Một nằm làm việc theo quy định bao nhiêu giờ

Công ty ông Trương Thuấn [Hải Phòng] tổ chức làm việc theo ca, mỗi ca làm việc 12 giờ. Ngày nghỉ hằng tuần bằng 24 giờ.

Công ty ông Thuấn tính trả lương như sau:

Tháng 4/2021 có 4 ngày Chủ nhật, 2 ngày lễ 10/3 [âm lịch] và 30/4, vì vậy số ngày công làm việc của tháng 4/2021 là 24 công. Nếu người lao động làm vượt 24 công, thì số công vượt đó sẽ được chuyển thành số công làm thêm giờ vào ngày bình thường bằng 150%.

Do thời gian làm việc mỗi ca 12 giờ, nên nếu ca đó trùng vào ban đêm cũng không được tính tiền lương vào ban đêm bằng 30% hoặc vào ngày nghỉ hằng tuần cũng không được tính bằng 200%.

Theo ý kiến của công ty, khi người lao động vào làm việc đã thỏa thuận mức lương, đó chính là lương làm ca không phân biệt ca đêm và ca trùng vào ngày Chủ nhật. Trừ ngày lễ vì hiện tại nếu đi làm vào ngày lễ công ty trả 300% và tiền lương ngày lễ.

Ông Thuấn hỏi, ca làm 12 giờ là vượt 4 giờ theo quy định và ca đó trùng vào ca đêm hoặc vào ngày Chủ nhật thì công ty trả lương thế có đúng không?

Về vấn đề này, Luật sư Trần Văn Toàn, Văn phòng luật sư Khánh Hưng, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời như sau:

Giờ làm việc bình thường trong ngày không quá 8 tiếng

Điều 105, Điều 106 và Điều 110 Bộ luật Lao động 2019 quy định, thời giờ làm việc bình thường không quá 8 giờ trong 1 ngày và không quá 48 giờ trong 1 tuần.

Người sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần nhưng phải thông báo cho người lao động biết; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 1 ngày và không quá 48 giờ trong 1 tuần. Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ đối với người lao động.

Giờ làm việc ban đêm được tính từ 22 giờ đến 6 giờ sáng ngày hôm sau.

Người lao động làm việc theo ca được nghỉ ít nhất 12 giờ trước khi chuyển sang ca làm việc khác.

Ngày nghỉ hằng tuần và ngày nghỉ lễ tết

Điều 111 và Khoản 1 Điều 112 Bộ luật này quy định ngày nghỉ hằng tuần và ngày nghỉ lễ, tết như sau: Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 1 tháng ít nhất 4 ngày.

Người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào ngày Chủ nhật hoặc ngày xác định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động.

Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định tại Khoản 1 Điều 112 của Bộ luật này thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.

Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:

- Tết Dương lịch: 1 ngày [ngày 1 tháng 1 dương lịch];

- Tết Âm lịch: 5 ngày;

- Ngày Chiến thắng: 1 ngày [ngày 30 tháng 4 dương lịch];

- Ngày Quốc tế lao động: 1 ngày [ngày 1 tháng 5 dương lịch];

- Quốc khánh: 2 ngày [ngày 2 tháng 9 dương lịch và 1 ngày liền kề trước hoặc sau];

- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 1 ngày [ngày 10 tháng 3 âm lịch].

Tiền lương làm việc thêm giờ, làm việc ban đêm

Theo Khoản 1 Điều 107 và Điều 98 Bộ luật Lao động 2019, thời gian làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường theo quy định của pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc nội quy lao động.

Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:

- Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;

- Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;

- Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.

Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.

Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm từ 22 giờ đến 6 giờ sáng hôm sau [ca 3] thì ngoài việc trả lương theo quy định nêu trên, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo tiền lương làm việc vào ban ngày của ngày làm việc bình thường, hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.

//binhphuoc.gov.vn/vi/news/tin-tuc-su-kien-421/bao-ve-quyen-loi-cho-nhung-nguoi-lam-viec-theo-gio-28644.html //binhphuoc.gov.vn/uploads/binhphuoc/news/2022_06/d0206bv-1654208071977.jpg

Bình Phước : Cổng thông tin điện tử //binhphuoc.gov.vn/uploads/binhphuoc/quochuy_1.png

[ CTTĐTBP] - Bên cạnh mức lương tối thiểu tháng, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đề xuất từ ngày 1/7/2022 sẽ có thêm mức lương tối thiểu tính theo giờ, được quy định cho bốn vùng nhằm mở rộng độ bao phủ và tăng tính bảo vệ của tiền lương tối thiểu đối với các nhóm lao động làm những công việc linh hoạt, bán thời gian theo quy định của pháp luật về lao động.

Áp dụng mức lương tối thiểu theo giờ là biện pháp bảo đảm quyền và lợi ích của người lao động. [Ảnh HÀ THANH]

Hiện nay, Chính phủ chỉ quy định mức lương tối thiểu vùng theo tháng. Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cho rằng đối với người lao động làm những công việc có tính chất linh hoạt, làm việc không trọn thời gian tại các hộ gia đình, các cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ [như nhà hàng, siêu thị, quán cà-phê...] việc sử dụng mức lương tối thiểu tháng làm căn cứ thỏa thuận, trả lương đang có sự cứng nhắc, thiếu cơ sở áp dụng linh hoạt. Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cũng nhận định, việc bổ sung mức lương tối thiểu giờ sẽ góp phần hoàn thiện chính sách tiền lương tối thiểu của Việt Nam, tăng tính tương thích với các điều ước quốc tế mà Việt Nam đang đề xuất gia nhập.

Theo đó, mức lương tối thiểu tính theo giờ sẽ là: vùng I: 22.500 đồng/giờ; vùng II: 20.000 đồng/giờ; vùng III: 17.500 đồng/giờ; vùng IV: 15.600 đồng/giờ. Đây là loại hình lương tối thiểu được quy định mới nhằm triển khai quy định của Bộ luật Lao động năm 2019. Các mức lương tối thiểu giờ được xác định dựa trên phương pháp quy đổi tương đương từ mức lương tối thiểu tháng và thời gian làm việc tiêu chuẩn theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2019.

Đây là cách xác định mức lương tối thiểu giờ được áp dụng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới và được các chuyên gia Tổ chức Lao động quốc tế khuyến nghị cho Việt Nam áp dụng.

Đây là lần đầu tiên Việt Nam có quy định về tiền lương tối thiểu theo giờ, tuy nhiên nhiều ý kiến còn băn khoăn mức lương được đề xuất đang thấp so mặt bằng giá cả cũng như thấp hơn mức lương thực tế thị trường đang trả cho người lao động. Các chuyên gia về lao động, công đoàn cho rằng, thế giới đã có quy định tiền lương tối thiểu theo giờ từ rất lâu, Việt Nam nên tính toán cách tính phù hợp, không thể áp dụng theo kiểu lấy lương tối thiểu tháng chia cho số ngày và số giờ làm việc ra kết quả lương tối thiểu giờ. Bởi nếu tính ngang với lương tối thiểu tháng hiện nay sẽ thiệt thòi cho đối tượng lao động ở khu vực phi chính thức.

Chị Thanh Vân, chủ chuỗi cửa hàng trà sữa tại quận Đống Đa, Hà Nội cho biết, trước thời điểm Covid-19 xảy ra, chúng tôi tuyển lao động theo ca mức lương khoảng 22.000-25.000 đồng/giờ. Tuy nhiên, hiện nay, các bạn trẻ có nhiều sự lựa chọn hơn nên hiện giờ đã tăng lên từ 25.000-28.000 đồng/giờ nhưng vẫn khó tuyển dụng.

Bà Nguyễn Thị Lan Hương, nguyên Viện trưởng Khoa học Lao động Xã hội đánh giá: Việc Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đưa ra mức lương tối thiểu theo giờ đã khẳng định vai trò của mức lương tối thiểu theo giờ trong nền kinh tế thị trường, cũng như phù hợp thông lệ quốc tế. Quy định này sẽ tạo ra một cái "lưới an toàn" nhằm bảo vệ cho tất cả người lao động khi tham gia thị trường lao động, phù hợp số giờ làm việc và khả năng của họ. Tuy nhiên, nếu tính đến các hệ số về bảo hiểm, chính sách an toàn lao động... mức sàn mà Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đưa ra vẫn ở mức thấp.

Phó Trưởng Ban Quan hệ lao động [Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam] Lê Đình Quảng cho rằng, đối tượng được trả lương theo giờ không chỉ ở khu vực phi chính thức mà có cả trong khu vực có quan hệ lao động nhưng không làm việc theo tháng mà chỉ thỏa thuận làm việc theo giờ. Hiện nay, mức lương người làm việc theo giờ đang được nhận ước khoảng 18.000-23.000 đồng/giờ khá thấp so với mặt bằng giá cả hiện nay. Tuy nhiên, cũng có những công việc được trả lương theo giờ cao như giúp việc nhà, trông trẻ, tư vấn kỹ thuật... ở mức 50.000-150.000 đồng/giờ. Ông Lê Đình Quảng đề xuất Chính phủ có thể tính toán đưa ra quy định mức lương tối thiểu trả theo giờ phải cụ thể để hai bên có căn cứ thỏa thuận.

Một số ý kiến khác cũng cho rằng không nên áp mức lương tối thiểu giờ theo hướng giờ cao bằng đối với mọi công việc, nhất là với những công việc cần tay nghề và có sự đầu tư chi phí đào tạo. Theo TS Vũ Minh Tiến, Viện trưởng Công nhân và Công đoàn [Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam], nhóm lao động làm công việc bán thời gian, làm thời vụ, không làm đủ số giờ tiêu chuẩn trong một ngày, không có nhiều chế độ như những người làm việc toàn thời gian, không có tiền ăn giữa ca, tiền phép năm, tiền hỗ trợ đi lại, tiền nuôi con nhỏ, tiền thưởng tháng lương thứ 13... Do vậy, trong những lần đàm phán tiếp theo, mức lương tối thiểu giờ cần nhân thêm với một số hệ số nào đó, cao hơn mức đề xuất hiện nay nhằm bù đắp cho những khoản thiếu hụt này./.

1 tuần làm thêm tối đa bao nhiêu giờ?

Riêng với NLĐ làm công việc sản xuất có tính thời vụ, công việc gia công theo đơn đặt hàng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư 18/2021/TT-BLĐTBXH, trong đó hướng dẫn tổng số giờ làm việc tiêu chuẩn và số giờ làm thêm trong một tuần là không quá 72 giờ/tuần.

1 tuần làm việc không quá bao nhiêu giờ?

Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.

1 năm không được làm thêm qua bao nhiêu giờ?

  1. Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.

Làm thêm tối đa bao nhiêu giờ 1 tháng?

2. Trường hợp sự đồng ý của người lao động được ký thành văn bản riêng thì tham khảo Mẫu số 01/PLIV Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này. Như vậy, người lao động chỉ được làm thêm tối đa 40 giờ trong 01 tháng.

Chủ Đề