với thể loại tiểu thuyết tình cảm nên đã rất ngần ngại khi đọc “Em ở đâu”. Việc hay hay dở của một tiểu thuyết là tùy cảm nhận mỗi người. Nhưng sau khi đọc xong thì tôi lại ước gì đã đọc “Em ở đâu” sớm hơn. Có rất nhiều câu hỏi, tôi tìm kiếm rất lâu trong những cuốn self-help thì nó lại hiện ra câu trả lời rất tự nhiên, rất thuyết phục trong một cuốn tiểu thuyết. Thật khó có thể tin đc.Tôi không quan tâm nhiều lắm đến việc Susan có hối hận khi đánh mất Philip hay không, Philip có thực sự yêu Mary hay không. Có nhiều tình cảm, nhiều dòng chảy còn trong trẻo , ngọt ngào, dữ dội hơn thế rất nhiều trong “Em ở đâu”. Đó là “điều mâu thuẫn” của Mary đã rất dũng cảm dành cho Lisa, là tình cảm Philip dành cho Lisa hay cho chính hình bóng người bạn ấu thơ của mình, là tình cảm trong veo Thomas dành cho người chị trên trời rơi xuống của mình, là tình cảm Honduras và Susan dành cho nhau hay của người cha còn không được nhắc tên trong cơn tuyệt vọng tìm kiếm đứa con gái của mình giữa dòng nước lũ đã cứu vớt và yêu thương một bé gá khác hơn chính sinh mạng mình…Ban đầu tôi đã nghĩ mình sẽ đồng cảm và yêu thương Susan dữ lắm. Những lý tưởng, sự cống hiến của cô ấy phải thật đẹp đẽ, thật truyền cảm hứng biết bao. Nếu đọc cách đây 10 năm chắc tôi đã nghĩ như vậy. Nhưng đó mới chỉ là một phần sự thật. Sự ra đi của cô ấy, là vì một lý tưởng cao đẹp mà cô ấy theo đuổi hay đó chỉ là sự trốn chạy tuổi thơ, trốn chạy những kí ức đau thương trong quá khứ mà cô không dám đối mặt, là sự ngông cuồng, nôn nóng của một cô gái trẻ luôn muốn được trưởng thành, được già đi trước tuổi, được phá bỏ không gian chật chội trong cái vỏ cơ thể chính mình? Có lẽ chỉ Marc biết, chỉ Susan biết. Nhưng tôi tin chắc chắn rằng ít nhất một lần, cô ấy đã hối hận về cái quyết định ra đi của mình. Cô ấy hối hận khi đã không kịp nhận ra “ai rồi cũng có thể thay đổi”, anh bạn tri kỉ đã ở bên cạnh cô còn lâu hơn cả bố mẹ cô cũng có thể tới một ngày không còn là duy nhất của cô nữa, cô hối hận vì đã không nắm giữ được hạnh phúc trong tầm tay. Nhưng cuộc sống vẫn có những vòng quay của nó, thời gian là thứ không thể lấy lại được. Nhưng ít nhất, có hối hận cũng ko khiến cô từ bỏ quyết định ban đầu của mình. Có người xem đó là việc cô quyết tâm theo đuổi ước mơ, đức hi snh cao đẹp vì thế giới, vì những con người đang rất cần đến sự giúp đỡ của cô ở Honduras. Tôi thì lại thấy đó là sự ngoan cố, sự ngoan cố một cách ngông cuồng và tích cực, tất nhiên. Cô ko dám nhận mình đã sai lầm, cô đã đánh đổi cả tuổi thơ, nên cô phải ngoan cố, nhưng ít nhất sự ngoan cố ấy cũng góp phần giúp đỡ rất nhiều người. Cô yêu Philip nhưng cô cũng yêu Honduras. Tôi tin là như vậy. Và sau bao nhiêu lần “hai năm” đi nữa, cho đến lần cuối cùng cô xuất hiện trong lễ tốt nghiệp của Lisa, với tôi, Susan vẫn là cô gái vẫn chỉ “đang cố tỏ ra trưởng thành”, không dám thành thật với chính mình.Mary là nhân vật tôi vẫn rất thần tượng, và càng đọc lại, tôi càng thêm thần tượng cô ấy. Hạnh phúc là tùy cách nhìn nhận và nắm bắt của mỗi người. Cô ấy là chứng minh của nhận định đó. Người ta có thể thấy thương cảm cho cô vì hạnh phúc chưa trọn vẹn, khi trong tim của người đàn ông cô đã dành một đời để yêu thương không thể và không bao giờ có thể quên đi hình bóng của một người phụ nữ khác, trong khi đó cô không chỉ phải sống, mà còn phải cố gắng hòa hợp với người con gái của người phụ nữ ấy. Ngay chính hội bạn bè nội trợ thân thiết của cô cũng thấy như vậy, và có lẽ ban đầu chính bản thân Mary cũng đã nghĩ như vậy. Nhưng Marc đã để cô dũng cảm vượt qua. Dũng cảm, đôi khi không chỉ là như Susan, quăng mình vào một nơi nguy hiểm, chiến đấu vì con người, vì nhân loại; mà thành thật với chính mình, biết chấp nhận và đối diện với chính mình, “dám” mở cửa trái tim để rộng lượng, để yêu thương chính mình, yêu thương những người xung quanh mình cũng là một sự dũng cảm không phải ai cũng làm được. Từ sự quan tâm có phần gượng ép ban đầu, tôi đã rất xúc động khi đọc Mary lái xe suốt đêm tìm kiếm Lisa, yêu thương Lisa, bên cạnh để giúp Lisa vượt qua những nỗi sợ, những ám ảnh, những cơn ác mộng đã theo em nửa chiều dài trái đất từ Honduras nghèo khó xa xôi đến giữa đất nước cờ hoa phồn hoa đô hội, và dũng cảm đối mặt với nỗi sợ một ngày nào đó Lisa sẽ rời xa cô. Có lẽ Mary đã yêu Philip quá nhiều. Có người sẽ nói tình yêu ấy là mù quáng, là ko đáng khi Philip vẫn luôn giữ hình ảnh của Susan và chưa từng lắng nghe, dành trọn trái tim mình cho Mary. Nhưng có quan trọng không khi đến cuối cùng, Mary đã có được hạnh phúc trọn vẹn cho chính mình. Cố ấy đã dũng cảm đấu tranh và nắm giữ để có được hạnh phúc trọn vẹn. Đấu tranh với suy nghĩ ích kỉ của bản thân, đấu tranh với sự lặng im của Philip, đấu tranh với nỗi ám ảnh, sợ hãi luôn bủa vây lấy Lisa. Thậm chí cô còn tìm lại được hạnh phúc với nghề nghiệp yêu thích của cô dù đã sang tuổi bốn mươi. Mary, cô ấy đã “cân” tất cả.Lisa thật khiến người ta yêu thương thậm chí ghen tị với em. Ghen tị với những trải nghiệm sợ hãi nhưng quý giá cho em với những tháng ngày tuổi thơ sống cùng những cơn bão nhiệt đới khủng khiếp, với mùi cỏ dại và mùi bùn đất không thể nào quên của Honduras. Ghen tị vì em đã có một gia đình trọn vẹn với những người có thể nói là xa lạ, với người đàn ông đã trải qua tuổi thơ cùng mẹ em và người phụ nữ mà người ta gọi là vợ của ông ấy, với đứa em trai hờ dám đấm vào mặt tụi bạn cùng trường để bảo vệ em. Sống trong tình yêu thương chân thành giúp em có một tuổi thơ trọn vẹn, “đúng lộ trình” chứ không nông nổi, nôn nóng, gấp gáp như người mẹ của em. Và đọc truyện thôi mà người ta cũng hiểu được phần nào cô thiếu nữ được lớn lên trong ngập tràn tình yêu ấy sẽ xinh đẹp và rạng rỡ thế nào.Cuối cùng đọc Em ở đâu cũng khiến tôi phải google tìm kiếm thêm thông tin về Fifi, về động đất Đường Sơn, về Mitch… những thảm họa, những kẻ giết người hàng loạt ngây thơ đã đồng hành trong những chương truyện. Hẳn để viết được hay như thế Marc cũng đã phải nghiên cứu địa lý kĩ lắm chăng.

“Em ở đâu?” là cuốn đầu tiên và duy nhất mình đọc của Marc Levy .

Nhiều người thích truyện của Marc Levy. Một nhà tiểu thuyết người Pháp với nhiều tác phẩm nổi tiếng như: Em ở đâu?; Nếu em không phải là giấc mơ; Bảy ngày cho mãi mãi…

Nói chung truyện với tên tuổi của ông đã làm mưa làm gió trên diễn đàn văn học khắp thế giới. Độ phủ sóng chắc chắn không cần bàn cãi khi bạn hỏi bất kì tín đồ văn học nào về ông – dù có hay không đọc truyện – cũng đều biết đến tên tuổi của Marc Levy.

Nghe thì nhiều, nhưng phải đến khi chuyển đến công ty mới, chị trước đây ngồi ở chỗ hiện tại của mình đã để lại cho mình cuốn “Em ở đâu?”, và nhân một hôm rảnh rỗi, mình mới ngồi nghiễm ngẫm nó.

Truyện thì nên để các bạn tự đọc và tự cảm nhận, nên nói chung mình sẽ không viết quá nhiều về nội dung mà chỉ là một vài cảm nghĩ sau khi đọc truyện này.

Đầu tiên là về cách thức thể hiện câu chuyện qua những bức thư. Tuyệt vời. Trước khi đọc truyện này mình cũng đọc khá nhiều cuốn có cách thể hiện tương tự. Tuy nhiên, Marc Levy vẫn cho chúng ta- tức người đọc- một trải nghiệm hoàn toàn mới. Hai nhân vật chính nói về cuộc đời, hành trình của mình thông qua những bức thư đầy tình cảm. Họ đã từng là mối tình của nhau, chia xa, nhớ nhung, căng thẳng, hồi hộp, lo lắng, thất vọng, chấp nhận để rồi cuối cùng là tình thương và kỉ niệm.

Mình chưa- bao- giờ cảm thấy thấu hiểu cảm giác của một nhân vật đến vậy. Khi Philip đứng ở sân bay, nhìn Susan bước qua hàng rào ngăn cách để từ đây, cuộc sống của họ chỉ có thể liên kết qua những bức thư. Đó là cảm giác nhớ nhung, lo sợ, tiếc nuối và sau cùng là bất lực vì không thể làm gì khác ngoài việc cầu nguyện cho đối phương. Cuộc sống từ đây, chắc chắn sẽ rất khác.

Mình chưa bao giờ được đi máy bay, dù đã xuất ngoại hai lần. Mình thích máy bay lắm. Thích được ra sân bay ngắm máy bay từ từ cất cánh. Giống như ước mơ hồi nhỏ, một ngày nào đó có thể bay trên bầu trời như thế. Nhưng sân bay cũng là nơi mà mình ghét nhất trên đời. Nó là nơi khiến mọi cảm xúc của người đi, người tiễn, người đón, người về được đẩy lên đỉnh điểm cao trào. Chúng ta không thể giấu cảm xúc của mình trước mỗi chuyến bay.

Bối cảnh xuyên suốt và điểm nhấn của toàn bộ câu chuyện chính là sân bay Newark. Nơi đây chứng kiến sự chia xa, trở về, sự vội vàng ra đi, những lời tâm sự chóng vánh, sự xuất hiện của đứa con gái Susan và cuộc gặp đầy hối lỗi của người mẹ. Marc Levy rất tuyệt vời trong việc miêu tả từng chi tiết nhỏ nhặt nhất trong biểu cảm của mỗi nhân vật, khiến người đọc như thực sự sống trong hoàn cảnh lúc đấy. Từng chút một, từng chút một như biến thành Philip, Susan, Mary và Lisa.

Một đoạn hội thoại mình rất thích trong “Em ở đâu?”. Khi Philip cố gắng thuyết phục Susan dừng công việc của mình lại và quay trở về với anh. Và Susa đã đáp trả:

“Juan đã nói đúng, chỉ nên phụ thuộc vào chính mình; những người xung quanh ta đều tự do, và việc gắn kết cuộc đời vào một người nào đó là một điều ngu ngốc, nó chỉ khiến ta phải đau đớn.”

Khi con người ta quá yêu một ai đó, thường quên đi chính cuộc sống của mình. Chúng ta có xu hướng nghĩ rằng cuộc sống của ta sẽ được định đoạn, gắn kết với đối phương. Điều đó chỉ càng khiến mối quan hệ bị thắt chặt và đối phương cảm thấy ngạt thở. Nhưng tất nhiên, đó là thứ không thể tránh khỏi, là gia vị và là điều mà bạn nên cảm thấy hạnh phúc, vì đã yêu hoặc được yêu chân thành đến thế.

Susan quá may mắn đi khi có Philip yêu cô và chờ đợi cô chân thành đến vậy. Cho dù sau này Philip có tìm được người bạn đời của mình, thì Susan vẫn là tuổi thơ, là điều không thể thay thế. Một người phụ nữ có vị trí đặc biệt như vậy, thì còn ao ước điều gì. Đôi khi mình rất hiểu cảm giác của Mary khi luôn lo sợ trong trái tim chồng mình vẫn còn hình bóng người cũ. Tuy nhiên Marc đã xây dựng nên tượng đài một người phụ nữ tuyệt vời, vượt lên trên tất cả đem tình yêu của mình chống lại bão tố. Người phụ nữ đó đã dẹp bỏ mọi tự ái cá nhân, mọi sự toan tính nhỏ nhen để chấp nhận Lisa, chấp nhận sự không thể nào mất đi của Susan.

“Em ở đâu” là một câu chuyện tình yêu tuyệt vời mà tất cả chúng ta nên đọc. Ở đâu đó trong mỗi nhân vật, ta có thể tìm thấy góc khuất của con người mình.

Tất nhiên sau tác phẩm này mình cũng không đọc thêm cuốn nào của Marc Levy nữa. Nhưng mình thích cách ông ý viết, và gây dựng nội dung câu chuyện này. Quả thực là tuyệt vời.

Video liên quan

Chủ Đề