Một sở tác nhân chủ yếu làm tổn thương hệ bài tiết nước tiểu đã để lại hậu quả như thế nào

Dựa vào tiêu chuẩn sau:

  • Phù.

  • Đái ra máu đại thể hoặc vi thể.

  • Protein niệu [++].

  • Tăng huyết áp.

  • Xuất hiện sau nhiễm liên cầu khuẩn vùng họng hoặc ngoài da, ASLO [+]; xảy ra ở trẻ em .

Tiêu chuẩn bắt buộc là protein niệu và hồng cầu niệu, kết hợp với dấu hiệu nhiễm liên cầu khuẩn.

Chẩn đoán viêm cầu thận mạn

Chẩn đoán viêm cầu thận mạn tính phải dựa vào 4 triệu chứng chủ yếu như sau:

  • Phù.

  • Protein niệu.

  • Hồng cầu niệu.

  • Tăng huyết áp.

Có 2 triệu chứng bắt buộc là protein niệu và hồng cầu niệu. Khi chẩn đoán viêm cầu thận mạn tính phải dựa vào điều kiện sau:

  • Gặp ở người trưởng thành [trên, dưới 20 tuổi].

  • Không rõ căn nguyên.

  • Bệnh kéo dài trên 6 tháng.

  • Tăng urê và creatinin .

Viêm cầu thận mạn tính thường có tiên lượng xấu, tiên lượng phụ thuộc vào thời gian bị bệnh, có hay không có hội chứng thận hư, tình trạng tăng huyết áp, phụ thuộc nguyên nhân của bệnh và các bệnh kết hợp. Suy thận mạn tính xuất hiện sau 10-20 năm kể từ lúc bị bệnh.

Tăng ure và creatinin là biểu hiện của suy giảm chức năng thận, tuy nhiên cho kết quả có thể không chính xác, bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, mất thời gian. Vì vậy để đánh giá chức năng thận có 1 phương pháp hiện đại, có độ chính xác cao đó là xạ hình chức năng thận.

Xạ hình chức năng thận được áp dụng thường quy tại Đơn nguyên Y học hạt nhân tại bệnh viện Vinmec. Xạ hình chức năng thận để đánh giá chức năng thận bằng cách sử dụng thiết bị ghi đo hiện đại có độ chính xác cao. Với hình ảnh có chất lượng tốt, xạ hình thận chức năng đã trở thành kỹ thuật không thể thiếu để thăm dò chức năng thận, góp phần nâng cao hiệu quả chẩn đoán bệnh lý hệ tiết niệu.

Bệnh viêm cầu thận được chẩn đoán thế nào?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Hùng - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng. Với kinh nghiệm trên 36 năm trong nghề, bác sĩ có kinh nghiệm trong điều trị các bệnh lý về nội tiết – đái đường và thận.

Hiện nay, có rất nhiều người vẫn đang giữ thói quen nhịn tiểu mà không hề biết về những hệ lụy đáng kể mà nó có thể mang lại sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe trong tương lai. Trong thực tế, nhịn tiểu khá bình thường và không ảnh hưởng đến sức khỏe cho đến khi nó trở thành một thói quen gây ra tác hại lâu dài như bí tiểu hoặc thậm chí tổn hại đến thận.

Bàng quang người trưởng thành trung bình chứa được khoảng 420 ml chất lỏng, tuy nhiên giới hạn này có thể tăng lên tới 800 ml nhờ khả năng co giãn của bàng quang. Khi bàng quang căng đầy, cơ thể sẽ tự động phát tín hiệu cho não bộ để tạo cảm giác muốn đi tiểu, việc thường xuyên kìm nén sự giải tỏa tự nhiên này có thể gây nên các hậu quả nguy hiểm cho sức khỏe trong tương lai.

Không thể xác định được nhịn tiểu bao lâu là ảnh hưởng đến sức khỏe vì khả năng này tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người cũng như tình trạng mất nước, lượng nước đã uống và chức năng của bàng quang. Tuy nhiên, càng nhịn tiểu lâu thì càng tạo điều kiện để vi khuẩn phát triển gây hại cùng với việc căng giãn bàng quang quá mức chịu đựng.

Thói quen nhịn tiểu xảy ra trong nhiều năm sẽ làm bệnh nhân mất khả năng kiểm soát các cơ vòng ngoài bàng quang

Về mặt bản chất, khi nhịn tiểu không chỉ có bàng quang giãn ra mà các cơ vòng bên ngoài cũng bị kéo căng, điều này xảy ra thường xuyên sẽ rất nguy hại khi các cơ có chức năng giữ bàng quang để tránh nước tiểu rò rỉ ra ngoài. Thói quen nhịn tiểu xảy ra trong nhiều năm sẽ làm bệnh nhân mất khả năng kiểm soát các cơ vòng ngoài bàng quang khiến nước tiểu rò rỉ tạo thành nguyên nhân khởi nguồn cho một chuỗi các bệnh lý tại thận và ngoài thận như nhiễm khuẩn niệu đạo, bàng quang, thận.

Bàng quang hạn chế khả năng giữ nước tiểu không những khiến bệnh nhân phải tiểu nhiều hơn mà còn có thể gây bí tiểu, thậm chí trong tình huống nghiêm trọng khi nước tiểu ứ đọng ở bàng quang có thể chảy ngược vào thận dẫn tới suy thận và tử vong. Chính vì vậy để bảo vệ cho chức năng thận, cần chú ý không nên nhịn tiểu lâu dài và khi có bất kỳ dấu hiệu nào cũng nên đến ngay các cơ sở y tế để khám và điều trị.

Cần hạn chế tối đa việc nhịn tiểu và đáp ứng nhu cầu tiểu tiện nhanh nhất có thể

Đây là câu hỏi rất thường gặp của người có thói quen nhịn tiểu khi lo sợ việc nhịn tiểu sẽ dẫn tới sỏi thận, thực tế cho thấy lo lắng này là hoàn toàn có cơ sở khi sỏi thận được hình thành do sự bất thường về cân bằng nước, muối và chất khoáng trong nước tiểu. Chính việc nhịn tiểu đã vô tình tạo ra sự bất thường trong bàng quang khi lượng nước tiểu vượt quá khả năng cho phép dễ tạo thành sự mất cân bằng và dẫn tới sỏi thận.

Sỏi thận khiến người bệnh khi đi tiểu bị đau đớn và có máu trong nước tiểu do viên sỏi làm tổn thương ống tiết niệu trong quá trình di chuyển. Điều trị sỏi thận tùy thuộc vào kích cỡ của viên sỏi, nếu sỏi nhỏ có thể chỉ dùng thuốc và uống đủ nước là được, nếu kích thước lớn thì tán sỏi hoặc phẫu thuật là phương pháp được chọn.

Ngoài ra, nhịn tiểu cũng có thể là nguyên nhân dẫn tới một số bệnh lý sau đây:

  • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu: không thể không nhắc đến nhiễm khuẩn khi nhịn tiểu lâu chính là tác nhân tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển và lây lan. Triệu chứng của bệnh thường bao gồm tiểu đục, tiểu máu, tiểu buốt hoặc hay buồn tiểu, kèm với đó là triệu chứng của nhiễm trùng lên toàn thân như sốt nhẹ, mệt mỏi. Kháng sinh được chỉ định trong hầu hết các trường hợp nhiễm khuẩn này với kháng sinh uống cho nhiễm khuẩn đường tiết niệu dưới và kháng sinh tiêm tĩnh mạch với nhiễm khuẩn đường tiết niệu trên
  • Viêm bàng quang kẽ: việc giữ nước tiểu quá lâu cũng có thể gây viêm bàng quang kẽ với các triệu chứng đi tiểu thường xuyên và khung xương chậu đau đớn. Bệnh chỉ chủ yếu được điều trị nhằm giảm nhẹ triệu chứng
  • Suy thận: Là biến chứng sau cùng của các bệnh lý liên quan tới tiết niệu, ở đây nguyên nhân dẫn tới suy thận được xác định là do nhịn tiểu quá lâu làm nước tiểu chảy ngược về thận gây suy thận. Triệu chứng của bệnh đặc trưng bởi tình trạng thận không lọc được các độc tố và chất thải ra khỏi máu khiến cơ thể bầm tím, phân có máu và thể trạng cực kì giảm sút. Phương pháp điều trị khi bệnh nhân suy thận là cân bằng lượng chất lỏng trong máu và thải độc tố ra khỏi cơ thể để phục hồi chức năng thận. Khi thận suy quá nặng thì chạy thận hoặc thậm chí ghép thận là phương pháp bắt buộc.

Nhịn tiểu không phải là một thói quen tốt cho cơ thể đặc biệt là đối với hệ tiết niệu, chính vì vậy dù trong bất kể trường hợp nào cần hạn chế tối đa việc nhịn tiểu và đáp ứng nhu cầu tiểu tiện nhanh nhất có thể. Khi đã có các dấu hiệu ban đầu liên quan tới tiết niệu thì cần được thăm khám ngay để chẩn đoán và điều trị sớm nhất có thể.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

XEM THÊM:

Kiểm tra bằng que thử cũng thường được sử dụng. Nitrite niệu dương tính trên một mẫu nước tiểu tươi [sự nhân lên của vi khuẩn trong lọ đựng bệnh phẩm khiến kết quả không đáng tin cậy nếu mẫu không được xét nghiệm nhanh] rất đặc hiệu đối với UTI, nhưng xét nghiệm không nhạy. Các thử nghiệm men esterase của bạch cầu rất đặc hiệu với sự hiện diện của > 10 WBCs/mcL và khá nhạy. Ở phụ nữ trưởng thành mắc UTI không phức tạp với các triệu chứng điển hình, hầu hết các bác sỹ lâm sàng đều cho rằng xét nghiệm dương tính trên soi kính hiển vi và que thử là đủ; trong những trường hợp này, việc tìm ra các căn nguyên cụ thể dựa vào nuôi cấy dường như không làm thay đổi cách điều trị nhưng sẽ tăng chi phí đáng kể.

Cấy nước tiểu được khuyến cáo ở những bệnh nhân có các đặc điểm và triệu chứng gợi ý UTI phức tạp hoặc chỉ định điều trị vi khuẩn niệu. Dưới đây là các trường hợp được khuyến cáo:

Các mẫu nước tiểu có lượng lớn các tế bào biểu mô được coi là bị nhiễm bẩn và không giúp ích cho việc nuôi cấy. Một mẫu nước tiểu không bị nhiễm bẩn mới được dùng để nuôi cấy. Nuôi cấy mẫu nước tiểu buổi sáng có nhiều khả năng phát hiện UTI. Các mẫu nước tiểu được để ở nhiệt độ phòng > 2 giờ có thể mang lại kết quả đếm khuẩn lạc cao giả tạo do sự nhân lên của vi khuẩn. Tiêu chuẩn nuôi cấy dương tính bao gồm việc phân lập một chủng vi khuẩn duy nhất từ mẫu nước tiểu giữa dòng sạch, hoặc mẫu nước tiểu dẫn lưu trực tiếp từ bàng quang.

  • Hai mẫu nước tiểu sạch liên tiếp [đối với nam giới cần một mẫu] cho kết quả cùng 1 chủng vi khuẩn được phân lập với số khuẩn lạc >105/mL

  • Với cả nữ hoặc nam, mẫu nước tiểu lấy trực tiếp qua ống thông tiểu, phân lập được một chủng vi khuẩn với số khuẩn lạc > 102/mL

Trong trường hợp bệnh nhân có triệu chứng, tiêu chuẩn nuôi cấy là:

  • Viêm bàng quang không phức tạp ở phụ nữ: > 103/mL

  • Viêm bàng quang không phức tạp ở phụ nữ: > 102/mL [This quantification may be considered to improve sensitivity to E. coli.]

  • Viêm thận bể thận cấp, không phức tạp ở phụ nữ: > 104/mL

  • UTI phức tạp:> 105/mL ở phụ nữ; hoặc > 104/mL ở nam giới hoặc mẫu lấy từ ống sonde tiểu ở phụ nữ

  • Hội chứng niệu đạo cấp:> 102/mL với một chủng vi khuẩn duy nhất

Kết quả nuôi cấy dương tính, bất kể số khuẩn lạc là bao nhiêu, trong một mẫu thu được bằng chọc bàng quang trên xương mu nên được coi là dương tính thật.

Đôi khi nhiễm trùng đường niệu xuất hiện dù số lượng khuẩn lạc thấp, có thể là do điều trị kháng sinh trước đó, nước tiểu pha loãng [tỉ trọng

Chủ Đề