Mẫu quy định chuyên cần

Nghỉ ốm là một chế độ của bảo hiểm xã hội (BHXH). Nếu người lao động đáp ứng đủ điều kiện sẽ được cơ quan BHXH chi trả tiền nghỉ ốm. Tại công ty, nghỉ ốm có bị trừ chuyên cần không?

Nghỉ ốm có bị trừ chuyên cần không?

Mẫu quy định chuyên cần

Câu hỏi: Em đang làm ở công ty xây dựng, hợp đồng lao động vô thời hạn. Ngoài lương, bên em có các phụ cấp công việc, ăn trưa và phụ cấp chuyên cần. Tháng vừa rồi, em nghỉ ốm 07 ngày thì đến cuối tháng kế toán trừ phụ cấp chuyên cần của em do em không đi làm đủ. Không biết như vậy có đúng không? Nghỉ ốm có bị trừ chuyên cần không?

Chào bạn. Điều 90 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận với mục đích để người lao động thực hiện công việc. Tổng  lương người sử dụng laoo động (doanh nghiệp) trả cho người lao động bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.

Hiện nay, theo quy định, mức lương của người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định.

Điều 96 Bộ Luật lao động năm 2019 cũng có quy định người lao động phải được trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng thời hạn. Nếu người sử dụng lao động không thể trả lương đúng thời hạn thì không được chậm quá 01 tháng và người sử dụng lao động phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng lãi suất huy động tiền gửi do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Từ các quy định trên cho thấy, pháp luật về lao động không có quy định nào về phụ cấp chuyên cần. Đây là phụ cấp do người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận với nhau, có thể trong hợp đồng lao động hoặc ngay trong nội quy lao động.

Theo đó, tiền chuyên cần chính là tiền lương người sử dụng lao động trả cho người lao động nếu người lao động đi làm đầy đủ, không vi phạm pháp luật, làm đủ ngày công trong tháng. Nhiều công ty cho phép người lao động nghỉ ốm không bị trừ chuyên cần nhưng nhiều nơi cho rằng nghỉ làm, không làm đủ công trong tháng dù bất cứ lý do nào cũng không được tính lương chuyên cần.

Như vậy, pháp luật lao động không quy định cụ thể về khoản tiền chuyên cần mà dựa trên sự thỏa thuận của các bên. Do vậy, bạn cần căn cứ vào hợp đồng lao động hoặc nội quy lao động của công ty để biết công ty trừ tiền chuyên cần do nghỉ ốm có đúng hay không.

Mẫu quy định chuyên cần

Nghỉ ốm có bị trừ lương không?

Mẫu quy định chuyên cần

Câu hỏi: Em vừa nghỉ 05 ngày do bị cảm cúm nặng. Tuy nhiên, công ty lại trừ lương cuối tháng của em những ngày này. Cho em hỏi nghỉ ốm có bị trừ lương không?

Điều 112, 113, 115 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những sau đây:

- Tết Dương lịch: 01 ngày; Tết Âm lịch: 05 ngày; Ngày 30/4 và 01/5; Quốc khánh: 02 ngày; Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày;

- Ngày nghỉ hằng năm: Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động từ 12-16 ngày. Sau đó cứ 05 năm làm việc số ngày nghỉ tăng thêm 01 ngày.

- Nghỉ việc riêng: Kết hôn: nghỉ 03 ngày; Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày; Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.

Như vậy, nghỉ ốm không phải trường hợp được nghỉ việc hưởng nguyên lương.

Trường hợp bạn đủ điều kiện, chuẩn bị đầy đủ hồ sơ sẽ được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội do ốm đau.

Xem thêm: Điều kiện và hồ sơ hưởng chế độ ốm đau

Nếu bạn không đủ điều kiện hưởng chế độ ốm đau thì phải nghỉ không lương trừ trường hợp bạn ốm nhưng xin nghỉ phép hưởng nguyên lương.

Trên đây là giải đáp nghỉ ốm có bị trừ chuyên cần không? Nếu còn vướng mắc, gọi ngay tới hotline: 

Mẫu quy định chuyên cần
 19006199 để được tư vấn

>> Nghỉ ốm có được hưởng bảo hiểm thất nghiệp không?

Mức lương để tính tiền lương tăng ca, lương làm thêm giờ được quy định thế nào? Bên chị có khoản phụ cấp chuyên cần, không đi sớm về trễ thì được thưởng thêm 250.000 đồng, khoản này có gộp vào trong tổng lương để tính tiền lương tăng ca không vậy? Câu hỏi của chị Khánh (Tp.HCM).

Mức lương để tính tiền lương tăng ca, lương làm thêm giờ được quy định thế nào?

Theo Điều 98 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về tiền lương làm thêm giờ như sau:

Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm
1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:
a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
c) Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
2. Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.
3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Theo quy định trên thì tính tiền lương tăng ca, lương làm thêm giờ cho người lao động theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm.

Mẫu quy định chuyên cần

Khoản phụ cấp chuyên cần có tính vào lương để tính tiền lương tăng ca, lương làm thêm giờ hay không? (Hình từ Internet)

Khoản phụ cấp chuyên cần có tính vào lương để tính tiền lương tăng ca, lương làm thêm giờ hay không?

Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 55 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định:

Tiền lương làm thêm giờ
Tiền lương làm thêm giờ theo khoản 1 Điều 98 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:
1. Đối với người lao động hưởng lương theo thời gian, được trả lương làm thêm giờ khi làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường do người sử dụng lao động quy định theo Điều 105 của Bộ luật Lao động và được tính theo công thức sau:
Tiền lương làm thêm giờ = Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường x Mức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300% x Số giờ làm thêm
Trong đó:
a) Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường, được xác định bằng tiền lương thực trả của công việc đang làm của tháng hoặc tuần hoặc ngày mà người lao động làm thêm giờ (không bao gồm tiền lương làm thêm giờ, tiền lương trả thêm khi làm việc vào ban đêm, tiền lương của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương theo quy định của Bộ luật Lao động; tiền thưởng theo quy định tại Điều 104 của Bộ luật Lao động, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca, các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác không liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong hợp đồng lao động) chia cho tổng số giờ thực tế làm việc tương ứng trong tháng hoặc tuần hoặc ngày người lao động làm thêm giờ (không quá số ngày làm việc bình thường trong tháng và số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày, 01 tuần theo quy định của pháp luật mà doanh nghiệp lựa chọn và không kể số giờ làm thêm);
...

Theo quy định trên thì các khoản trợ cấp không liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong hợp đồng lao động sẽ không gộp vào để tính lương làm thêm.

Theo thông tin chị cung cấp thì đối với phụ cấp chuyên cần, không đi sớm về trễ thì được thưởng thêm 250.000 đồng.

Vậy khoản phụ cấp này không liên quan đến việc thực hiện công việc hoặc chức danh trong hợp đồng lao động nên sẽ không dùng làm căn cứ để tính lương làm thêm giờ chị nhé.

Tính tiền lương tăng ca, lương làm thêm giờ cho người lao động hưởng lương theo sản phẩm thế nào?

Tại khoản 2 Điều 55 Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn tính tiền lương tăng ca, lương làm thêm giờ cho người lao động hưởng lương theo sản phẩm như sau:

Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm, được trả lương làm thêm giờ khi làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường để làm thêm số lượng, khối lượng sản phẩm ngoài số lượng, khối lượng sản phẩm theo định mức lao động theo thỏa thuận với người sử dụng lao động và được tính theo công thức sau:

Tiền lương làm thêm giờ = Đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường x Mức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300% x Số sản phẩm làm thêm

Trong đó:

- Mức ít nhất bằng 150% so với đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với sản phẩm làm thêm vào ngày thường;

- Mức ít nhất bằng 200% so với đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với sản phẩm làm thêm vào ngày nghỉ hằng tuần;

- Mức ít nhất bằng 300% so với đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với sản phẩm làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương.