Member since là gì

Một dãy số nổi dài được in trên tấm thẻ ghi nợ hay thẻ tín dụng của bạn, chúng có nghĩ gì vậy nhỉ?

ATM rút tiền hàng ngày không an toàn như bạn nghĩ

Gần trăm triệu thẻ ATM phải đổi sang thẻ chip

Ấn vân tay thanh toán, thẻ ATM hết thời

Ngày nay việc sử dụng các loại thẻ [Credit/Debit Card...] để thanh toán trở nên vô cùng phổ biến, mang nhiều ưu điểm hơn so với việc sử dụng tiền mặt hay các hình thức khác để thanh toán.

Nhưng khi cầm trên tay một chiếc thẻ tín dụng [Credit Card] hay thẻ ghi nợ [Debit Card], liệu bạn có thắc mắc về những con số dài ngoằng ghi trên thẻ và phân vân tầm quan trọng của nó?

Hãy cùng đi tìm câu trả lời cho ý nghĩa của các con số đó trong bài viết này:

1. Thẻ tín dụng [Credit Card] khác thẻ ghi nợ [Debit Card] như thế nào?

Có rất nhiều loại thẻ lưu hành hiện nay. Ảnh minh họa.

Đây là 2 loại thẻ rất phổ biến hiện này, thế nhưng tại sao lại có 2 loại thẻ này? Sở dĩ như vậy vì đây là 2 loại thẻ có cách sử dụng và thanh toán khác nhau.

Thẻ ghi nợ debit card là loại thẻ bạn chỉ có thể sử dụng khi trong tài khoản của bạn còn đủ tiền. Muốn sử dụng tiếp khi hết tiền chỉ có cách nạp thêm tiền [chuyển khoản] vào tài khoản.

Nếu bạn là người thường xuyên sử dụng thẻ ATM tại các cây rút tiền tự động thì đây cũng chính là một loại thẻ ghi nợ đặc biệt đó. Ưu điểm của nó là bạn có thể rút tiền trực tiếp từ các cây ATM trên đường một cách dễ dàng 24/24 giờ.

Tuy nhiên, hạn chế của nó cũng chính từ tính "cố định" này, nghĩa là bạn sẽ không được chấp nhận thanh toán hàng hóa, dịch vụ ở các địa điểm khác [khi bạn không có tiền mặt và gần đó không có cây ATM nào chẳng hạn], còn thẻ ghi nợ thì linh động hơn.

Ngược lại, thẻ tín dụng credit card vẫn cho phép bạn sử dụng một số tiền nhất định [tùy thuộc mức tối đa số tiền mà thẻ đó có thể "mượn thêm"] dù trong tài khoản gốc đã hết.

Sử dụng thẻ thanh toán có nhiều ưu điểm hơn tiền mặt. Ảnh internet.

Như vậy, thẻ tín dụng có vẻ tối ưu hơn thẻ ghi nợ ở điểm này, giúp chúng ta có thể thanh toán trong một tình huống khẩn cấp mà lại hết tiền gốc.

Khi bạn dùng thêm số tiền này, có nghĩa là bạn đã vay ngân hàng nơi phát hành thẻ cho bạn. Khoản vay này của bạn sẽ không bị tính lãi, phụ thu, lãi phạt hoặc nhiều khoản phí khác tùy vào ngân hàng nếu bạn trả trước 45 ngày.

Nếu qua thời gian này không trả hết số tiền đã vay thì bạn sẽ bị tính lãi.

Ngoài ra, 2 loại thẻ này đều có thêm 2 dạng [dựa vào phạm vi] thanh toán khác là thanh toán nội địa [chỉ dùng trong nước] và thanh toán quốc tế [có thể thanh toán ở nước ngoài].

2. Các con số trên 2 thẻ này có ý nghĩa gì?

Những con số dễ gây nhầm lẫn cho người dùng vì nghĩ đây là số tài khoản. Ảnh minh họa.

Những con số dễ gây nhầm lẫn cho người dùng vì nghĩ đây là số tài khoản. Ảnh minh họa.

Ý nghĩa của những con số này là gì? Ảnh minh họa.

Trên 2 loại thẻ này đều có những con số dài ngoằng khó hiểu mà bạn có lẽ đang thắc mắc dùng để làm gì trong khi trong quá trình sử dụng gần như không đụng đến.

Hơn nữa những con số này còn gây nhầm lẫn cho người dùng vì tưởng nhầm đây là số tài khoản. Hãy cùng tìm hiểu về các con số này nhé:

Infographic thực hiện bởi Hoa Hướng Dương/ Soha.vn.

Theo Trí thức trẻ

Đại gia phố núi: Bộ ghế ngàn tuổi, Rolls-Royce triệu USD

Thương vụ 'đất vàng': Những bất ngờ ngàn tỷ

Dr Thanh, tỷ phú đô la số 2 Việt Nam?

40m2 sân thượng thu 2,5 tạ dưa: 'Siêu nông dân ruộng bê tông'

Lỗ hơn 400 tỷ, đại gia Thuận Thảo bật bãi

Siêu cây bậc nhất hội tụ trong biệt khu nhà giàu Hà Nội

Dùng thẻ ATM thường xuyên nhưng có thể người dùng vẫn chưa biết được số trên thẻ ATM là gì? Hay ý nghĩa các ký hiệu ghi trên thẻ. Bài viết hôm nay của Gutina nhằm giải đáp câu hỏi đó. Đồng thời bổ sung thêm một số mẹo dùng thẻ ATM an toàn, tránh để bị mất tiền oan cho mọi người tham khảo. 

Giải mã số thẻ ATM là gì? Ý nghĩa các ký hiệu được in trên thẻ 

Tính đến hết năm 2012, theo công văn 4819/ NHHN Việt Nam của Ngân hàng Nhà nước thì toàn bộ ngân hàng và các tổ chức phát hành thẻ ATM phải tiến hành tái quy hoạch số thẻ ATM. Hiện tại trên thị trường chỉ ban hành thẻ ATM có 16 hoặc 19 số in nổi trên mặt thẻ. 

Cấu trúc dãy số trên thẻ ATM 

- 4 số đầu tiên gọi là mã BIN [Viết tắt của Bank Identification Number - Mã định danh của ngân hàng]. Tất cả mã định danh ngân hàng Việt Nam hiện tại là 9704.

- 2 số kế tiếp đại diện cho mã số của mỗi ngân hàng phát hành thẻ ATM [từ 00 - 99] 

- 8 số tiếp theo là mã số CIF của từng khách hàng gọi là Customer Info File. 

- 3 số cuối cùng [đối với thẻ 19 số] là số ngẫu nhiên của từng ngân hàng. Riêng thẻ 16 số thì không bao gồm 3 số cuối này. 

Số trên thẻ ATM là gì? Ý nghĩa các số trên dãy thẻ ATM 

Ý nghĩa các ký hiệu được in trên thẻ 

- Kí hiệu NAPAS là chữ viết tắt của Dịch vụ thanh toán Quốc Gia [National Payment Services]. NAPAS là trung gian kết nối liên ngân hàng trong các giao dịch rút nạp tiền một cách nhanh chóng, đơn giản và chính sách. Tương tự như  VISA, JCB hay Mastercard, nhưng NAPAS áp dụng cho riêng các thẻ thanh toán trong nước.

- Member Since: Thời gian phát hành thẻ [bao gồm tháng và năm]

- Good Thru: Thời hạn sử dụng của thẻ ATM 

- Class: Hạn mức rút tiền cao nhất hàng ngày. Mức rút tới 100 triệu đồng, tuỳ vào từng loại ngân hàng. 

- Contactless: Dịch vụ thanh toán không cần tiếp xúc. Nếu thẻ của bạn có ký hiệu này thì chỉ cần chạm máy POS là cà thành công. Không cần đút thẻ vào máy như thẻ ATM thông thường. 

Cấu tạo trên mặt thẻ ATM 

Bỏ túi mẹo dùng thẻ ATM an toàn, tránh để mất tiền oan

Trong quá trình sử dụng thẻ ATM chỉ cần bạn sơ suất để lộ thông tin sẽ biến thành cơ hội cho kẻ gian tìm cách lấy tiền trong tài khoản. Bỏ túi ngay một số mẹo dùng thẻ ATM an toàn từ Gutina ngay. 

Tránh đặt mật khẩu phổ thông, dễ đoán

Hầu hết các vụ mất tiền trong tài khoản đều đến từ việc kẻ gian đoán hoặc biết được mật khẩu bạn cài đặt cho thẻ ATM. Theo nghiên cứu, hơn 70% người dùng lấy ngày sinh nhật của mình, người thân hoặc số căn cước công dân là mật khẩu các tài khoản của mình. 

Điều này chứng minh độ an toàn không lớn khi đặt mật khẩu với thông tin dễ đoán như vậy. Vì các thông tin của người dùng rất dễ bị rò rỉ ra ngoài với các trang ứng dụng, giải trí trực tuyến. Hãy tìm cách đặt mật khẩu khó đoán hơn đồng thời cũng quen thuộc, dễ nhớ với riêng người dùng. 

Cẩn thận lộ mật khẩu khi rút tiền 

Khi tiến hành rút tiền ở các cây ATM, ở bước tiền hành nhập mật khẩu, bạn cần che chắn cẩn thận. Tránh việc kẻ gian lắp đặt camera ẩn nhằm ghi lại mật khẩu thẻ ATM của bạn. 

Bảo vệ thẻ ATM an toàn, tránh để rơi mất 

Hiện nay một số khách hàng đã tích hợp thẻ ATM với chip an toàn. Điều này tạo ra những giao dịch thanh toán nhanh chóng, tiện lợi và tiết kiệm thời gian đáng kể. Tuy nhiên, hình thức này đồng thời tiềm ẩn rủi ro cao khi thẻ bị rơi vào tay người khác. Vì chỉ sau vài phút bị mất thẻ, số tiền của chủ tài khoản sẽ nhanh chóng bốc hơi. 

Bên cạnh đó cũng không nên cho người khác mượn thẻ hay cầm thẻ để rút tiền hộ. Các thanh toán bằng máy POS cần được thực hiện trực tiếp khi có mặt của chủ tài khoản. Không được cho nhân viên bán hàng/ thu ngân mang đi chỗ khác thanh toán.

Đừng để tiền rơi vì chưa biết cách dùng thẻ ATM an toàn 

Nếu bị mất thẻ phải yêu cầu khoá thẻ ngay lập tức

Trong trường hợp người dùng quên chỗ để thẻ hoặc mất thẻ. Để đảm bảo an toàn nhất thì bạn cần ngay lập tức yêu cầu khoá tài khoản lại. Điều này giúp bảo quản số tiền của bạn tránh các giao dịch rút tiền, giao dịch không hợp pháp. 

Cách nhanh nhất là bạn truy cập vào ứng dụng Internet Banking và báo khoá thẻ trực tiếp trên điện thoại. Ngoài ra, bạn có thể gọi ngay đến tổng đài hỗ trợ của ngân hàng để yêu cầu nhân viên khoá thẻ lại bằng cách cung cấp các thông tin về chủ tài khoản và giao dịch gần nhất. 

Tóm lại việc hiểu về số trên thẻ ATM là gì cũng như các mẹo sử dụng thẻ ATM an toàn, tránh mất tiền oan sẽ giúp người dùng sử dụng thẻ một cách thông minh hơn. Đồng thời trang bị những kiến thức cần thiết để xử lý khi có tình huống mất mát xảy ra. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết. Chúc bạn một ngày an lành và hạnh phúc!

Video liên quan

Chủ Đề