Máy miyota là gì

Nếu như Thụy Sỹ được nhắc tới như một “cái nôi” của ngành công nghiệp chế tác đồng hồ. Với hàng loạt những tên tuổi đồng hồ đình đám thế giới cùng những cỗ máy cơ khí đỉnh cao về cả công nghệ lẫn chất lượng. Thương hiệu Citizen lại giống như một chàng trai trẻ ưa mạo hiểm, thích khám phá và sáng tạo. Với sự thông minh, tính cần cù và tỉ mỉ hãng đồng hồ Citizen đã khiến cả thế giới phải kinh ngạc với những cỗ máy Miyota được sản xuất In-house vô cùng ấn tượng. Một trong những cỗ máy Miyota ấn tượng nhất của thương hiệu đồng hồ Citizen được so sánh với những cỗ máy ETA hàng đầu từ Thụy Sỹ mang tên Miyota 9015 đã thực sự gây tiếng vang lớn trong ngành chế tác đồng hồ trên thế giới. Cùng tìm hiểu về cỗ máy đồng hồ Citizen Automatic ấn tượng này trong bài viết dưới đây của Tân Tân Watch nhé.

1.Miyota - nhà máy sản xuất cỗ máy In-house lớn nhất Nhật Bản

Nếu bạn muốn biết vị thế của Miyota hiện nay thì có thể khẳng định ngắn gọn: “Miyota là nhà máy sản xuất cỗ máy đồng hồ In-house lớn nhất Nhật Bản đồng thời cũng là nơi chế tạo ra những cỗ máy thời gian được ưa chuộng nhất. Đẳng cấp có thể sánh ngang với ETA, Sellita, Soprod và Ronda của Thuỵ Sỹ. Ở Châu Á, Miyota chính là linh hồn của những chiếc đồng hồ Citizen chính hãng”. Nói qua một chút về sự ra đời của Miyota, Ngay từ khi bắt đầu, hãng đồng hồ Citizen đã vạch ra định hướng sản xuất vô cùng rõ ràng. Đó chính là định hướng sản xuất đồng hồ In-house. [caption id="attachment_115137" width="800"]

Tất Tần Tật Về Bộ Máy Miyota 9015 Trên Đồng Hồ Citizen[/caption] Vì lẽ đó, tất cả những mẫu đồng hồ Citizen dù là sở hữu cỗ máy phức tạp như thế nào, thiết kế hầm hố phá cách ra sao; thiết kế lạ mắt như thế nào; chất liệu cao cấp ra sao… Tất cả đều được tạo ra trong chính nhà xưởng của hãng đồng hồ Nhật Bản này mà không nhờ cậy hay đi mua lại từ bất cứ một thương hiệu nào khác. Vào những năm 50 của thế kỷ XX khi hãng đồng hồ Citizen đã và đang trên đà phát triển hùng mạnh, doanh thu và việc sản xuất của hãng liên tục được mở rộng. Vào năm 1959, Ban quản trị của tập đoàn Citizen đã quyết định tách Miyota ra khỏi tập đoàn và biến Miyota trở thành một nhà máy chuyên sản xuất bộ máy đồng hồ độc lập. Nhiệm vụ chính của Miyota từ thời điểm đó đến hiện tại là cung cấp máy cho Citizen Watch và nhân rộng sự hợp tác với các bên thứ 3. Trụ sở của nhà máy tọa lạc tại vị trí 6-1-12 Tanashi-cho, Nishi Tokyo shi Nhật Bản. Khác với các thương hiệu đồng hồ ở Thụy Sĩ, Miyota sử dụng chiến lược “đánh’ vào phân khúc với mức giá tầm trung cho khách hàng. Đa phần hơn 70% bộ máy được sản xuất tại Miyota đều không hướng tới phân khúc cao cấp mà chủ yếu tập trung vào phát triển các dòng đồng hồ Citizen có giá thành bình dân. Chính vì chiến lược thông minh đánh vào một thị trường rộng lớn mà Miyota trở thành nhà máy hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất cỗ máy đồng hồ In-house tại Nhật. Cho đến thời điểm cuộc khủng hoảng đồng hồ cơ diễn ra thì Thụy Sỹ vẫn một mức giữ quan điểm đó là không xuất khẩu máy đồng hồ. Tuy nhiên, Miyota đã vượt mặt đất nước “siêu đồng hồ” này để đi trước sớm hơn một bước. Đây chính là một niềm tự hào của không chỉ của thương hiệu đồng hồ Citizen mà của cả ngành chế tác đồng hồ Nhật Bản. Bởi không ít những thương hiệu đồng hồ nổi tiếng thế giới đều không tự mình sản xuất được cỗ máy đồng hồ mà phải đi mua linh kiện từ những hãng khác, trong đó có cả Miyota. Các dòng máy đồng hồ nói chung và đồng hồ Citizen nói riêng được phát triển ở Miyota có đến hơn 200 loại và được chia thành 4 nhóm dòng chính là: dòng thể thao Chronograph, dòng cơ khí Mechanical, dòng máy đa chức năng Multi-Function và một mỏng, tính năng cơ bản như Basic & Slim. Mỗi dòng lại được chia thành nhiều đời máy và tính năng chuyên biệt ví dụ như lịch thứ ngày tháng, Moon phase [lịch trăng] , Chronograph, Retrograde… Ngoài ra những cỗ máy tên tuổi được Miyota sản xuất phải kể đến Caliber 2035, Cal.8215, Cal.9015, 82SX [dùng trong các thiết kế lộ máy Skeleton]. Không chỉ góp mặt trong danh sách các mẫu đồng hồ Citizen chính hãng mà những cái tên trên còn được một số hãng lớn như Kyboe, Jacques Lemans, Camel, Lip, Laco và Perseo lựa chọn cho những thiết kế của hãng mình. Mỗi năm hãng sản xuất khoảng gần 2 triệu bộ máy cơ để đáp ứng đủ cho nhu cầu tiêu dùng. [button size="medium" text="Xem Thêm !!!" link="//donghotantan.vn/citizen-eco-drive-so-voi-dong-ho-quartz/" target=""] Thế Mạnh Của Đồng Hồ Citizen Eco-drive So Với Đồng Hồ Quartz.

2.Tìm hiểu về cỗ máy Miyota 9015  trên đồng hồ Citizen

Cỗ máy đồng hồ Miyota 9015 ra đời vào năm 2009 là cái tên góp mặt nhiều nhất trong sự lựa chọn của các thương hiệu đồng hồ lớn trên thế giới. Đặc biệt là trong các thiết kế đồng hồ Citizen nam phân khúc tầm trung - cao cấp. Ưu điểm chủ yếu của 9015 này là giá mềm, tần số dao động được cải thiện từ 21.600 VPH đến 28.800 VPH đáp ứng cho sự chính xác về thời gian tuyệt đối. Ngoài ra, bộ máy này còn được trang bị thêm tính năng Hacking second - kim giây sẽ dừng lại khi bạn tác động lên núm điều chỉnh. [caption id="attachment_115138" width="800"]

Tất Tần Tật Về Bộ Máy Miyota 9015 Trên Đồng Hồ Citizen[/caption] Miyota 9015 trong các thiết kế đồng hồ Citizen được thiết kế khá công phu và hoàn thiện tốt với sự “đầu tư” đa phương thức. Đầu tiên sự góp mặt của hoạ tiết sóng Geneva sang trọng và tinh tế. Tiếp theo đó là các công nghệ cao cấp khác như chải tia sáng đồng tâm trên hệ thống bánh đà của bộ máy, sau đó bước tới công đoạn mạ vàng cho chân răng và phun cát khung nền. Các chi tiết trên đồng hồ Citizen sở hữu cỗ máy Miyota 9015 như 3 kim 1 lịch, chế độ lên dây tự động Automatic đều thuộc hàng “top” trong phân khúc tầm trung. Với sự góp mặt của các phương pháp vượt trội và tối ưu như vậy cho nên tổng thể Miyota 9015 sau khi hoàn thành chỉ có đường kính 26mm, độ dày 3.9mm với tổng số chân kính là 24, thời gian trữ cót là 42 giờ. Bộ máy đồng hồ Citizen Miyota 9015 được đánh giá là bền, ổn định, ít lỗi, tiết kiệm điện năng, giá rẻ và không cần bảo dưỡng nhiều. Nếu so sánh thì có thể nói cỗ máy thiện chiến này là đối thủ sống còn với ETA 2824-2, Sellita SW200 và cả Seiko 6R15. Không riêng gì Citizen mà nhiều hãng đồng hồ khác cũng cực kỳ yêu thích các cỗ máy Miyota 9015 này. Một số hãng tầm trung như Invicta Marc & Sons, Tisell, Melbourne, TWCO, Autodromo, Raven, Aevig… đều đánh giá cao chất lượng và mức giá thành khá hời của Miyota 9015. Tính tới thời điểm hiện tại thì chỉ có Miyota 9015 Nhật Bản là có sức cạnh tranh với các cỗ máy do Thuỵ Sỹ sản xuất nằm ở phân khúc tầm trung - cận cao cấp. Với các ưu điểm vượt trội như tính năng ổn định và đầy đủ. Những chiếc đồng hồ Citizen với bộ máy Miyota 9015 được hoàn thiện ở mức độ cao, giá thành hợp lý, độ bền lâu dài và bảo dưỡng dễ dàng hơn đa phần các cỗ máy đến từ Thuỵ Sỹ. Những chiếc đồng hồ Citizen nam với bộ máy Miyota 9015 cũng ngày càng nhận được sự yêu thích và lựa chọn của người dùng quốc tế.

20/10/2017 - Kiến thức đồng hồ

Bộ máy được ví như linh hồn của chiếc đồng hồ. Tuy nhiên, hầu hết các thương hiệu đồng hồ trên thế giới đều không tự sản xuất máy mà phải đi mua máy hoặc linh kiện từ các hãng khác.

Nếu trước đây, nói đến máy đồng hồ, người ta chỉ biết đến cái tên ETA, Soprod, Sellita, Ronda,... của Thụy Sĩ, thì nay, Miyota của Citizen Nhật Bản cũng có độ phủ không thua kém.

Mặc dù sinh sau đẻ muộn cả trăm năm nhưng cái tên Miyota đã đứng cạnh những thương hiệu trứ danh và trở thành loại máy đồng hồ tầm trung được ưa chuộng hàng đầu thế giới. Vậy, lí do nào đã tạo cho Miyota vị thế đó?

1. Chiến lược thông minh chinh phục người dùng

Trong làng đồng hồ, Thụy Sĩ được biết đến như cái nôi của ngành công nghiệp chế tác. Nơi đây có các tập đoàn đồng hồ hùng mạnh chiếm lĩnh cả thị trường. Tuy nhiên, cục diện đã thay đổi khi các nhà sản xuất Nhật Bản bước vào cuộc chơi. Cái tên đáng gờm nhất, phải kể đến Citizen với bộ máy Miyota của hãng.

Năm 1959, tập đoàn Citizen quyết định tách nhà máy sản xuất máy đồng hồ Miyota thành công ty con hoạt động độc lập. Miyota chịu trách nhiệm cung cấp máy cho Citizen và sản xuất máy đồng hồ cho bên thứ 3.

Nhà máy Miyota đặt tại 6-1-12, Tanashi-cho, Nishi-Tokyo-shi, Tokyo, Nhật Bản

Nếu máy Thụy Sĩ hướng đến phân khúc cao cấp thì máy Nhật, cụ thể là Miyota lại chiến lược “đánh” vào phân khúc tầm trung. Cho đến trước khi cuộc khủng hoảng đồng hồ cơ diễn ra, Thụy Sĩ vẫn giữ quan điểm không xuất khẩu máy đồng hồ. Trong khi, Miyota đã đi trước một bước.

Giải thích cho điều này, có lẽ Thụy Sĩ muốn tập trung giữ vị trí độc tôn của mình trong phân khúc cao cấp với những cỗ máy phức tạp. Nhưng rõ ràng, họ đã bỏ qua thị phần trung cấp quá rộng lớn. Và Miyota đã kịp thời nắm bắt cơ hội này.

Máy Miyota phức tạp cũng chỉ dừng lại ở khoảng 100 chi tiết

Giảm thiểu chi tiết không cần thiết, tối ưu chi phí sản xuất, đa dạng hóa loại máy, tập trung vào chất lượng bền bỉ, giá thành rẻ hơn nhiều so với máy Thụy Sĩ - đó là cách Citizen nắm bắt nhu cầu khách hàng và đưa Miyota ra bao phủ thế giới.

2. Chủng loại máy đa dạng

Ngoài những máy cung cấp riêng cho đồng hồ Citizen, tính đến hiện nay Miyota đã nghiên cứu và cho ra đời hơn 200 loại máy khác nhau từ đơn giản cho đến phức tạp. Chúng được chia làm 4 nhóm chính:

  • Dòng máy thể thao [Chronograph]
  • Dòng máy đa chức năng [Multi-Function]
  • Dòng máy cơ bản và mỏng [Basic & Slim]
  • Dòng máy cơ khí [Mechanical]
  • Bên trong nhà máy Miyota

    Mỗi dòng máy lại chia thành các đời máy và phiên bản nâng cấp khác nhau. Miyota không nhấn mạnh vào thiết kế hay cấu trúc phức tạp như Thụy sĩ. Cỗ máy Nhật này tập trung phát triển tính năng phục vụ nhu cầu người dùng: lịch thứ - ngày - tháng, lịch tuần trăng, chronograph, retrograde,...

    Tuy vậy, hàng năm, thậm chí hàng tháng, hãng vẫn tiếp tục giới thiệu loại máy mới. Không chỉ đáp ứng nhu cầu người dùng, đó còn là cách Miyota tham vọng tạo nên bộ sưu tập máy đồng hồ lớn nhất thế giới và khuyến khích những người thợ chế tác của họ không ngừng sáng tạo.

    Những công đoạn thủ công đòi hỏi công nhân có nghề cao

    3. Chất lượng không cần bàn cãi

    Trong “nội bộ” Miyota, các loại máy cũng có xếp hạng chất lượng khác nhau. Nhưng tựu chung, chúng đều nổi tiếng nhờ sự chính xác, bền bỉ và dễ sửa chữa.

    Các thông số cơ bản của máy cơ [các dòng 8000, 6T]: tần số dao động 21.600 VBH, 21 chân kính, sai số từ -20 đến +40/ngày, trữ cót từ 30-42 giờ. Tuy nhiên, khá ít máy cơ Miyota được trang bị chức năng Handwinding và Hacking Stop.

    Chất lượng của máy Miyota có thể gói trong 2 từ: chính xác và bền bỉ

    Thế mạnh của Miyota đồng đều ở máy cơ và máy quartz. Máy quartz cấu trúc gọn gàng, sai số chỉ 0,5 giây/ngày, tuổi thọ pin từ 2-5 năm. Đặc biệt có 4 dòng 1L60, 2S60, 2S65 có tuổi thọ pin lên đến 10 năm. Pin đồng hồ do Sony, Maxell, Panasonic cung cấp, đạt của têu chuẩn EU đề ra về vấn đề sử dụng, tái chế và thân thiện với môi trường.

    Tuy nhiên, không vì thế mà chúng ta cho rằng Citizen chỉ có những bộ máy “nồi đồng cối đá”. Máy đồng hồ Citizen cũng có những thiết kế máy Slim mỏng gọn, thẩm mĩ và độ hoàn thiện cao. Chúng thường dùng cho các dòng đồng hồ Skeleton, Open Heart, lộ cơ mặt đáy [90S5, 8N40, 8N24, 82D7, 82S7, 82S5, 82S0, 6T28].

    Máy Miyota Cal. 82S0-21A

    Chính chất lượng giữ vai trò cốt yếu trong việc đưa Miyota bao phủ rộng khắp thế giới, phổ biến tại châu Á, chinh phục những thị trường khó tính như EU. Đối tác của Citizen có thể kể đến Sevenfriday, Bulova, Orient, OP, Camel, Festina. Miyota có mặt ở các triển lãm đồng hồ nổi tiếng như Basel World, HongKong Watch & Clock Fair, The China Watch & Clock Fair,...

    4. Cạnh tranh trực tiếp với ETA Thụy Sĩ

    Từ trước tới nay, ETA được biết đến với vị trí “độc tôn” trong sản xuất máy và linh kiện đồng hồ lớn nhất thế giới. Ở dòng máy cơ, khó có cái tên nào có thể qua mặt ETA về cả chất lượng và số lượng.

    Nhưng đến khi Miyota 9015 ra đời, ETA đã phải dè chừng Citizen. Máy 9015 được coi như đối thủ trực tiếp cạnh trạnh thị phần với cỗ máy nổi tiếng của ETA - 2824.

    Cal. 9015 có tần số 28.800 VBH, ráp 24 chân kính, thời gian trữ cót lên tới 42 giờ, sai số từ -10 đến +30 giây/ngày. Máy có tích hợp chức năng Handwinding và Hacking Stop

    Điểm trừ của Cal. 9015 so với các đời ETA 28XX nằm ở tiếng ồn của roto khi vận hành.

    Một phần góc máy Miyota Cal. 9015

    Năm 2010, ETA dừng cung cấp linh kiện đồng hồ cho các đối tác không thuộc công ty mẹ Swatch thì Cal. 9015 càng được sử dụng rộng rãi hơn. Nhiều nhà sản xuất chuyển sang sử dụng máy Miyota, không phải chỉ vì giá thành thấp hơn mà bởi Miyota đã chứng minh được chất lượng không kém cạnh và ngày một tốt hơn của mình.

    5. Những cỗ máy nổi tiếng

    Cal. 2035: Cỗ máy quartz đầu tiên làm nên tên tuổi của Miyota trên trường quốc tế. Sau 2035, Miyota cho ra đời thêm 2105 và 2115. Series 2000 này đã có tuổi thọ 35 năm, chúng vẫn được tin dùng cho đến ngày nay.

    Bản vẽ của máy Cal. 2035

    Cal. 8215: cung cấp cho máy cơ ở phân khúc cơ bản, tầm trung. Các hãng sử dụng 8215 bao gồm có Bernhardt Watche, Camel, Citizen, Dugena, Festina, Jacques Lemans, Kyboe, Invicta, Lip, Laco và Perseo.

    Cal. 9015: sử dụng trong dòng máy cơ cao cấp, cạnh tranh với seris 28XX  ETA Thụy Sĩ.

    Cal. 82SX [82S0, 82S5, 82S7]: tương đương các dòng máy 41XX có trên đồng hồ Citizen máy cơ thuộc phân khúc lộ máy cao cấp.

    Cỗ máy Miyota Cal. 8215 phiên bản màu vàng

    Rõ ràng, với tham vọng “thôn tính” thế giới đồng hồ, Citizen đã có bước đi đúng đắn khi tách Miyota hoạt động độc lập và xuất khẩu linh kiện, máy móc ra toàn thế giới.

    Sau những cuộc khủng hoảng, nhiều nhà sản xuất không đủ tiềm lực để tự sản xuất máy đồng hồ thì vị thế của các nhà sản xuất chuyên nghiệp như Miyota càng được nâng cao. Miyota đã “ghi điểm” trong lòng người dùng bởi sự đa dạng, chất lượng và giá cả thì vô cùng phải chăng. Dựa vào những bước đà mạnh và xu hướng phát triển, không khó để dự đoán rằng vị thế của Miyota chắc chắn sẽ còn tiến cao hơn nữa.

    Nếu cần tư vấn và giải đáp thắc mắc, xin vui lòng chat trực tiếp hoặc gọi đến hotline 1900.0325. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp!

    Video liên quan

    Chủ Đề