Melting pot in america là gì

Melting Pot theo nghĩa đen có nghĩa là một nồi lẩu thập cẩm với nhiều loại nguyên liệu khác nhau được hòa quyện và trộn lẫn vào nhau tạo ra một nồi lẩu với hương vị thơm ngon.

 Sự trộn lẫn nhiều nền văn hóa khác nhau tạo nên một nồi lẩu nấu tan chảy mọi nền văn hóa tạo thành một nền văn hóa mang sự đặc trưng và khác biệt mà người Mỹ thường gọi là melting pot.

Melting Pot là khái niệm chủ yếu dùng để nói về xã hội Mỹ, một nơi có sự giao thoa giữa các nền văn hóa đến từ khắp mọi nơi trên toàn thế giới.

Một nơi mà các nền văn hóa, tư tưởng đan xen vào nhau và tạo nên một xã hội đồng nhất.

Có nghĩa là khi mọi người tới Mỹ sống thì họ dần sẽ trở thành người Mỹ. Đây gọi là văn hóa tan chảy và hòa quyện cùng nhau để hòa nhập với xã hội nước Mỹ.

Người Mỹ còn có một khái niệm khác đó là salad bowl có nghĩa là một tô xà lách trộn với nhiều loại rau và gia vị.

Khái niệm này dùng để chỉ những người nước ngoài tới Mỹ và hòa nhập vào nền văn hóa Mỹ nhưng vẫn giữ được những bản sắc và tinh hoa trong văn hóa của họ.

Bài viết Melting pot là gì được tổng hợp bởi giáo viên trung tâm tiếng Anh SGV.

Hết tuần, đi nhậu mà say ko tới, chép nốt mấy cái note trong tuần lên đây.

Nhân tiện đụng đến mấy cái thuật ngữ này, nên viết lan man, sau có dịp dùng.

“Melting pot” là thuật ngữ ẩn dụ chỉ sự hỗn tạp về chủng tộc, đồng thời [dĩ nhiên] cả văn hóa nữa trong một xã hội nào đó. Thuật ngữ này xuất phát từ Hoa Kỳ và lúc đầu được cụ thể chỉ đích danh xã hội Hoa Kỳ.

“Melting pot”, tạm dịch là cái nồi ninh nhừ, hay gọi là nồi lẩu thập cẩm cho người Việt mình dễ hình dung. Trong không gian của cái nồi đó, mọi nguyên liệu được hầm nhừ và hòa quyện cho ra một hỗn hợp mới. Theo mục đích tích cực mà những người đưa ra thuật ngữ này tuyên truyền, thì họ cổ súy cho sự đa dạng chủng tộc của nước Mỹ, nhằm gây dựng sự đoàn kết không phân biệt giữa các chủng tộc, nhằm đem những giá trị tốt nhất đến cho nước Mỹ.

Nghe như món hẩu lốn vậy. Hẩu lốn, hay hổ lốn, là một dạng lẩu người Việt ăn theo kiểu người Hoa. Thường thì sau Tết, khi mà thức ăn cỗ bàn hãy còn nhiều và mọi người đã ngấy, người ta đem tất cả đồ ăn như: thịt, giò, sườn… ninh lên và ăn cùng cơm và các loại rau. Lối ăn này đậm đà và dễ ăn hơn, lại tiết kiệm.

Tuy nhiên cái kiểu nấu hỗn hợp đó cũng tiềm ẩn rủi ro. Vì thường khi lần đầu trộn lẫn một đống nguyên liệu như vậy, ta không biết sản phẩm sẽ mang vị gì. Vị gì quá nhiều, vị gì quá ít, sản phẩm có thể là một tuyệt tác về mặt khám phá, hay nhanh chóng được dọn đi và đổ cho lợn.

Và khi nấu kĩ quá thì các nguyên liệu sẽ nhừ tơi, ta tống vào miệng và cố suy đoán nó gồm những vị gì.

Qua thời gian, cái thuật ngữ “melting pot” dần không được ưa chuộng. Từ sau những năm 70, người ta dần chuộng và cổ súy cho sự đa dạng văn hóa, vốn coi trọng những giá trị riêng biệt của mỗi nền văn hóa và coi chúng cần được bảo tồn. Những cách nói hình ảnh như “mosaic” hay “salad bowl” [đĩa salad] được sử dụng, ý nói một tập hợp đẹp mắt của các yếu tố nhưng vẫn phân biệt được nó gồm những yếu tố gì. Một bức tranh mosaic với những miếng kính lấp lánh, một đĩa salad tươi mắt với salad, cà chua, mayonese… hay món nộm bò khô của Việt Nam.

Một học giả nào đó đã chuyển ngữ và đưa ra cách nói rất khéo bằng tiếng Việt: “hòa nhập chứ không hòa tan” và biến nó thành câu nói ưa thích của nhiều chính khách cũng như các nhà làm chính sách.

Mỗi một xã hội có sức hấp thụ, sức đề kháng riêng, như cái tạng người vậy. Có anh ăn nhiều mà vẫn còi, có anh ít vẫn bụ bẫm. Ăn thế nào cho đúng, cho điều độ là cái quan trọng. Ăn linh tinh thì coi chừng ngộ độc.

Cái thuật ngữ “melting pot” bây giờ người ta hay dùng để chỉ những thành phố có nhiều cộng đồng dân cư khác nhau về chủng tộc – văn hóa sinh sống. Những ví dụ sinh động nhất vẫn dễ thấy ở Mỹ. Như New York là một cái “melting pot” khổng lồ, mà cũng là một “salad bowl” vĩ đại.

Thử nhìn nhận Hà Nội của chúng ta dưới cách nhìn một cái nồi thức ăn xem nào.

Cái nồi cũng to, và nguyên liệu thì có vẻ nhiều và sẵn, phần lớn là nguyên liệu nội địa.

Món cổ truyền của Hà Nội vốn cũng là nguyên liệu từ nhiều nơi đem đến. Từ xưa kia, thợ thủ công, thương gia bốn phương tứ trấn đã đem phong vị của Hưng Yên, Ninh Bình, Hải Dương… về đây rồi.

Thế rồi các cụ nhà ta củi lửa, đun nấu bao nhiêu năm, gia giảm từng li từng tí, cũng có lúc bị cháy bị khê không tránh khỏi, nhưng rồi món ăn nó cũng cơ bản hoàn thành, món Hà Nội.

Sang thời đại mới, nguyên liệu nhiều và sẵn quá. Cũ mới chen chúc trong cái nồi vốn khó mà to hơn được. Lại sẵn có bếp gas, lửa cứ phừng phừng, có vẻ quá tay.

Đấy là giải thích cho việc nếu ai ăn thấy vị không còn chuẩn, thấy nhộn nhạo, không rõ vị gì với vị gì, hay có người ăn xong còn bị đau bụng [!!!]

Có người bảo, muốn ông đầu bếp nấu ngon ngay đâu có dễ. Phải thử đi thử lại, gia giảm mắm muối chán chê. Nhìn ra bên ngoài, cái tình trạng lửa to quá đang diễn ra ở khắp nơi, chả cứ mình.

Có người tin cái nồi đang có là loại gia truyền, bền lắm tốt lắm, cứ nấu đi, tất cũng có cái…ăn được.

Có người hiến kế, sắm thêm mấy cái nồi nữa, san bớt nguyên liệu ra cho dễ chế biến. Lại có người bảo dọn dẹp bếp cho sạch sẽ, tạo điều kiện cho đầu bếp trổ tài.

Nhưng mà quan trọng nhất, phải là ông đầu bếp, có thực sự muốn nấu ngon cho thực khách hay không.

Từ: melting-pot

/'meltiɳ'pɔt/

  • danh từ

    nồi đúc, nồi nấu kim loại

  • nơi đang có sự hỗn hợp nhiều chủng tộc và văn hoá khác nhau

    Cụm từ/thành ngữ

    to go into the melting-pot

    [nghĩa bóng] bị biến đổi




Video liên quan

Chủ Đề