Miền bắc gọi trái thơm là gì

Phân biệt trái thơm, khóm, dứa

Phân biệt trái thơm, khóm, dứa

Lâu nay mọi người vẫn nghĩ thơm, khóm, dứa là cùng một loại. Vậy thật sự ba cái tên này có phải của cùng một loại quả không?

Trái thơm là trái cây bổ dưỡng với sức khỏe con người. Nó còn được nhiều người cho biết có tên gọi khác là khóm, dứa và nghĩ rằng cả 3 cái tên này đều ám chỉ một loại quả giống nhau. Nhưng thực tế có đúng thế không? Cùng tìm hiểu nhé.

1Thơm, khóm, dứa là gì?

Thơm, khóm hay dứa đều là tên tiếng Việt của một loài cây vùng nhiệt đới, có tên khoa học là Ananas comosus, có đặc điểm quả nhiều mắt, thịt màu vàng, vị chua ngọt, dùng để nấu hoặc ăn tươi. Loài cây này đặc biệt có hàm lượng các chất dinh dưỡng cao như các axít hữu cơ, Vitamin C, Vitamin B1 và các khoáng chất.

Mặc dù cùng nói về một loại trái cây và nhiều người nội trợ cũng hiểu nó đều giống nhau nhưng theo như nhận định của người bán trái cây ở miền Tây thì các cách gọi này đều chỉ về 2 giống khác nhau.

  • Phụ nữ có nên kiêng ăn dứa khi mang thai?

Trái khóm thường nhỏ chỉ khoảng dưới 1kg. Đặc điểm nhận dạng dễ nhất là lá của khóm có rất nhiều gai, khi ăn có vị ngọt hơn so với thơm.

  • Cách khử mùi toilet bằng trái thơm
  • Tác dụng không ngờ khi uống nước dứa lúc đói

Còn dứa là cách gọi chung ở miền Bắc để ám chỉ cả thơm và khóm. Còn ở miền Tây thì dứa là cây dứa dại, làm nước mát.

Tóm lại, thơm, khóm nếu hiểu theo kinh nghiệm dân gian của người trồng thì đây là cách gọi của 2 giống khác nhau còn dứa là cách gọi của người Bắc về loại trái cây này. Mong rằng qua bài viết này bạn sẽ hiểu hơn về ý nghĩa và cách phân biệt của thơm, khóm và dứa như thế nào.

Chọn mua trái cây tươi bán tại Bách hóa XANH:

Bạn sẽ quan tâm:

  • Cách khử mùi bằng trái thơm đơn giản mà hiệu quả
  • Cách chọn dứa ngon, ngọt
  • Tại sao nước ép dứa giúp tăng vòng 1?

Đến ngay The Help Desker gần nhất để chọn mua thơm tươi ngon nha.

Kinh nghiệm hay Bách Hóa XANH

Từ khoá: phân biệt trái thơm, phân biệt thơm và khớm, phân biệt thơm và dứa, trái thơm, trái khóm, trái dứa

Trên đây là tất cả những gì có trong Phân biệt trái thơm, khóm, dứa mà chúng tôi muốn chia sẻ với các bạn. Bạn ấn tượng với điều gì nhất trong số đó? Liệu chúng tôi có bỏ sót điều gì nữa không? Nếu bạn có ý kiến về Phân biệt trái thơm, khóm, dứa, hãy cho chúng tôi biết ở phần bình luận bên dưới. Hoặc nếu thấy bài viết này hay và bổ ích, xin đừng quên chia sẻ nó đến những người khác.

Bạn cần đưa danh sách của mình lên thehelpdesker.com? Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ đăng bài viết!

Ảnh Internet.

Sáng nay tôi mới nghe trên tivi [6-8-2015], trong một phim dài nhiều tập, cũng không để ý là phim gì, cùng diễn viên là ai, vì chỉ tình cờ nghe được thôi chứ không xem [bà xã tôi xem]. Nguyên câu nói của một nhân vật lớn tuổi trong phim như sau: "Thơm với khóm nó khác nhau, nhưng thật ra là hai loại đó con". Ngay sau khi nghe tôi hỏi lại bà xã vì sợ mình già rồi nghễnh ngãng nghe nhầm, nhưng được xác nhận đúng là nhân vật trong phim nói thế. Câu này nghe khá lủng củng, bởi nó không trúng đâu vào đâu hết. Ở đây tôi không nói thơm và khóm giống hay khác nhau, mà ngay ở câu nói của nhân vật trong phim không giống ai. 

Trong câu trên ta có thể chia ra hai ý, ý thứ nhất "Thơm với khóm nó khác nhau", và ý thứ nhì "nhưng thật ra là hai loại đó con". Một khi nói "Thơm với khóm nó khác nhau", thì câu tiếp theo "nhưng thật ra là hai loại đó con" thừa mất những từ "nhưng thật ra", có thêm "nhưng thật ra" câu nói trở thành dài dòng, lủng củng, tối nghĩa. Ta chỉ có thể nói "Thơm với khóm nó khác nhau, là hai loại đó con", ý thứ nhì "là hai loại đó con", khẳng định lại ý thứ nhất "Thơm với khóm nó khác nhau". Nếu muốn thêm những từ "nhưng thật ra", phải nói "Thơm với khóm nó giống nhau, nhưng thật ra là hai loại đó con" [trái thơm và trái khóm trông bề ngoài giống nhau, nhưng khác về chủng loại], hay "Thơm với khóm nó khác nhau, nhưng thật ra là một loại đó con" [trông thơm với khóm có khác nhau về hình thức, nhưng giống nhau về chủng loại]. Chưa nói tới nhiều yếu tố khác, chỉ thấy những đối đáp lủng củng, có khi như trả bài, có khi lên lớp như cụ non, hoặc ngô nghê của những nhân vật trong phim Việt, là tôi đã hết muốn xem rồi.

Bây giờ chuyển qua chuyện của trái "thơm và khóm". Có lẽ ta nghe từ "thơmdứa" nhiều hơn là từ "khóm". Ngoài từ thơm dứa, có lẽ trước đây các bạn nào ở Saigon có quê miền Tây, mỗi lần có dịp về quê, xe chạy qua khỏi Bình Chánh, Bình Điền, ngang qua khu vực cầu Bến Lức thấy dọc hai bên quốc lộ, người ta bày bán khá nhiều trái khóm. Trái khóm Bến Lức to hơn trái thơm, vỏ màu xanh xanh chứ không vàng như trái thơm. mấy năm trở lại đây khu vực Bến Lức không còn thấy bán trái khóm nữa. Trái thơm là phương ngữ Nam bộ, và quả dứa là phương ngữ Bắc bộ để chỉ một loại trái [quả] to, có nhiều mắt như ta đã biết. 

Đại Nam Quấc âm Tự vị của Huình Tịnh Paulus Của [Saigon-1895-1896] chỉ có từ "thơm" để chỉ trái cây, giải thích như sau:

- Trái thơm. Thứ trái lớn có nhiều mắt mỉu, chữ gọi là bá nhãn lẻ.

Trong Tự vị không có từ dứa hay khóm để chỉ trái thơm.

Từ Thơm và Trái thơm trong Đại Nam Quấc âm Tự vị.

Việt Nam Tự điển của Hội Khai Trí Tiến Đức [Hanoi-1931]:

- Dứa. Một loài cây thấp, lá nhọn có gai, hoa thơm,, quả thơm và có mắt. Có nơi gọi là trái thơm: Dứa gai, dứa mật, dứa dại v. v.

Như vậy ngoài từ Dứa, thì Việt Nam Tự điển còn có từ trái thơm để chỉ cùng một loại quả. Trong Việt Nam Tự điển không có từ khóm để chỉ loại quả này. 

Tự điển Việt Nam Phổ thông của Đào Văn Tập [Nhà sách Vĩnh Bảo Saigon-1951], in ở Saigon trước 1975, ngoài từ dứathơm, để chỉ trái dứa [thơm], đã thấy xuất hiện từ khóm chỉ cây trái:

- khóm [thực] Giống thơm [dứa], trái ăn ngọt và ngon.

Từ điển Tiếng Việt, Văn Tân chủ biên, [NXB Khoa Học Xã Hội, Hà Nội-1967], in ở miền Bắc trước năm 1975 cũng có từ Khóm để chỉ quả dứa:

- Khóm [đph] - Thứ dứa giòn và ngon như dứa Phú-thọ.

Từ điển Bách khoa Nông nghiệp, Trung tâm Quốc gia Biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam, Hà Nội-1991, ghi rõ hơn:

- Dứa [Ananas comosusn L. Merr. = Ananas sativa L; tên khác: thơm, khóm] cây ăn quả nhiệt đới, họ Dứa [Bromeliaceae], sống dai, có thân rễ ngắn, lá hình máng xối dài và hẹp, cứng, xếp hình hoa thị, khi lớn ra ngồng dài 30-40cm mang một cụm hoa màu tím, xanh nhạt, hay đỏ. Quả mọng, phần ăn được [thường gọi là quả D] thực ra là trục của bông hoa và các lá bắc mọng nước tụ hợp lại, còn quả thật thì nằm trong các mắt "quả D". Quả màu vàng hay gạch tôm, có thể nặng đến 3-4 kg. Có nhiều chủng, quả to, nhỏ khác nhau...

Như vậy đã rõ thơm, khóm, dứa là để chỉ cùng một thứ trái cây chứ không khác nhau.

Chủ Đề