Tại sao đổi biển số vàng

Từ đầu tháng 12, các phòng đăng ký biển số ôtô tại Hà Nội và TP HCM trở nên đông đúc bất thường. Bên cạnh lượng lớn người dân đi bấm biển xe mới khi chính thức giảm 50% lệ phí trước bạ cho xe lắp ráp trong nước, còn có một lượng không nhỏ tài xế xe dịch vụ đi đổi biển số từ trắng sang vàng.

Theo quy định, trước 1/1/2022, tất cả các xe đăng ký kinh doanh dịch vụ phải đổi biển số sang mẫu mã mới là màu vàng. Nếu không đổi, chủ xe sẽ bị phạt 2-4 triệu đồng nếu là cá nhân, và 4-8 triệu đồng nếu là tổ chức, theo Nghị định 100/2019.

Thiếu tá Tạ Quang Minh, tổ trưởng tổ đăng ký xe cơ giới số 2, phòng CSGT Hà Nội cho biết, tại phòng đăng ký xe đông đúc nhất Hà Nội tại đường Láng, mỗi ngày có khoảng 130-150 lượt đổi biển, ngày cao điểm có thể lên tới 200 lượt, trong khi trước đây chỉ 10-20 lượt.

Ngoài địa điểm ở đường Láng, Hà Nội còn 4 phòng đăng ký khác ở Thái Hà, Nguyễn Khuyến, Yên Viên, Ngọc Hồi. Trong đó Láng, Thái Hà, Nguyễn Khuyến là ba nơi thường đông người đăng ký nhất. Bởi vậy nếu tính cả Hà Nội, số lượng đăng ký có thể lên tới 500 hoặc hơn, mỗi ngày.

Con số tăng hàng chục lần khiến người đi đổi biển phải chờ đợi lâu hơn, áp lực lên cơ quan đăng ký cũng tăng. Lượng người đổi biển đông nên tổng thời gian chờ đợi làm các thủ tục như nộp hồ sơ, chờ duyệt, nộp lại biển số cũ, nhận biển số mới có thể lên tới 2 tiếng đồng hồ. Để phục vụ người dân, các phòng đăng ký ở Hà Nội từ tháng 12 làm việc 16 tiếng mỗi ngày [6h-22h].

Một tài xế đi đăng ký đổi biển vàng tại Hà Nội. Ảnh: Văn Lộc

Tương tự Hà Nội, TP HCM cũng chứng kiến cảnh đông đúc, nhưng người đổi biển lại chỉ tập trung vào buổi tối. Thành phố phía nam quy định đăng ký mới làm buổi sáng, đổi biển làm buổi tối, ngoài giờ hành chính [17h-22h] tất cả các ngày trong tuần [cả thứ 7, chủ nhật]. Trong giờ hành chính, cơ quan chức năng ưu tiên xử lý đăng ký mới vì hệ thống đăng ký không thể xử lý ngoài giờ.

Trung tá Huỳnh Thuý Phượng, Phó Đội trưởng Đội đăng ký, quản lý phương tiện cơ giới đường bộ [PC08, CA TP HCM] cho biết, lượng xe làm thủ tục trong 20 ngày 1-20/12 đạt 8.916 xe, tương đương khoảng gần 445 xe/ngày.

Thống kê tại TP HCM đến 21/12, còn khoảng gần 11.000 xe kinh doanh dịch vụ chưa đổi sang biển màu vàng. Bà Phượng nói rằng với công suất làm việc hiện nay của các điểm đăng ký, có thể đảm bảo cấp đủ biển số vàng cho chủ xe đến hết 31/12.

Việc đổi biển số xe kinh doanh vận tải từ màu trắng sang vàng được quy định trong Thông tư 58/2020 của Bộ Công an về cấp, đổi biển số, có hiệu lực từ 1/8/2020. Bên cạnh việc đổi biển, thông tư này còn có một số điểm mới có so với trước đây như bán xe khác tỉnh phải nộp lại biển số xe và đăng ký; sinh viên ngoại tỉnh không được đăng ký xe biển Hà Nội, TP HCM; không có giấy tờ mua bán vẫn được sang tên xe qua nhiều đời chủ; giấy chứng nhận đăng ký xe tạm thời có thời hạn trong 30 ngày.

Thành Nhạn - Đoàn Dũng

Ôtô biển số vàng chạy ở ngã tư Hàng Xanh, quận Bình Thạnh, TP.HCM - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Ngoài ra, còn nhiều trường hợp phát sinh như xe liên doanh vốn nước ngoài đổi biển số ra sao, trường hợp xe biển vàng giờ muốn đổi ngược lại biển trắng thì thủ tục như thế nào; không kịp lắp camera giám sát hành trình có bị xử phạt?...

Đổi biển số vàng: đổi luôn cà vẹt

Đại diện Phòng cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt [PC08] Công an TP.HCM cho biết tài xế, doanh nghiệp đổi biển số trắng sang biển số vàng khi nhận được biển số vàng có thể mang về gắn vào xe sử dụng và sẽ không bị CSGT xử phạt sau ngày 1-1-2022. CSGT chỉ kiểm tra giấy đăng ký xe rồi đối chiếu với biển số vàng, nếu đúng và đầy đủ thì không bị xử phạt.

Tuy nhiên, theo một lãnh đạo đội đăng ký xe ở TP.HCM, hiện tại đang phát sinh thêm quy định khi đổi từ biển số trắng sang biển số vàng phải thay đổi giấy chứng nhận đăng ký xe [cà vẹt]. Cụ thể, xe kinh doanh vận tải có thêm ký hiệu chữ V - viết tắt xe biển vàng, còn xe không kinh doanh vận tải có thêm ký hiệu chữ T - viết tắt xe biển trắng.

Theo vị này, từ ngày 31-12-2021 trở về ngày 1-8-2020, cơ quan chức năng tạo điều kiện không đổi cà vẹt để người dân đổi biển số trước. Những xe có đăng ký kinh doanh lên đổi biển số vàng không bắt buộc phải đổi cà vẹt cùng thời điểm [đổi ký hiệu từ chữ T sang V].

Nhưng từ ngày 1-1-2022 trở đi, tất cả trường hợp đổi biển số trắng sang vàng hoặc từ vàng sang trắng bắt buộc chủ xe phải làm thủ tục đổi luôn cà vẹt. Điều đó đồng nghĩa trong số hơn 106.000 xe đã có đổi biển số vàng từ ngày 1-8-2020 đến nay sẽ có rất nhiều xe tiếp tục phải đi đổi cà vẹt, lệ phí đổi biển số vàng và thông tin trên cà vẹt cho mỗi ôtô là 150.000 đồng.

Còn trường hợp xe đã đổi từ biển trắng sang biển vàng, giờ không còn kinh doanh vận tải nữa, muốn đổi lại biển trắng thì sao? Đại diện Phòng PC08 cho biết đối với xe không còn hoạt động kinh doanh vận tải, việc đổi biển số vàng sang biển số trắng vẫn thực hiện bình thường. Theo đó, thủ tục hồ sơ gồm: giấy khai đăng ký xe [theo mẫu 01 của thông tư 58 của Bộ Công an], nộp giấy chứng nhận đăng ký xe, nộp lại biển số cũ [chỉ khi đã nhận được biển số mới] tại các điểm đăng ký xe sẽ được giải quyết theo quy định.

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đổi biển số vàng thế nào?

Mới đây, một doanh nghiệp vận tải có vốn đầu tư nước ngoài thắc mắc thủ tục đổi biển số trắng sang biển vàng thực hiện có gì khác so với doanh nghiệp trong nước. Về vấn đề này, Cục Cảnh sát giao thông đường bộ [C08] cho biết: tại khoản 2 điều 26 thông tư số 58 quy định: xe đang hoạt động kinh doanh vận tải trước ngày thông tư này có hiệu lực, thực hiện đổi sang biển số vàng, chữ và số màu đen trước ngày 31-12-2021. Đối với xe liên doanh có liên quan yếu tố nước ngoài, trên biển số có thêm ký hiệu LD nền trắng, chữ và số màu đen. Như vậy, khi chuyển sang biển số màu vàng vẫn thực hiện bình thường và ký hiệu LD vẫn được giữ lại.

Về thủ tục, chủ doanh nghiệp phải có công văn kèm theo danh sách xe đề nghị đổi biển số cùng với giấy đăng ký xe gửi đến các điểm đăng ký xe trên địa bàn sẽ được giải quyết theo quy định.

Đội đăng ký xe 282 Nơ Trang Long cấp biển số vàng cho người dân - Ảnh: MINH HÒA

Nhận biển số vàng từ thứ hai tới chủ nhật đến hết ngày 28-2

Theo Phòng PC08, thời gian nhận biển số vàng là các ngày trong tuần từ thứ hai đến chủ nhật cho đến hết ngày 28-2-2022. Từ ngày 1-3-2022, thời gian nhận biển số vàng là các ngày trong tuần từ thứ hai đến thứ bảy.

Các loại xe kinh doanh vận tải nêu trên phải được Sở GTVT cấp phù hiệu và giấy phép kinh doanh vận tải. Đối với các xe của cá nhân, tổ chức không kinh doanh vận tải, không được cấp phù hiệu, chỉ lưu hành nội bộ thì không phải đổi biển số sang vàng theo quy định.

Từ ngày 1-1-2022, tất cả các xe đăng ký kinh doanh vận tải đã được Sở GTVT cấp phù hiệu không làm thủ tục cấp đổi sang biển số vàng sẽ bị xử phạt tiền từ 2-4 triệu đồng [đối với cá nhân] và từ 4-8 triệu đồng [đối với tổ chức].

Ngoài ra, theo nghị định 10, sau ngày 1-1-2021 các xe kinh doanh vận tải phải gắn camera giám sát hành trình. Các cá nhân, tổ chức kinh doanh vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải sử dụng ôtô kinh doanh vận tải không lắp camera theo quy định [đối với loại xe có quy định phải lắp camera] hoặc có lắp camera nhưng không ghi, không lưu trữ được hình ảnh trên xe thì tài xế trong quá trình tham gia giao thông bị phạt tiền từ 5-6 triệu đồng với cá nhân, từ 10 - 12 triệu đồng đối với tổ chức.

TP.HCM quá tải đổi biển số vàng

Một cán bộ Cục Đăng kiểm Việt Nam cho biết việc đổi biển số vàng ở TP.HCM đang bị quá tải bởi lượng hồ sơ đăng ký quá nhiều mà cơ quan chức năng xử lý không xuể. Do đó đã phát sinh hai vấn đề là chủ xe đã nộp hồ sơ đổi xong nhưng chưa được cấp lại biển vàng, xe đã có biển vàng nhưng chưa đổi cà vẹt xe từ chữ T sang chữ V.

Đối với trường hợp này mà xe bị hết hạn đăng kiểm thì chủ xe cần xin một giấy xác nhận từ cơ quan công an. Trạm đăng kiểm căn cứ thông tin trên giấy xác nhận này để linh động hỗ trợ đăng kiểm cho người dân. Chủ xe sau đó bổ sung hồ sơ và thực hiện đổi cà vẹt xe đúng quy định mà thông tư 58 yêu cầu.

THU DUNG

CSGT TP.HCM xử phạt xe kinh doanh không gắn camera, biển số vàng

MINH HÒA

Xe ô tô kinh doanh vận tải [xe taxi, xe công nghệ, xe khách, xe tải…] phải có biển số nền màu vàng, chữ và số màu đen kể từ ngày 1/8/2020. Đó là quy định tại thông tư 58/2020 Bộ Công an ban hành về quy trình cấp, thu hồi đăng ký, biển số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.

Cũng theo thông tư này, với các xe đã cấp biển trắng đang hoạt động sẽ buộc phải chuyển sang biển vàng, hạn cuối vào ngày 31/12/2021.

Đổi biển số xe ô tô kinh doanh vận tải sang màu vàng từ 1/8

Thông tin trên khiến không ít chủ phương tiện kinh doanh vận tải băn khoăn. 

Anh Lê Ngọc Lên, tài xế xe công nghệ Grab car chia sẻ, xe kinh doanh vận tải hiện nay phải đăng ký phù hiệu, các loại giấy tờ và niêm yết chữ “xe hợp đồng” để dễ nhận biết… nên cơ quan chức năng hoàn toàn có thể quản lý được, cớ sao phải đổi màu biển số gây tốn kém.

“Theo quy định, tôi chạy Grab sẽ phải đổi sang biển sang màu vàng, khi không chạy Grab nữa lại phải đổi sang biển màu trắng, rất tốn kém và mất thời gian. Thực tế số lượng người có xe ô tô chạy Grab ở Hà Nội và TP.HCM rất lớn, đa số là chạy ngắn hạn”, anh Lên nêu thực tế.

Đồng tình với việc đổi màu biển số nhưng anh Lê Văn Tiến, chủ doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách ở Thanh Hoá có băn khoăn: “Việc chuyển sang biển số màu vàng về trực quan dễ nhận diện xe kinh doanh vận tải, thuận tiện cho lực lượng kiểm soát trên đường. Tuy nhiên, thủ tục chuyển đổi phải nhanh gọn, không gây phiền hà cho chủ phương tiện”.

Chủ tịch Hiệp hội Taxi TP.HCM Tạ Long Hỷ đề xuất nhà nước nên hỗ trợ chi phí đổi biển số trong thời gian đầu để các doanh nghiệp có nhiều xe kinh doanh vận tải bớt khó khăn. Sau dịch Covid-19, các doanh nghiệp vẫn chưa phục hồi như thời điểm trước dịch bùng phát.

Bình đẳng, chống thất thoát thuế

Đại diện một doanh nghiệp vận tải hành khách ở Lào Cai cho rằng, việc đổi màu biển giải quyết được bài toán cạnh tranh giữa taxi truyền thống và taxi công nghệ từ 4 - 7 chỗ.

“Hiện nay, taxi công nghệ đi vào các tuyến phố “cấm taxi”, lực lượng chức năng rất khó phát hiện. Xe limousine đi vào các ngõ ngách gây bất bình đẳng với doanh nghiệp vận tải hành khách cố định.

Khi xe kinh doanh vận tải buộc phải đổi sang màu vàng, lực lượng chức năng sẽ dễ xử lý "xe hoạt động trá hình, xe dù" tạo điều kiện kinh doanh bình đẳng giữa các doanh nghiệp vận tải”, chủ doanh nghiệp vận tải ở Lào Cai nói.

Việc quy định xe kinh doanh vận tải đổi sang màu vàng sẽ thuận lợi cho việc tổ chức giao thông và quản lý vận tải

Đồng quan điểm, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ VN Nguyễn Văn Thanh cho rằng, lâu nay xe ô tô kinh doanh theo kiểu “xe dù, bến cóc” trốn thuế, phí gây mất trật tự giao thông đô thị, cạnh tranh bất bình đẳng với doanh vận tải chân chính.

Do vậy, việc đổi màu biển số là cần thiết để lập lại trật tự hoạt động vận tải, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng; cùng với đó nhà nước sẽ thu được đầy đủ thuế.

Theo các chuyên gia vận tải, hiện cả nước có khoảng 1,6 triệu ô tô kinh doanh vận tải. Ước tính mỗi năm sẽ thu về hàng nghìn tỷ đồng tiền thuế từ cá nhân và doanh nghiệp kinh doanh vận tải.

Vụ trưởng An toàn giao thông [Bộ GTVT] Nguyễn Văn Thạch cho hay, Trung Quốc, Thái Lan… đã thực hiện và cho kết quả tốt khi quy định xe hoạt động kinh doanh vận tải màu biển riêng.

Ở VN hiện nay một số tuyến phố cấm taxi, nhưng taxi công nghệ vẫn đi vào, khó quản lý. Việc quy định màu biển số riêng cho xe kinh doanh vận tải, lực lượng chức năng sẽ dễ dàng phát hiện; thuận tiện cho việc quản lý, tổ chức giao thông.

Ông Thạch cũng cho rằng, việc chuyển sang biển kiểm soát màu vàng sẽ tốn thêm chi phí cho doanh nghiệp nhưng xét tổng thể sẽ lợi hơn. Vì thế, việc này nên thực hiện.  

Ông Nguyễn Văn Thanh cho rằng, cùng với việc đổi biển số xe sang màu vàng, Bộ GTVT và Bộ Công an cần liên thông giữ liệu để có cơ sở quản lý thuận tiện, công khai minh bạch. Điều này góp phần xây dựng chính sách phát triển hoạt động vận tải của cả nước theo hướng ngày càng văn minh.

 Trước khi mất, nữ lao công kịp viết biển số ô tô gây tai nạn ngay tại vị trí mình đang nằm trên đường Phúc Lợi, quận Long Biên, Hà Nội.

Vũ Điệp

Video liên quan

Chủ Đề