Mẹo dân gian chữa đái dầm cho trẻ

Sử dụng một số mẹo chữa đái dầm ở trẻ bằng dân gian sẽ giúp các ông bố bà mẹ không còn lo lắng khi trẻ bị đái dầm nữa. Vậy thì còn chần chừ gì nữa mà không theo dõi bài viết dưới đây nhỉ?

Đối với trẻ nhỏ chứng đái dầm thường xuyên ghé thăm, ở những trẻ lên 5 tuổi thường đã biết giữ mình khô ráo cả ngày lẫn đêm. Nhưng nếu khi lên 5 tuổi mà trẻ vẫn bị đái dầm thì có thể coi là bất thường nguyên nhân chung là cơ thể chưa hoàn thiện, hệ thần kinh thực vật chưa điều khiển được chức năng chế ước của bàng quang gây ra hiện tượng tiểu tiện trong lúc ngủ.

Trẻ bị đái dầm do nhiều nguyên nhân

Theo lý luận y học phương Đông, phổi hay còn gọi là PHẾ là một tạng chủ về khí có quan hệ chặt chẽ [quan hệ biểu lý] với bàng quang. Phổi ảnh hưởng trực tiếp đến sự chế ước, điều tiết nước của bàng quang thông qua sự vận động phức tạp của hệ thần kinh thực vật. Do vậy, nếu chức năng của phổi yếu cộng với hệ thần kinh thực vật bị rối loạn thì hoạt động của bàng quang sẽ không ổn định, gây ra bệnh đái dầm. Hiểu được tác nhân chính gây ra căn bệnh đái dầm sẽ giúp tìm được phương pháp điều trị thực sự hiệu quả và an toàn.

Bằng một số bài thuốc dân gian chữa đái dầm ở trẻ dưới đây, chắc hẳn rằng con bạn sẽ thoát khỏi chứng bệnh đái dầm đấy!

Dùng củ mài

Củ mài [hoài sơn] 4 phần, sao vàng, ô dước 3 phần, ích trí nhân [quả ré] 3 phần. Sấy khô 3 thứ, tán mịn, luyện với hồ nặn thành viên bằng hạt ngô, sấy khô rồi bảo quản trong lọ sạch. Trẻ em tùy tuổi, mỗi lần cho uống 4-8g, ngày uống 2 lần với nước ấm vào lúc đói bụng.

Dùng cây bầu đất chữa đái dầm ở trẻ

Cây bầu đất họ cúc có vị cây ngọt tính bình, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu, khử ứ, tiêu viêm chỉ khái. Dùng Bầu đất 80g sắc uống hoặc nấu canh ăn hàng ngày có tác dụng chữa đái són, đái buốt, vãi đái, trẻ nhỏ đáí dầm.

Dùng cây bầu đất chữa đái dầm ở trẻ

Bầu đất rất dễ trồng làm rau ăn làm thuốc rất tốt. Có người cho rằng ăn rau bầu đất gây ung thư là không có căn cứ, trái lại bầu đất còn có tác dụng hỗ trợ điều trị ung thư.

Chữa đái dầm ở trẻ bằng màng mề gà

Màng mề gà [kê nội kim] sao vàng, tán bột. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 2-6g với nước ấm, vào lúc đói bụng.

Có thể phối hợp với tang phiêu tiêu, lượng bằng nhau 4-12g, đun với 400ml nước sắc còn 60-100ml, chia 2 lần uống trước ăn.

Có thể dùng một bộ ruột gà [theo kinh nghiệm dân gian: con trai dùng ruột gà mái, con gái dùng ruột gà trống] rửa thật sạch, phơi khô, đốt tồn tính, mẫu lệ [vỏ con hàu nung] 24g, quế chi 24g, kê nội kim một cái phơi khô, sao vàng.

Bốn thứ hợp lại tán bột mịn. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 2-4g, uống với nước ấm trước bữa ăn.

Cách chế màng mề gà: Khi mổ gà, bóc lấy màng mề gà, rửa sạch, phơi khô hoặc sấy khô tới độ ẩm dưới 12%. Khi dùng, đem sao với cát cho phồng lên. Lấy ra rây sạch cát là được.

Có khi người ta sao màng mề gà với lửa to cho tới khi thấy có màu vàng sẫm, vẩy vào một ít giấm, lấy ra đem phơi khô. Bảo quản nơi khô ráo, kín gió.

Dùng bong bóng lợn chữa đái dầm cho trẻ

Nguyên liệu: 1 cái bong bóng, gạo nếp, các gia vị thường dùng.

Cách làm: Sau khi mua bong bóng về bạn bóp với muối cho hết mùi hôi sau đó rửa sạch muối, cho vào nồi với gạo nếp và 1 ít hạt tiêu thêm nước bắt lên bếp nấu chín nhừ bong bóng thì tắt bếp. Lấy bong bóng cắt nhỏ, phần gạo nếp không sử dụng.

Cách dùng: 1 ngày cho trẻ ăn từ 1-3 lần[mỗi lần 20-40gr] nên cho trẻ ăn khi đói bụng, nhưng vậy trẻ sẽ dễ ăn hơn.

Mẹo chữa đái dầm cho trẻ bằng trứng gà

Cách này rất dễ làm, trứng gà bạn khoác 1 lỗ ở phần đầu to của trứng cho vào khoảng 5-7 hạt hồ tiêu trắng xong mang đi hấp chín là ăn được.

Mẹo chữa đái dầm cho trẻ bằng trứng gà

Mỗi tối cho trẻ ăn 2 trứng [trẻ >5 tuổi], trẻ dưới 5 tuổi thì ăn 1 trứng, sau 5-7 ngày sử dụng sẽ thấy hiệu quả.

Món ăn bài thuốc chữa đái dầm cho trẻ

Củ sen hầm xương dê

Củ sen, xương dê, gừng hành, gia vị vừa đủ hầm ăn. Món này tác dụng bổ thận kiện tỳ dưỡng tâm, rất tốt cho trẻ bị mơ màng tiểu dầm.

Canh hẹ nấu óc heo

Óc heo, rau hẹ, đậu phụ, gừng, hành gia vị vừa đủ nấu canh ăn. Món này ngon bổ, tác dụng ôn thận kiện tỳ dưỡng tâm, rất thích hợp trẻ em tâm thận yếu hay mơ tiểu dầm.

Súp cà rốt dạ dày heo

Khoai tây, cà rốt, dạ dày heo, gừng, hành gia vị hầm ăn. Món này chữa chứng tiên thiên hậu thiên hư, hay mơ tiểu dầm ăn kém.

Chè hạt sen đậu đen

Hạt sen, đậu đen, táo đỏ, đường cát, vỏ quýt, gia vị vừa đủ nấu chè ăn. Món này tác dụng bổ tỳ thận, dưỡng âm; chữa trẻ em đái dầm, người lớn tiểu đêm rất hiệu quả.

Chè hạt sen đậu đen

Một số mẹo phòng ngừa đái dầm ở trẻ

– Không la mắng trẻ đái dầm ban đêm vì điều này có thể làm trầm trọng thêm vấn đề.

– Hãy thử tạo thói quen chịu đựng cho bàng quang non nớt của trẻ bằng cách khi con bạn buồn đi tiểu, bạn hãy động viên con kìm nén đi tiểu trong một vài phút. Hãy kiên nhẫn thực hiện điều này vì nó có thể mất một vài tháng để cho trẻ có thể kiểm soát và làm chủ bàng quang của mình.

– Nhắc nhở con bạn đi tiểu trước khi đi ngủ mỗi đêm.

– Hạn chế số lượng đồ uống của con trước khi đi ngủ.

– Không cho con uống caffeine, coca và các loại trà vì đó là những thức uống lợi tiểu, làm tăng dòng chảy của nước tiểu.

– Nếu con bạn đã ngủ được trong hơn 1 giờ vào ban đêm, bạn hãy đánh thức trẻ dậy đi tiểu một lần nữa trước khi tiếp tục đi ngủ.

– Khen ngợi con những hôm con không đái dầm để con cảm thấy tốt hơn.

– Nếu các biện pháp tự nhiên trên không thể chữa khỏi, hãy gọi cho bác sĩ nhi khoa khi trẻ có những biểu hiện sau: trẻ bị đau đớn khi đi tiểu; trẻ bị đau bụng; trẻ cảm thấy thất vọng với tình trạng này…

Hy vọng rằng những thông tin chia sẻ về cách chữa đái dầm cho trẻ trên đây sẽ giúp bạn trang bị cho mình những kiến thức cần thiết nhất khi nuôi con và chăm con! Chúc con bạn luôn khỏe mạnh!

Xem thêm:

Làm sao để chữa dị ứng thức ăn nhanh nhất?

Dùng cây xương rồng chữa gai cột sống bạn đã biết chưa?

Thật khó chịu nếu như thói quen đái dầm cứ dai dẳng bám lấy trẻ từ ngày này qua ngày khác. Hơn nữa, vấn đề này có thể ảnh hưởng đến tâm lý, khiến trẻ tự ti và xấu hổ về bản thân. Bố mẹ hãy đọc ngay 10 cách trị đái dầm, giúp trẻ vượt qua thời kỳ khủng hoảng này cùng bác sĩ YouMed nhé!

Đái dầm có phải là bệnh không?

Đái dầm là thuật ngữ được sử dụng để nói về tình trạng đi tiểu trong khi ngủ. Điều này được xem là bình thường cho đến khi con bạn được ít nhất 6 tuổi. Chính vì vậy, chữa bệnh đái dầm khi trẻ nhỏ hơn 6 tuổi là việc không cần thiết. Bạn chỉ nên hỗ trợ trẻ cải thiện tình trạng này mà thôi.

Tại sao trẻ hay đái dầm lúc nhỏ?

Hầu hết trẻ hay đái dầm là do bàng quang [cơ quan chứa nước tiểu] có kích thước nhỏ. Bàng quang của trẻ không thể chứa hết tất cả nước tiểu được sản xuất trong một đêm. Đôi khi trẻ ngủ sâu đến mức không thể thức dậy khi bàng quang cần thải nước tiểu ra ngoài. 

Trẻ ngủ quá sâu, không biết tín hiệu cần phải đi tiểu

Nguyên nhân do u hay bất thường ở thận thường rất hiếm. Hơn nữa nếu có, cũng rất dễ dàng phát hiện ra nhờ việc thăm khám và qua các xét nghiệm.

Những vấn đề về cảm xúc thường không gây ra đái dầm. Nhưng nó có thể xảy ra nếu trẻ bị ngược đãi trong gia đình hay môi trường sống xung quanh.

Đái dầm có thể kéo dài bao lâu?

Hầu hết trẻ bị đái dầm đều khắc phục được vấn đề này trong khoảng từ 6 đến 10 tuổi. Ngay cả khi không trị đái dầm, đa số trẻ đều có thể tự chấm dứt tình trạng này. Dù vậy, bạn có thể dùng các cách trị đái dầm khi con bạn đã kiểm soát tốt việc đi tiểu vào ban ngày được 6 đến 12 tháng.

Cách trị đái dầm ở trẻ em nhỏ hơn 6 tuổi

Khuyến khích con bạn đi tiểu vào ban đêm

Lời khuyên này quan trọng hơn bất kỳ lời khuyên nào khác. Bạn hãy động viên trẻ trước khi đi ngủ: “Con cố gắng thức dậy khi con biết mình cần phải đi tiểu nhé”.

Thay đổi không gian nhà vệ sinh

Bạn có thể đặt thêm đèn ngủ trong phòng vệ sinh để giúp trẻ không thấy sợ hãi. Nếu phòng vệ sinh ở xa, hãy thử để một cái bô dành riêng cho trẻ trong phòng ngủ.

Khuyến khích trẻ uống nhiều nước ban ngày

Bạn hãy nhắc nhở trẻ uống nhiều nước vào buổi sáng và đầu giờ chiều. Khi trẻ càng uống nhiều, lượng nước tiểu sẽ được sản xuất nhiều hơn. Lúc đó, bàng quang có thể phát triển kích thước lớn hơn.

Hạn chế cho trẻ uống nước buổi tối

Bạn đừng nên cho trẻ uống nhiều nước, kể cả sữa, sinh tố… trong vòng 2 giờ trước khi ngủ. Hãy nhắc nhở nhẹ nhàng về điều này. Nhưng bạn đừng quá lo lắng nếu trẻ chỉ uống với nhu cầu bình thường.

Hơn nữa, tránh để trẻ sử dụng những loại đồ uống chứa caffeine như: trà, cà phê,…

Bạn đừng nên cho trẻ uống nhiều nước trong vòng 2 giờ trước khi ngủ

Đi vệ sinh trước khi đi ngủ

Đôi khi bạn cần nhắc nhở trẻ đi vệ sinh trước khi lên giường ngủ.

Hạn chế cho trẻ mặc tã khi đi ngủ

Mặc dù lớp bảo vệ này sẽ giúp việc dọn dẹp buổi sáng và vệ sinh dễ dàng hơn. Tuy nhiên, điều này có thể làm trẻ lười thức dậy vào ban đêm. Hãy sử dụng tã cho trẻ trong một số trường hợp đặc biệt như: đi chơi ngoài trời, ngủ ở nhà người khác,…

Hãy chỉ dùng tã nếu trẻ mong muốn, không cảm thấy khó chịu. Thông thường, bạn không nên cho trẻ mặc tã khi trẻ quá 8 tuổi.

Dạy trẻ cùng bạn dọn dẹp giường vào buổi sáng

Một cách trị đái dầm nữa là hãy để trẻ trở thành một người bạn đồng hành. Chúng có thể lấy khăn trải giường dơ và cho vào máy giặt. Việc này sẽ giúp trẻ cảm thấy cần cố gắng từ bỏ thói quen đái dầm. Khi trẻ lớn hơn có thể thực hiện nhiệm vụ này một cách độc lập.

Dành cho trẻ lời khen

Hãy khen trẻ vào những lúc trẻ thức dậy với tấm chăn hoàn toàn khô ráo. Bạn có thể dán lên tờ lịch những ngôi sao vàng hoặc khuôn mặt hạnh phúc cho những ngày như vậy. Việc này sẽ giúp trẻ cảm thấy tự tin và cố gắng hơn nữa.

Đừng la mắng trẻ

Hãy nhớ, tè dầm không phải là lỗi của trẻ. Hầu hết trẻ đều cảm thấy khá tội lỗi và xấu hổ về vấn đề này. Chính vì vậy, trẻ cần được hỗ trợ và khuyến khích, chứ không phải là sự la mắng từ bố mẹ. Hãy nhắn nhủ mọi người trong nhà không được trêu chọc trẻ. Nhà lúc nào cũng phải là nơi trú ẩn an toàn cho con bạn. Trừng phạt hoặc gây áp lực cho trẻ sẽ trì hoãn việc điều trị đái dầm. Ngoài ra, có thể tạo nên nhiều rối loạn cảm xúc ở trẻ sau này.

Cách trị đái dầm ở trẻ em từ 6 tuổi trở lên

Ngoài những cách trị đái dầm như trên, trẻ từ 6 tuổi trở lên đã có thể nhận thức thế giới xung quanh. Lúc này, việc bạn cần làm là khiến trẻ nhận thức được những việc mình cần làm vào ban đêm. Cụ thể, bạn có thể giúp trẻ:

Tập thói quen tự thức dậy vào ban đêm

Để giúp con bạn học cách đánh thức bản thân vào ban đêm, hãy khuyến khích trẻ tập làm những bước sau trước khi ngủ. 

  • Giả vờ nằm ngủ trên giường;
  • Giả vờ lúc này đang là nửa đêm và trẻ đang cảm thấy mắc tiểu;
  • Bàng quang của trẻ đang cố gắng đánh thức trẻ dậy: “Dậy nhanh đi bạn ơi, nếu không bạn sẽ bị ướt vì tè dầm đấy!”;
  • Sau đó, trẻ chạy vào phòng tắm và đi tiểu.

Cứ như vậy, tự trẻ sẽ hình thành thói quen phải thức dậy như thế này trong đêm.

Đánh thức trẻ vào ban đêm

Nếu trẻ không thể tự dậy đi vệ sinh, bố mẹ sẽ là người đánh thức bé dậy. Nhắc nhở trẻ đến giờ đi vệ sinh tại nhà vệ sinh [không phải trên giường].

Hãy thử nhiều cách, từ bật đèn, gọi tên, vỗ vào người trẻ hoặc bật đồng hồ báo thức. Nếu con bạn vẫn khó thức dậy, hãy thử lại sau 20 phút. Khi con bạn tỉnh dậy, hãy để trẻ tự đi vào nhà vệ sinh để hình thành thói quen. 

Cách trị đái dầm bằng đồng hồ báo thức

Nếu con bạn không thể tự thức dậy vào ban đêm, hãy dạy trẻ sử dụng đồng hồ báo thức. Đây là một cách trị đái dầm hiệu quả. Mốc thời gian báo thức là sau 3 hoặc 4 giờ từ khi con bạn đi ngủ. Hãy đặt nó ngoài tầm với của trẻ.

Hãy tập cho trẻ có thói quen đặt báo thức mỗi đêm. Đừng quên khen ngợi nếu con bạn thức dậy vào đêm hôm trước, ngay cả khi trẻ vẫn đái dầm.

Luôn khen ngợi, động viên trẻ bạn nhé!

Cách trị đái dầm bằng thuốc

Trong một số trường hợp, trẻ có thể được hỗ trợ tạm thời bằng cách dùng thuốc. Thuốc có tác dụng làm giảm sản xuất nước tiểu vào ban đêm hoặc làm tăng khả năng chứa nước tiểu của bàng quang. Tuy nhiên, bố mẹ nên nhớ là việc dùng thuốc phải đảm bảo an toàn và theo chỉ dẫn của bác sĩ nhé.

Điểm hạn chế của các loại thuốc này là trẻ thường tái phát lại khi không dùng thuốc nữa. Những thuốc này chỉ giúp hỗ trợ tạm thời, chứ không chữa bệnh đái dầm. Do đó, nếu con bạn dùng thuốc thì vẫn nên sử dụng báo thức và học cách thức dậy vào ban đêm.

Khi nào nên đến bác sĩ chữa bệnh đái dầm cho trẻ?

Bạn nên đưa trẻ đến khám nếu xuất hiện những triệu chứng hay dấu hiệu sau:

  • Trẻ cảm thấy đau hoặc rát khi đi tiểu;
  • Trẻ tiểu lắt nhắt;
  • Trẻ đái dầm kể cả vào ban ngày;
  • Đái dầm xuất hiện sau khoảng thời gian dài không bị đái dầm;
  • Trẻ đã hơn 12 tuổi;
  • Trẻ hơn 6 tuổi và không cải thiện sau 3 tháng thực hiện những cách trị đái dầm trên.

Tóm lại, đái dầm là một vấn đề rất hay gặp ở trẻ. Phần lớn, trẻ có thể tự ý thức về thói quen đi tiểu ban đêm khi trẻ được 6 tuổi. Để giúp trẻ cải thiện tình trạng này, cha mẹ hãy là người bạn đồng hành tốt nhất. Nếu tình trạng này vẫn xảy ra dù bạn đã cố gắng với nhiều cách trị đái dầm, bạn có thể đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được tư vấn kĩ hơn nhé.

Video liên quan

Chủ Đề