Món ngon cho be 5 tuổi

Theo các chuyên gia, khẩu phần ăn của trẻ em 5 tuổi phải giảm bớt lượng dầu mỡ. Các món ăn nên được chế biến từ thịt nạc, cá, tôm… và không nên ăn thịt mỡ và các món chiên xào. Do đó, các bà mẹ cần chuẩn bị cho mình những món ăn ngon, đảm bảo dưỡng chất để giúp các bé 5 tuổi phát triển khỏe mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần.

Bé 5 tuổi là giai đoạn quan trọng trong cuộc đời của một trẻ em, đây là lúc, các bé bắt đầu trở nên hiếu động và làm quen với công việc học tập. Chính vì vậy, việc bổ sung đầy đủ dưỡng chất thông qua từng bữa ăn trong ngày rất quan trọng để thể chất và trí não phát triển toàn diện. Thông thường, một em bé 5 tuổi có cân nặng trung bình là 15,66kg [bé trai] và 15,51kg [bé gái]. Chiều cao trung bình bé trai là 102,10cm, bé gái là 102,32cm. Các mẹ cần theo dõi cân nặng cũng như chiều cao của các bé để có thể điều chỉnh thực đơn và chế độ dinh dưỡng phù hợp nhất. Cùng Dạy nấu ăn Gia đình, Mở quán ® tham khảo chi tiết dưới đây nhé.


Trẻ 5 tuổi cần bổ sung nhiều bữa ăn trong ngày để đảm bảo cho sự phát triển

Nhu cầu bữa ăn của trẻ 5 tuổi

Ngoài các bữa ăn chính [sáng, trưa, tối], trẻ cần được bổ sung thêm những bữa phụ với các món ăn như cháo, súp, bún, phở và sữa. Hạn chế hoặc tuyệt đối không cho trể ăn bánh, kẹo, nước ngọt, hoa quả trước bữa ăn. Thông thường, trẻ 5 tuổi sẽ cần 2 – 3 bát cơm nát với các loại thức ăn chế biến từ thịt, tôm cua, trứng, lạc, vừng, đậu, đỗ, rau xanh và dầu mỡ; 200ml – 500ml sữa; 2 – 3 bữa phụ như cháo, súp, bún, phở; hoa quả chín ăn sau các bữa ăn theo nhu cầu của trẻ trong 1 ngày. Đặc biệt lưu ý, đối với trẻ biếng ăn, ăn được ít cơm thì những bữa phụ này lại rất quan trọng.

Gợi ý một số món ăn cho bé 5 tuổi

Các món cháo sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo cho bữa sáng của trẻ. Bạn có thể chọn 1 trong các món cháo sau để chế biến cho bé: cháo sườn củ dền, cháo tôm thịt rau cải, cháo cá hồi rau ngót… đều rất thơm ngon và chứa hàm lượng giá trị dinh dưỡng lớn. Tất cả đều rất dễ chế biến, nguyên liệu đơn giản và hương vị phù hợp với các bé.

Bữa trưa là một bữa ăn quan trọng đối với trẻ em 5 tuổi. Bạn nên cho bé ăn cơm để đảm bảo năng lượng được cung cấp đầy đủ cho hoạt động của bé vào buổi chiều. Bên cạnh đó, vào buổi trưa, dạ dày của bé bắt đầu làm việc ổn hơn nên sẽ rất dễ tiêu hóa thức ăn hơn. Sau đây sẽ là một số thực đơn bữa trưa, bạn có thể tham khảo cách làm món ngon cho bé như sau: Cá phi lê kho tộ + canh thịt rau ngót + cơm; Thịt bò xào rau củ + canh cua rau dền mồng tơi + cơm; Thịt gà xào nấm + canh cá rô nấu cải xanh + cơm; Thịt trứng xào cà chua + canh thịt xà lách xoong + cơm; Thịt đậu phụ xốt cà chua + canh tôm bí xanh + cơm.

Các mà mẹ cũng nên đầu tư thật kĩ cho bữa tối của trẻ. Nên sử dụng cơm cùng một số món ăn kèm cho bữa tối của bé đủ no, đảm bảo đủ năng lượng cho sự phát triển. Bạn có thể tham khảo một số thực đơn như: Thịt gà hầm củ quả + canh tôm rau dền + cơm; Thịt bò xào nấm + canh cá nấu ngót + cơm; Tôm thịt rim dứa + canh xương hầm đu đủ + cơm; Cá phi-lê rán sốt cà chua + canh mọc rau ngót + cơm; Sườn rim mè + canh nấm đậu phụ + cơm.


Ngoài các bữa cơm chính, các món ăn trong bữa phụ như súp, bánh… cũng rất quan trọng

Ngoài ba bữa chính như trên, các bữa ăn phụ cũng khá quan trọng nên các bà mẹ có con 5 tuổi không nên bỏ qua. Nên chú ý, bữa phụ không phải là bữa ăn vặt do đó cũng nên đầu tư thật kĩ, không nên cho con ăn bữa phụ quá no, tránh làm bé không thấy ngon miệng vào bữa chính kế tiếp. Các món ăn có thể làm bữa phụ cho bé như: bánh quy trộn nước cam, táo, lê hấp, váng sữa; Trái cây trộn sữa chua; Khoai lang nấu táo, Súp gà trứng…

Với những gợi ý trên đây, hy vọng các bà mẹ sẽ có nhiều lựa chọn hơn cho thực đơn của trẻ em 5 tuổi. Nên lựa chọn các thực phẩm tươi ngon và chế biến hợp vệ sinh để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ.

Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Tổ chức Y Tế Thế Giới [WHO] khuyến cáo nên nuôi con bằng sữa mẹ cho đến khi trẻ được 2 tuổi. Cho trẻ bú bình hoặc dùng thức ăn, thức uống khác trong 6 tháng đầu là không cần thiết và sẽ có ảnh hưởng không tốt đến việc nuôi con bằng sữa mẹ. Sau sáu tháng tuổi, trẻ cần được cho ăn thức ăn bổ sung phù hợp với lứa tuổi kết hợp với bú sữa mẹ cho đến 2 tuổi. Hãy gặp bác sĩ để được tư vấn trước khi quyết định dùng sản phẩm dinh dưỡng công thức hoặc nếu bạn gặp vấn đề khi cho con bú.

Trang chủ Kinh nghiệm hay

Các món ăn sáng cho bé cần cung cấp đầy đủ dưỡng chất theo đúng nhu cầu cơ thể của bé. Nhờ đó, bé sẽ có đầy đủ năng lượng để khởi đầu ngày mới thật tốt.

Bữa sáng là cực kỳ quan trọng, trẻ càng nhỏ càng cần được chăm chút cho bữa sáng. Mẹ đừng vì tính tiện lợi, nhanh gọn của các thực phẩm trên mà cho trẻ dùng thay bữa sáng nha. Tất cả đều không tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ và còn không chứa nhiều dưỡng chất nữa. Hệ tiêu hóa của trẻ còn rất non nớt nên dưỡng chất thiên nhiên sẽ giúp bé dễ dàng tiêu hóa, hấp thu hơn. 

Các món ăn sáng cho bé lý tưởng nhất đối với trẻ nhỏ là phải đảm bảo đủ các nhóm chất như: đạm [thịt, cá, trứng, sữa, tôm, mực…]; đường [gạo, mì, nui, bún, miến, phở, trái cây…]; béo [dầu, mỡ, bơ thực vật…], Vitamin và khoáng chất từ rau, củ, quả. Vì thế, mẹ nên dành 15 – 30 phút mỗi ngày để chuẩn bị bữa sáng lành mạnh, dễ dàng như: Nui xào trứng, súp thập cẩm, cháo cá hồi phô mai, phở, hủ tiếu....
Ngoài ra, trẻ cũng cần một cốc sữa ấm hoặc nước ép tươi sau bữa sáng để được đảm bảo dinh dưỡng một cách tốt nhất. Sữa chứa dưỡng chất sẽ mang đến nguồn năng lượng dồi dào, giúp bé có một ngày mới năng động. Khi chọn sữa, tốt nhất mẹ nên chọn loại sữa có dưỡng chất tự nhiên dễ tiêu hóa để con không bị khó tiêu, táo bón và đặc biệt là hấp thu dưỡng chất tối ưu nhé!  

2. Gợi ý các món ăn sáng cho bé để cả tuần đều tràn đầy năng lượng

Thứ 2: Súp gà nấm

Nguyên liệu:

  • Thịt ức gà: 30g
  • Cà rốt cắt hạt lựu nhỏ: 30g
  • Hạt bắp: 30g 
  • Nấm rơm: 4 cục, thái nhỏ tương đương với cà rốt
  • Bột năng: 1 thìa cà phê
  • Dầu ăn dành cho trẻ: 7 – 10g

Cách chế biến:

  • Luộc chín phần ức gà, sau đó xé sợi nhỏ vừa ăn với bé.
  • Nấu 1 bát nước dùng. Khi nước dùng sôi, cho tất cả nguyên liệu [trừ gà] vào nấu chín.
  • Khi thấy các nguyên liệu đã dần chín, mẹ hãy cho gà xé sợi vào.
  • Hòa bột năng với 1 chén nước lạnh khoảng 10ml. Sau khi khuấy tan thì cho hỗn hợp bột năng vào nồi súp nấu sôi lên.
  • Tắt bếp, nêm nếm gia vị cùng dầu ăn, khuấy đều. 
  • Để nguội bớt và cho trẻ ăn.

Thứ 3: Sandwich cá ngừ

Nguyên liệu:

  • Cá ngừ đóng hộp: 30g
  • Bánh mì nguyên cám: 2 lát
  • Dưa chuột: 1/ 4 quả cắt hạt lựu
  • Sốt mayonnaise: 1 thìa cà phê
  • Rau diếp: 1 lá
  • Gia vị: muối, hạt tiêu

Cách chế biến:

  • Để ráo cá ngừ và cho vào bát vừa. 
  • Cho vào dưa leo đã cắt hạt lựu và mayonnaise, muối và hạt tiêu, sau đó trộn đều.
  • Cho hỗn hợp lên lát bánh mì nguyên cám cùng 1 lá rau diếp, sau đó cho miếng bánh mì còn lại lên trên cùng.
  • Cắt sandwich cá ngừ thành từng miếng vừa ăn cho bé.

Thứ 4: Súp bí đỏ

Nguyên liệu:

  • Dầu ô liu: 1 thìa cà phê
  • Bí đỏ: 30g, gọt vỏ, bỏ hạt và cắt nhỏ.
  • Nước dùng: 100ml

Cách chế biến:

  • Cho dầu vào chảo. Đến khi dầu nóng thì cho bí đỏ vào và xào cho đến khi bí đỏ khi bắt đầu mềm và chuyển sang màu vàng đậm hơn so với ban đầu.
  • Cho nước dùng vào chảo, nêm chút muối và tiêu. Đun sôi, sau đó để nhỏ lửa trong 10 phút cho đến khi bí thật mềm.
  • Mẹ có thể cho thêm kem béo vào, sau đó đun sôi hỗn hợp trở lại.
  • Tắt bếp, sử dụng máy xay cầm tay để xay nhuyễn hỗn hợp thành súp.
  • Mẹ trình bày với bánh mì là đã có ngay món ăn sáng tuyệt vời cho bé.

Thứ 5: Cháo sườn

Nguyên liệu:

  • Gạo: 30g hoặc ít hơn, tùy theo khả năng ăn của bé
  • Sườn non: 100g
  • Nước lọc: 440 – 500ml 
  • Ngò rí và hành phi: 1 nhúm nhỏ

Cách chế biến:

  • Vo gạo sạch, sau đó mẹ dùng chày giã hoặc cối xay để làm gạo hơi nát ra.
  • Ngâm gạo trong nước sôi khoảng 2 giờ, sau đó vớt ra rổ để ráo.
  • Sườn non, rửa sạch, chặt miếng nhỏ, gỡ lấy thịt băm nhỏ hoặc để nguyên miếng hấp chín.
  • Cho gạo vào nồi cùng 2 chén nước, cho lên bếp nấu đến khi gạo nhừ.
  • Cho thịt đã nấu chín vào phần cháo đã nhừ, nấu thêm khoảng 3 phút 
  • Tắt bếp, nêm nếm gia vị.
  • Cuối cùng, mẹ cho ngò rí, hành phi cùng dầu ăn cho bé vào, khuấy đều là xong. 

Thứ 6: Trứng cuộn 

Nguyên liệu:

  • Trứng: 1 quả
  • Cơm: 1/2 chén nhỏ dằm nát
  • Ngò rí: 1 ít

Cách chế biến:

  • Đập 1 quả trứng vào chén, sau đó cho 1 ít nước mắm rồi khuấy đều lên.
  • Bắt chảo lên bếp, chảo nóng, cho dầu ăn [hoặc mỡ động vật] vào. Dầu sôi, cho trứng vào chiên. Lưu ý dàn đều trứng ra khắp chảo.
  • Trứng chín, để ra đĩa lớn, cho nguội bớt.
  • Cho cơm nát vào giữa trứng, thêm chút rau ngò băm nhuyễn vào.
  • Dùng tay cuộn thật chặt phần trứng và cơm sao cho cuộn cơm có kích cỡ vừa bé ăn.
  • Dùng dao cắt ra thành từng khoanh nhỏ và bày ra đĩa.

Thứ 7: Ramen gà và bắp ngọt

Nguyên liệu:

  • Mì ramen: ½ gói
  • Nước dùng gà: 300ml.
  • Ức gà: ½ miếng
  • Ngô ngọt: 1 thìa canh.
  • Trứng: ½ quả đã luộc chín

Cách chế biến:

  • Cho mì nồi và cho nước dùng vào nồi. Bật bếp và đun đến khi mì chín thì cho mì ra chén riêng.
  • Đun nhỏ lửa lại nước kho, sau đó cho ức gà vào nấu cho đến khi chín thì lấy ra và cắt lát mỏng.
  • Cho bắp ngọt vào, đun thêm một chút thì cho tất cả vào chén để mì trước đó.
  • Khi trình bày, mẹ hãy sắp xếp thịt, bắp và trứng sao cho hấp dẫn để bé hứng thú với món Ramen gà bắp ngọt và cả các món ăn sáng cho bé khác nhé.

Chủ nhật: Bánh pancake chuối và dâu

Nguyên liệu:

  • Chuối: 1 quả
  • Trứng: 1 quả
  • Bột mì đa dụng: 50g
  • Bột nở: ½ muỗng cà phê
  • Dâu tây và chuối cắt nhỏ.

Cách chế biến:

  • Đun chảy bơ trong chảo chống dính ở lửa nhỏ vừa. 
  • Trong khi đó, cho chuối, trứng, bột mì và bột nở vào máy xay sinh tố và xay trong 20 giây hoặc cho đến khi tất cả thành hỗn hợp mềm mịn.
  • Cho 3 muỗng canh hỗn hợp trên vào chảo. 
  • Đợi 1 phút để bánh vàng 1 mặt, sau đó lật mặt còn lại để bánh chín vàng đều. 
  • Lặp lại bước trên cho đến khi hết hỗn hợp bột. 
  • Trình bày bánh ra đĩa với dâu tây và chuối cắt nhỏ.

3. Bố mẹ nên tránh cho bé ăn sáng món gì?

Thực phẩm chiên rán 

Những món ăn chiên rán luôn kích thích trẻ nhỏ, bởi màu sắc bắt mắt và hương vị hấp dẫn. Thế nhưng, hầu hết các món chiên rán đều chứa nhiều dầu mỡ, nhiều muối, nhưng lại thiếu vitamin và khoáng chất từ rau củ. Trẻ nhỏ ăn thường xuyên các thực phẩm chiên rán sẽ dễ có nguy cơ bị thừa cân, ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa và tim mạch. Vì thế, mẹ nên hạn chế chiên rán khi làm các món ăn sáng cho bé.

Đồ ăn vặt 

Bánh bông lan, bánh mì ngọt, bim bim… luôn hấp dẫn trẻ nhỏ. Thế nhưng mẹ có biết, hầu hết các món ăn vặt này đều khô, ít năng lượng và nghèo dưỡng chất. Trong khi đó, vào buổi sáng cơ thể trẻ cần rất nhiều năng lượng để học tập, vui chơi và phát triển. 

Nước uống có ga và nước trái cây đóng hộp 

Mẹ biết không, các loại nước uống có ga hay nước trái cây đóng hộp thường chứa nhiều đường, dễ khiến trẻ đầy hơi, gây mất cân bằng dinh dưỡng. Hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ còn khá non nớt, nếu dùng nước có ga vào sáng sớm có thể khiến con bị viêm loét, đau dạ dày. Chưa kể, việc cho bé uống nước có ga, nước ngọt từ nhỏ còn ảnh hưởng đến thói quen ăn uống và hệ tiêu hoá của bé sau này. 

Trên đây là thực đơn các món ăn sáng cho bé trong 1 tuần mà mẹ có thể tham khảo và thực hiện. Hi thông thông qua bài viết trên, mẹ đã có thêm cho mình thêm những gợi ý để có thể chủ động làm những món ăn chất lượng dành cho bé yêu nhé!

Video liên quan

Video liên quan

Chủ Đề