Mẫu giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa năm 2024

Hiện nay, giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm phù hợp quy chuẩn và tiêu chuẩn Việt Nam đóng vai trò rất quan trọng trong hành trình thương mại sản phẩm và tạo dựng thương hiệu của doanh nghiệp trên thị trường. Là minh chứng thiết thực cho việc sản phẩm, hàng hóa đạt chất lượng và phù hợp với tiêu chuẩn công bố và các yêu cầu của Nhà nước, các tổ chức và các doanh nghiệp.

Mẫu giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa năm 2024

Để thương mại sản phẩm, hàng hoá trên thị trường, doanh nghiệp cần phải thực hiện chứng nhận chất lượng sản phẩm hàng hoá đấy phù hợp với các tiêu chuẩn, quy chuẩn mà Nhà nước hoặc quốc tế quy định. Để đạt được giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm, Quý doanh nghiệp cùng tìm hiểu bài viết dưới đây.

I. Giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm là gì?

CQ (Certificate of Quality) là loại giấy tờ chứng nhận rằng sản phẩm có chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn của nhà sản xuất hoặc các tiêu chuẩn quốc tế. CQ có vai trò quan trọng trong việc tạo điều kiện thuận lợi về mặt thuế quan cho sản phẩm khi nhập khẩu vào một quốc gia khác (nước nhập khẩu).

1. Mục đích sử dụng

Thứ nhất, mục đích được thể hiện rõ ràng nhất của giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm theo đúng tên gọi của nó chính là chứng minh sản phẩm đạt chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn đã công bố. Hầu hết các cơ quan chứng nhận sản phẩm đều được công nhận theo tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC Guide 65:1996.

Thứ hai, đây là chứng từ thể hiện sự cam kết của người bán với người mua về chất lượng sản phẩm. Đây là chứng chỉ quan trọng cho cả nhà sản xuất và khách hàng, việc thông qua CQ có thế xác định liệu sản phẩm có đáp ứng thông số kỹ thuật như đã công bố hay không. Các tổ chức hoặc doanh nghiệp nên xin cấp giấy chứng nhận chất lượng cho sản phẩm của mình vì điều này giúp xây dựng niềm tin cho khách hàng về chất lượng và sự an toàn của sản phẩm nhằm thúc đẩy lượng tiêu thụ sản phẩm đó trên thị trường.

Lưu ý: Giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm là một chứng từ không bắt buộc phải có trong bộ hồ sơ hải quan. Tuy nhiên, trừ một số trường hợp quy định bắt buộc phải có trong hồ sơ đăng ký.

2. Các loại chứng chỉ chất lượng

Tại Việt Nam, có 2 hình thức chính của giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm, đó là:

  • Giấy chứng nhận hợp chuẩn (hay còn gọi là giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn): là hoạt động chứng nhận chất lượng sản phẩm phù hợp với tiêu chuẩn tương ứng trong nước hoặc các tiêu chuẩn quốc tế. Giấy chứng nhận này được thực hiện theo yêu cầu của tổ chức hoặc cá nhân, về nguyên tắc là hoạt động tự nguyện. Tuy nhiên, trong 1 số trường hợp khách hàng yêu cầu thì nó trở thành bắt buộc. Phương thức đánh giá sự phù hợp tiêu chuẩn là do tổ chức hoặc cá nhân chứng nhận hợp chuẩn hoặc công bố hợp chuẩn quyết định nhưng phải phù hợp với từng sản phẩm để đảm bảo độ chính xác.
  • Giấy chứng nhận hợp quy: là hoạt động bắt buộc chứng nhận chất lượng sản phẩm phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật tương ứng, được thực hiện theo yêu cầu của cơ quan quản lý của Nhà nước (ở Trung ương hoặc địa phương), thường là các chứng nhận liên quan đến các vấn đề an toàn, vệ sinh, môi trường (công bố hợp quy). Phương thức đánh giá sự phù hợp quy chuẩn kỹ thuật được quy định tại quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

Mẫu giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa năm 2024

3. Đối tượng cần chứng nhận chất lượng sản phẩm

Tất cả các doanh nghiệp hoặc cá nhân muốn thương mại sản phẩm trên thị trường cần phải thực hiện chứng nhận chất lượng cho sản phẩm của mình.

II. Quy định về giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm

Giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa (C/Q - Certificate of Quality) là loại giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa phù hợp với tiêu chuẩn/quy chuẩn của nước sản xuất hoặc tiêu chuẩn quốc tế. Tại Việt Nam có 2 hình thức chứng nhận chất lượng hàng hóa chính: Chứng nhận hợp chuẩn và chứng nhận hợp quy.

  1. Chứng nhận hợp chuẩn

Chứng nhận hợp chuẩn là hoạt động xác nhận rằng chất lượng của sản phẩm phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn quốc tế tương ứng. Việc xác nhận này được thực hiện theo yêu cầu của tổ chức/cá nhân. Phương thức đánh giá sự phù hợp tiêu chuẩn do tổ chức/cá nhân chứng nhận hợp chuẩn hoặc tổ chức/cá nhân công bố hợp chuẩn quyết định nhưng phải phù hợp với từng sản phẩm để bảo đảm tính phù hợp, chính xác.

  1. Chứng nhận hợp quy

Chứng nhận hợp quy (hoạt động bắt buộc) là hoạt động chứng nhận chất lượng sản phẩm phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, được thực hiện khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước (trung ương hoặc địa phương), thường là các chứng nhận liên quan đến an toàn vấn đề vệ sinh và môi trường (Công bố hợp quy). Phương thức đánh giá sự phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

III. Thủ tục xin giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm

1. Hồ sơ

Tổ chức, cá nhân công bố hợp quy lập hồ sơ công bố hợp quy và nộp trực tiếp hoặc gửi hồ sơ qua đường bưu điện tới cơ quan chuyên ngành là cơ quan chuyên môn do Bộ quản lý ngành, lĩnh vực, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ định, giao trách nhiệm. Thành phần hồ sơ được quy định như sau:

Thứ nhất: Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân (bên thứ nhất), hồ sơ công bố hợp quy bao gồm:

  1. Bản công bố hợp quy (theo Mẫu 2. CBHC/HQ quy định tại Phụ lục III Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN
  1. Báo cáo tự đánh giá dựa trên kết quả tự thực hiện của tổ chức, cá nhân hoặc dựa trên kết quả đánh giá của tổ chức đánh giá sự phù hợp đã đăng ký, bao gồm các thông tin sau:

- Tên tổ chức, cá nhân; địa chỉ; điện thoại, fax;

- Tên sản phẩm, hàng hóa;

- Số hiệu quy chuẩn kỹ thuật;

- Kết luận sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật;

- Cam kết chất lượng sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn công bố áp dụng và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa và kết quả tự đánh giá.

Thứ hai, trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận đã đăng ký hoặc tổ chức chứng nhận được chỉ định (bên thứ ba), hồ sơ công bố hợp quy bao gồm:

  1. Bản công bố hợp quy (theo Mẫu 2. CBHC/HQ quy định tại Phụ lục III Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN và nội dung bổ sung quy định tại khoản 7 Điều 1 Thông tư này);
  1. Bản sao y bản chính Giấy chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật tương ứng kèm theo mẫu dấu hợp quy do tổ chức chứng nhận đã đăng ký hoặc tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp cho tổ chức, cá nhân

2. Trình tự

- Bước 1: Trao đổi thông tin với khách hàng

Việc trao đổi thông tin với khách hàng sẽ giúp Vinacontrol CE nắm được những thông tin cần thiết cũng như có được những thống nhất ban đầu với khách hàng để thực hiện theo đúng yêu cầu của khách hàng.

- Bước 2: Đánh giá sơ bộ và kiểm tra những tài liệu liên quan

Sau khi đã trao đổi thông tin với khách hàng, tổ chức chứng nhận đánh giá sơ bộ và kiểm tra những tài liệu liên quan để giúp các doanh nghiệp tìm ra những thiếu sót trong khâu chuẩn bị tài liệu và kịp thời điều chỉnh.

- Bước 3: Đánh giá chính thức

Đoàn kiểm tra sẽ kiểm tra và thẩm định thực tế, đối chiếu sự phù hợp giữa hồ sơ và thực tế để có những điều chỉnh thích hợp nhất. Sau đó, sẽ có một buổi họp thống nhất ý kiến với doanh nghiệp.

- Bước 4: Thẩm xét hồ sơ và cấp giấy chứng nhận

Sau khi đã xem xét thấy hồ sơ tài liệu là phù hợp với thực tế thì Vinacontrol CE sẽ tiến hành cấp chứng nhận cho doanh nghiệp.

- Bước 5: Đánh giá chứng nhận định kỳ

Vinacontrol CE sẽ thực hiện đánh giá doanh nghiệp về việc đảm bảo tuân thủ, duy trì các yêu cầu trong tiêu chuẩn chứng nhận để duy trì hiệu lực của giấy chứng nhận.

Mẫu giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa năm 2024

3. Cơ quan có thẩm quyền

Bộ Công thương là cơ quan có thẩm quyền cấp phát giấy chứng nhận sản phẩm. Tuy nhiên, trong 1 số trường hợp có thể uỷ quyền cho các cơ quan, tổ chức khác.

Căn cứ Thông tư 02/2017/TT-BKHCN sửa đổi Thông tư 28/2012/TT-BKHCN quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành:

“Cấp giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa thuộc thẩm quyền của các tổ chức chứng nhận thực hiện hoạt động chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn, đã thực hiện đăng ký hoạt động chứng nhận theo quy định tại Nghị định 107/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp (sau đây gọi tắt là tổ chức chứng nhận đã đăng ký).”

4. Thời hạn thực hiện

Hiện nay, có hai cơ quan cấp giấy chứng nhận chất lượng CQ gồm Bộ Công Thương Việt Nam và Phòng Thương mại và công nghệ Việt Nam (VCCI). Thời gian để được cấp giấy kiểm định chất lượng sản phẩm là trong vòng từ 3-5 ngày làm việc, riêng đối với các nhóm thực phẩm chức năng và thực phẩm bổ sung là khoảng 20 ngày làm việc.

Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận là 3 năm kể từ ngày cấp chứng nhận lần đầu.

IV. Một số câu hỏi về giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm

1. Giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm bị từ chối cấp trong trường hợp nào?

Hiện nay pháp luật Việt Nam chưa có quy định về các trường hợp bị từ chối cấp Giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, từ ý nghĩa của Giấy chứng nhận trên ta có thể hiểu tùy vào từng trường hợp không đáp ứng được yêu cầu về chất lượng sản phẩm sẽ bị từ chối khác nhau. Nếu Quý khách hàng đang gặp vấn đề này, NP LAW với đội ngũ có chuyên môn cao trong ngành sẽ tư vấn tận tâm từng trường hợp Quý khách hàng gặp phải.

2. Xin giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm bao nhiêu tiền?

Chi phí tùy thuộc vào số lượng sản phẩm yêu cầu chứng nhận, quy mô sản xuất, tính phức tạp của sản phẩm khi thử nghiệm mẫu điển hình.

V. Khó khăn khi xin giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm là gì?

Trong quá trình đăng ký chứng nhận chất lượng sản phẩm, doanh nghiệp có thể gặp khó khăn như:

  • Chi phí: Các chi phí để đăng ký được chất lượng sản phẩm có thể gây ra tốn kém đối với doanh nghiệp nhỏ.
  • Thời gian: Quá trình đăng ký chứng nhận có thể phải thực hiện trong khoảng thời gian khá dài chưa kể đến việc Doanh nghiệp thực hiện lần đầu chưa có kinh nghiệm chuẩn bị hồ sơ dẫn đến sai sót phải làm đi làm lại nhiều lần, quá trình này kéo dài có thể ảnh hưởng đến năng suất sản xuất và doanh thu của doanh nghiệp.
  • Thủ tục phức tạp: Việc đăng ký giấy chứng nhận sản phẩm đạt chất lượng thường yêu cầu nhiều thủ tục phức tạp cũng như nhiều tài liệu cần chuẩn bị kỹ lưỡng theo quy định của pháp luật.
  • Hạn chế tài nguyên: Đôi khi doanh nghiệp không có đủ tài nguyên để thực hiện đầy đủ quy trình đăng ký chất lượng sản phẩm. Ví dụ như không đủ nhân lực hoặc thiết bị để thực hiện các bước kiểm tra và đánh giá sản phẩm.

VI. Có nên tìm luật sư để tư vấn và thực hiện thủ tục xin giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm không?

Như trình bày ở phần trên, doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong quá trình xin Giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm vì thủ tục này khá phức tạp và liên quan đến việc phạt vi phạm hành chính nếu doanh nghiệp không đăng ký Giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm trước khi đưa sản phẩm vào tiêu thụ. Do đó, việc tìm đến một công ty dịch vụ có chuyên môn dày dặn kinh nghiệm trong lĩnh vực này là cần thiết. NPLaw hân hạnh được đồng hành cùng doanh nghiệp từ bước tư vấn, chuẩn bị hồ sơ đến khi doanh nghiệp nhận được Giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm. Nếu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc có sự vướng ngại hay thắc mắc, NPLaw chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa là gì?

Giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa hay còn được gọi tắt theo kiểu thông thường là giấy C/Q (certificate of quality) là giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa phù hợp với tiêu chuẩn của nước sản xuất nói riêng hoặc các tiêu chuẩn quốc tế nói chung.

Giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa do ai phát hành?

Chứng minh sản phẩm, hàng hóa đáp ứng đầy đủ những tiêu chuẩn chất lượng (đã công bố kèm theo hàng hóa). Bộ công thương là cơ quan có thẩm quyền cấp phát giấy chứng nhận CO và CQ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp có thể ủy quyền cho các cơ quan, tổ chức khác.

Giấy chứng nhận chất lượng của nhà sản xuất là gì?

CQ (Certificate of Quality) là loại giấy tờ chứng nhận rằng sản phẩm có chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn của nhà sản xuất hoặc các tiêu chuẩn quốc tế. CQ có vai trò quan trọng trong việc tạo điều kiện thuận lợi về mặt thuế quan cho sản phẩm khi nhập khẩu vào một quốc gia khác (nước nhập khẩu).

Giấy chứng nhận hàng hóa do ai ký phát?

Hiện nay có hai cơ quan cấp giấy chứng nhận chất lượng CQ gồm Bộ Công Thương Việt Nam và Phòng Thương mại và công nghệ Việt Nam (VCCI). Thời gian để được cấp giấy kiểm định chất lượng sản phẩm là trong vòng từ 3-5 ngày làm việc, riêng đối với các nhóm thực phẩm chức năng và thực phẩm bổ sung là khoảng 20 ngày làm việc.