Miến điện là ở đâu

Thủ Đô

NayPyiTaw

Ngôn ngữ

Tiếng Miến Điện , tiếng Anh

Dân số

54.58 triệu [năm 2011]

Quốc Hoa

Bông Scarlet Glorybower

Tôn giáo

Phật giáo [89%]

Tiền tệ

Tiền Myanmar [Kyat]

Vị trí địa lý

Miến Điện Nằm ở phía tây của bán đảo Đông Dương . Phía bắc giáp biên với Trung Quốc đại lục , Tây Bắc tiếp giáp Ấn Độ và Bangladesh , đông nam biên giới với Lào và Thái Lan . Phía Tây Nam là vịnh Bangladesh và biển Andaman.

Lược sử

Năm 1044 sau khi Myanmar hình thành quốc gia thống nhất , trải qua 3 triều đại phong kiến .Vào thế kỷ 19 Vương Quốc Anh 3 lần phát động chiến tranh xâm lược , chiếm đóng Myanmar, vào năm 1886 phân xếp Myanmar trở thành một tỉnh của Ấn Độ Thuộc Anh, năm 1937 Miến Điện thoát khỏi Ấn Độ thuộc Anh , và trực tiếp chịu sự thống trị của Thống Đốc của Vương quốc Anh , Tháng 5 năm 1942 Nhật Bản chiếm đóng Myanmar ,Trong tháng 3 năm 1945 cả nước Myanmar khởi nghĩa , giải phóng Myanmar. Sau đại chiến thế giới lần thứ hai Vương Quốc Anh giành lại quyền kiểm soát của Myanmar , ngày 4 tháng 1 năm 1948 Myanmar thóat ly Liên Bang Anh và tuyên bố độc lập, thực hiện Chế Độ Nghị Viện Dân Chủ Đa Đảng do chính phủ Wu Nu dẫn đầu. Năm 1962 tướng Ne Win phát động cuộc đảo chính, lật đổ chính phủ Wu Nu và thành lập「 Hội Đồng Cách Mạng 」. Tháng 1 năm 1974, ban hành hiến pháp mới, thành lập Hội Đồng Nhân Dân, Lấy tên quốc gia là 「 Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Liên Bang Myanmar」. Trong tháng 7 năm 1988 , sự suy thoái kinh tế của Myanmar , bùng phát các cuộc biểu tình quốc gia , tháng 9 cùng năm Quân Đội tiếp quản quyền Chính trị , bãi bỏ Hiến pháp, giải tán nghị viện, đổi tên quốc gia thành 「 Liên Bang Myanmar」. Ngày 21 tháng 10 năm 2010 , chính phủ Myanmar căn cứ theo Hiến Pháp của năm 2008, thay đổi Quốc Kỳ và Quốc Huy , và đổi tên quốc gia thành 「 Cộng Hòa Liên Bang Myanmar」The Republic of the Union of Myanmar]

Lễ Hội Quan Trọng

*「 Lễ Hội Tạc Nước
Tháng tư hàng năm là năm mới của Myanmar , đồng thời cũng là 「 Lễ Hội Tạc Nước 」 truyền thống và sống động . Người Myanmar còn gọi là 『 Tháng Giêng Tế Thuỷ 』, có nghĩa là năm mới sẽ sớm bắt đầu , Năm mới của Miến Điện là sau khi cuối năm chuyển đổi tuổi mới bắt đầu tổ chức 「 Lễ Hội Tạc Nước 」 Toàn bộ quá trình của buổi nghi lễ sẽ kéo dài 3 đến 4 ngày. Trong đó 3 ngày đầu là đưa cái cũ đi , ngày cuối sẽ chào đón năm mới đến . Từ sự vui mừng trong lễ tạc nước của người Myanmar , bạn có thể cảm nhận đến ý nghĩa câu tục ngữ của người Myanmar「Vui Vẽ và Trường Thọ」

* Lễ Hội Thắp Đèn
Lễ Hội Thắp Đèn của người Myanmar , được tổ chức mỗi năm ngày 15 tháng 7 Lịch Myanmar( khoảng tháng 10 dương lịch ) Trong thời gian 「 Lễ Hội Thắp Đèn 」tất cả các ngôi chùa Phật giáo và mỗi hộ gia đình đều thắp sáng đèn dầu , và lồng đèn; các khu vực đô thị , trong ngoài khu vực thành phố , ở khắp nơi đều dựng lên giàn đèn , và các tòa nhà trên đường phố cũng được trang bị với các đèn ánh sáng đầy màu sắc , trong bầu trời đêm thăng lên các loạt pháo hoa , lồng đèn, ca múa đón mừng, ở các vùng nông thôn lại còn có phong tục thả Đèn Sông và Đèn Thiên [ còn gọi là Đèn Khổng Minh )

Nguồn Dữ liệu: Bộ Ngoại Giao Trung Hoa Dân Quốc
Hiệp hội chăm sóc tăng trưởng cho Người dân nhập cư mới Đài Loan

Miến Điện: Người đứng đầu LHQ ở Miến Điện rời vị trí

Nguồn hình ảnh, UNDP

Chụp lại hình ảnh,

Renata Lok-Dessallien hiện đang nghỉ phép

Liên Hiệp Quốc [LHQ] vừa khẳng định viên chức cao cấp nhất của họ tại Miến Điện đang được yêu cầu rời khỏi chức vụ của mình.

Nguồn tin ngoại giao và giới làm công tác viện trợ tại Yangon nói với BBC rằng quyết định này có liên quan tới việc bà Renata Lok-Dessallien đã không làm được việc đặt nhân quyền là ưu tiên hàng đầu.

Cụ thể là nó liên quan tới người thiểu số Hồi giáo Rohingya bị đàn áp.

Lính Myanmar giết 25 người Rohingya

Lính Miến 'có dính tới vụ đốt làng Rohingya'

Tài liệu nội bộ LHQ mà BBC được xem nói rằng tổ chức này đã trở nên "bất lực rõ rệt", và bị tàn phá vì những căng thẳng nội bộ.

Một phát ngôn viên của LHQ khẳng định bà Lok-Dessallien, một công dân Canada, đang được "chuyển công tác", và nói rằng nó không có liên quan gì tới công việc của bà mà phát ngôn viên này nói rằng những gì bà làm được luôn "được đánh giá cao".

Nguồn hình ảnh, Reuters

Chụp lại hình ảnh,

Chính phủ Miến Điện coi người Rohingya là người nhập cư và từ chối không cho họ quốc tịch

Hồi cuối năm ngoái, khi hàng chục ngàn người Rohingya bỏ chạy trước tình trạng bị binh lính Miến Điện hãm hiếp và lạm dụng, nhóm LHQ làm việc tại Miến Điện đã im lặng một cách kỳ lạ.

Bà Lok-Dessallien và phát ngôn viên của bà từ chối các yêu cầu cung cấp thông tin đơn giản; và có lần khá kỳ cục, trở về sau khi tới thăm khu vực có xung đột, bà đã từ chối không cho phép phóng viên quay phim hay ghi âm những gì bà nói tại một cuộc họp báo.

Đài BBC được biết là nhiều lần nhân viên cứu trợ chú trọng về nhân quyền đã bị loại có chủ ý không được dự các cuộc họp quan trọng.

Các trường hợp đó phản ánh những chỉ trích đối với bà Lok-Dessallien và nhóm nhân viên LHQ tại đây và nêu rõ ưu tiên của họ là xây dựng các chương trình phát triển và một mối quan hệ chặt chẽ với chính phủ Miến Điện chứ không phải là quảng bá cho quyền của những người thiểu số bị đàn áp, như người Rohingya, phải được tôn trọng.

Trong một tài liệu nội bộ chuẩn bị cho Tổng thư ký LHQ mới, nhóm LHQ tại Miến Điện được miêu tả là "bất lực rõ rệt" với "những căng thẳng cao" giữa các bộ phận khác nhau trong hệ thống LHQ.

Bà Lok-Dessallien hiện đang nghỉ phép nhưng được báo là vị trí của bà đang được nâng cấp và như vậy vị trí cũ của bà cũng kết thúc sau ba năm rưỡi thay vì một nhiệm kỳ năm năm.

Myanmar, miền đất phủ đầy vàng

Nguồn hình ảnh, Vivien Cumming

Tại Myanmar, vàng hiện diện ở khắp nơi, từ đền chùa, tượng Phật, thuốc dân gian tới kem dưỡng da, thậm chí còn được bỏ vào đồ ăn, thức uống.

Miền đất vàng

Tại các nước láng giềng xung quanh, Myanmar được biết đến là 'miền đất vàng'. Khi bay tới các thành phố như Mandalay và Yangon, bạn sẽ thật dễ nhận ra lý do tại sao.

Người Ba Tư cổ sáng tạo ra 'máy lạnh' giữa sa mạc

Thú vui lấy ráy tai thư giãn ở Thành Đô, TQ

Thứ trà quý đến từ bầu trời sao Himalaya

Từ trên cao nhìn xuống, bạn có thể thấy những bảo tháp, chùa chiền lấp lánh ánh vàng nằm rải rác trên khắp các vùng nông thôn và giữa những con phố bận rộn nơi thành phố.

Khi tới nơi, bạn không thể đi đâu được quá xa mà không bắt gặp một ngôi chùa có dát vàng. Những ngôi chùa lớn nằm trên những triền đồi ở trung tâm phố thị, còn những chùa nhỏ nhất thì ẩn mình dưới tán cây già bên ngoài các ngôi nhà có cư dân sinh sống.

Có hàng ngàn ngôi chùa trên cả nước, mà hầu hết chùa nào cũng được tô điểm bằng vàng.

Nguồn hình ảnh, Vivien Cumming

Những ngôi chùa Bagan

Sông Irrawaddy chạy qua vùng trung tâm của miền đất vàng. Bờ sông là nơi tập trung những gì tinh túy nhất của Myanmar [còn được gọi là Miến Điện], với những ngôi chùa lớn trên đồi, đám mây mùa mưa trôi bên trên núi rừng rậm rạp, và vùng đồng bằng ngập lũ nơi các căn nhà được dựng trên cọc chênh vênh trên mặt nước.

Cách nhìn bất thường của Nhật Bản về thế giới

Nam Kinh, thủ đô vĩ đại của Trung Quốc

Loài hoa hiếm chỉ nở 12 năm một lần

Theo Diễn đàn Kinh doanh Mandalay, có hơn 700 ngôi chùa vàng nằm trên các ngọn đồi ở quanh Mandalay mà ta có thể từ sông nhìn vào. Quanh thành phố Bagan, xuôi xa xuống theo dòng sông còn có 2.200 ngôi đền chùa nữa nằm rải rác đến tận chân trời.

Thời kỳ đỉnh cao, từ Thế kỷ 11 đến Thế kỷ 13, Vương quốc Pagan [nay được biết đến với tên Bagan] là nơi có hơn 10 ngàn ngôi đền. Đó là thời kỳ Phật giáo phát triển mạnh mẽ tại Myanmar, tuy tôn giáo này có nguồn gốc từ hơn 2000 năm trước đó.

Nguồn hình ảnh, Vivien Cumming

Vàng thiêng

Tại Myanmar, vàng là thứ thiêng liêng. Gần 90% dân chúng theo đạo Phật, theo Dự án Tìm hiểu Văn hóa Tôn giáo thuộc Trường Divinity Harvard, và vàng có ý nghĩa quan trọng đối với họ, bởi nó được cho là đại diện cho mặt trời, gắn với những điều tốt đẹp về chất, như kiến thức và khai sáng.

'Hậu duệ Alexander Đại đế' trên dãy Himalaya

Hong Kong, nơi Đông - Tây hội ngộ

Chưa đi chưa biết Penang

Người dân Myanmar lễ Phật bằng cách trang trí các ngôi đền, chùa trên khắp cả nước bằng vàng.

"Vàng là thứ rất quý báu ở Myanmar, bởi chúng tôi có thể tìm thấy chúng ở rất nhiều dòng sông," Sithu Htun, một hướng dẫn viên địa phương từ Yangon, người đã đi khắp đó đây trên cả nước, nói. "Nó là một phần của đất nước chúng tôi - rất dễ tìm thấy - và đó là lý do tại sao chúng tôi dâng cúng vàng lên Đức Phật."

Nhưng vàng không chỉ được dùng trong các đền chùa; sự gắn bó với vàng ở nước này sâu sắc tới mức vàng cũng có thể được tìm thấy ở nhiều thứ khác, từ thuốc dân tộc truyền thống cho tới kem dưỡng da mặt, và thậm chí có lúc người ta còn rắc vàng vào đồ ăn, thức uống.

Trong những dịp đặc biệt, vàng lá có thể được bỏ vào cơm, vào đậu, và người ta cũng bỏ vàng lá vào các loại đồ uống có cồn địa phương rồi lắc lên để uống. Vàng là một phần trong cuộc sống của vùng đất, con người nơi đây.

Nguồn hình ảnh, Vivien Cumming

"Chúng tôi dùng chuối và vàng lá để đắp mặt nạ dưỡng da. Rất tốt cho da; sau khoảng 3 đến 5 phút thì vàng biến mất. Tôi nghĩ là vàng đã ngấm vào da, đem đến cho chúng tôi nụ cười," Htun nói.

Nguồn hình ảnh, Vivien Cumming

Đãi vàng

Nguồn cung cấp vàng chủ yếu là từ các mỏ vàng ở gần Mandalay và vàng cốm từ đáy các dòng sông ở Irrawaddy và Chindwin, nơi dân địa phương vẫn đãi vàng theo cách thủ công dẫu cho công nghệ mới khiến tiến trình này được cải tiến, làm nhanh chóng hơn nhiều.

Thủy ngân được dùng để tách vàng ra khỏi cát lấy lên từ đáy sông, nhưng thủy ngân làm ô nhiễm, khiến ảnh hưởng tới sản lượng cá trên sông, và tới sức khỏe của những người đãi vàng.

Ngoài ra, Thời báo Myanmar tường thuật rằng việc đãi vàng bất hợp pháp đã gây ra một số những tổn hại khác.

Tuy nhiên, theo báo The Independent, hiện đang có một số dự án cộng đồng nhằm nâng cao các hoạt động này, hướng tới bảo vệ môi trường và con người.

Nguồn hình ảnh, Vivien Cumming

Những người làm quỳ vàng ở Mandalay

Ở miền trung Mandalay, có một khu vực được gọi là 'khu làm quỳ vàng', nơi những người đàn ông cả ngày chỉ quai đập vàng thành những tấm lá mỏng tang, được gọi là quỳ vàng, trong nhiệt độ nóng bức trên 30 độ C của mùa hè với độ ẩm không khí lên tới 70%.

Họ dùng búa nặng 7lb [khoảng 3,2kg] đập mỏng các lớp vàng được đặt giữa các lớp giấy tre đặt trên phiến đá lớn.

Vàng lá sau đó được cắt thành những miếng nhỏ và tiếp tục được đập mỏng thêm ra - tổng cộng qua ba lần, mà lần cuối cùng được những người đàn ông lực lưỡng đập liên tục trong suốt 5 tiếng đồng hồ.

"Hầu hết các hiệu bán vàng lá là doanh nghiệp gia đình; đàn ông thì đập vàng cho mỏng thành quỳ vàng, còn phụ nữ thì cắt thành những tấm vuông để bán," Htun giải thích.

Nguồn hình ảnh, Vivien Cumming

Những lá quỳ vàng

Sau khi được cắt thành từng miếng vuông, quỳ vàng được xếp giữa các lớp màng giấy tre, đem bán làm đồ cúng Phật. Phụ nữ cũng lấy quỳ vàng dán lên các bức tượng Phật, tượng thú như voi, được chạm trổ từ gỗ đã được phết lớp sơn dầu màu đen.

Vàng không chỉ được dán lên các đền chùa hay các bức tượng gỗ. "Đôi khi chúng tôi dán quỳ vàng lên chuối và dừa, rồi làm lễ cúng các linh hồn," Htun nói.

Người ta thậm chí còn dán quỳ vàng lên chính thân thể mình bằng cách bôi một lớp nhựa cây được gọi là thanakha lên mặt làm lớp kem chống nắng - mà có khi họ còn dán theo mẫu nào đó để làm hình trang trí luôn - rồi sau đó dán lớp vàng lá lên để làn da trông sáng rỡ.

Nguồn hình ảnh, Vivien Cumming

Vàng là tiền

Trước kia và cho đến tận ngày nay, vàng được dùng như một dạng tiền tại Myanmar. Tình trạng chính trị và kinh tế luôn bất ổn, mà hiện thời đang có cuộc khủng hoảng Rohingya, thì vàng giữ được giá chứ không như đồng nội tệ, kyat.

Theo người dân địa phương, nhiều người Miến không mở tài khoản tiết kiệm tại ngân hàng mà họ đi mua vàng, để đem cung tiến cầu xin kiếp sau được giàu có thịnh vượng, hoặc để giữ của dưới dạng đồ trang sức, hoặc thậm chí ở dạng những khối vàng nhỏ, để dành như khoản bảo hiểm cho cuộc sống hiện tại.

Cửa hàng vàng có ở mọi góc phố, kể cả tại những thị trấn nhỏ nhất, và bạn có thể mua vàng tại đó.

"Kể từ giành được độc lập, hồi 1948 tới nay, đất nước và nền kinh tế không được ổn định," Htun giải thích trong lúc đi qua một cửa hàng vàng ở Mandalay. "Đó là lý do khiến mọi người muốn giữ vàng; an toàn hơn cho tương lai, nó giống như một dạng bảo hiểm vậy."

Nguồn hình ảnh, Vivien Cumming

Hào phóng

Sau hàng thập niên bị cô lập dưới chế độ quân nhân, Myanmar gần đây mới nổi lên thành một điểm đến cho du khách nước ngoài.

Hơi thở Phật giáo dường như có ở mọi khía cạnh của đời sống thường nhật Myanmar.

Vào đầu giờ sáng, các vị sư và các ni cô lang thang trên đường phố, tại các khu chợ để khất thực.

Cho tặng chiếm vị trí to lớn trong nền văn hóa Myanmar, được thể hiện rõ rệt trong cách thức người dân địa phương chào đón du khách một cách hào phóng và chu toàn, mời uống trà, ăn bánh quy, hoặc thậm chí mời những bữa ăn thịnh soạn với tất cả các loại đồ ăn gia chủ có.

"Người dân rất dễ thương, rất thân thiện - họ luôn mỉm cười," Htun nói. "Họ chỉ muốn giúp đỡ; họ không cần gì từ bạn hết."

Nguồn hình ảnh, Vivien Cumming

Cúng vàng

Vào lúc 4 giờ sáng, Mahamuni Paya ở Mandalay, một trong những ngôi đền thiêng nhất và được người theo Phật giáo coi là một trong những thánh địa thiêng liêng nhất trong cả nước, đã chật kín người. Các vị sư làm lễ trong lúc rửa mặt cho một bức tượng Phật vàng lớn.

Mọi người mua vàng lá, với giá 2.000 kyat [khoảng 1 bảng Anh] được năm miếng, mỗi miếng rộng chừng 1 inch vuông [khoảng 6,45cm vuông] - tại các quầy hàng trong đền và xếp hàng chờ đến lượt dán chúng lên bức tượng Phật to lớn, chút lễ mọn thành kính dâng lên.

Nguồn hình ảnh, Vivien Cumming

"Chúng tôi luôn muốn cúng thêm nhiều nữa tới Đức Phật - chúng tôi xây thêm nhiều các đền chùa để chúng tôi có thể phủ kín những đền chùa đó bằng vàng của đất nước," Htun nói.

Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Travel.

Video liên quan

Chủ Đề