Mùa hè để điều hòa bao nhiêu độ năm 2024

Vào hè thời tiết nắng nóng thường kéo dài ở Việt Nam, thì điều hòa càng ngày được sử dụng rộng rãi và phổ biến ở các hộ gia đình. Đặc biệt là gia đình có trẻ em và người già thì chiếc điều hòa càng phát huy tác dụng của mình hơn. Nhưng để dùng điều hòa đúng cách và an toàn cho sức khỏe thì không phải ai cũng biết, Karofi sẽ cho các bạn những thông tin chi tiết nhất.

1. Để nhiệt độ ở chế độ thích hợp

Khi sử dụng điều hòa, bạn nên chỉnh mức nhiệt độ 25 -27 độ C là có thể phù hợp với khí hậu, cũng như tốt cho sức khỏe. Bởi vậy, trong quá trình sử dụng nên duy trì ở mức nhiệt độ này để giữ cho sức khỏe được tốt, lại vừa tránh được biên độ nhiệt độ dao động quá lớn so với bên ngoài. Với khoảng nhiệt độ này cũng sẽ giúp cường độ hoạt động của điều hòa được tiết kiệm điện năng hiệu quả hơn.

2. Dùng chế độ Cool, không nên chuyển sang chế độ Dry

Nhiều người truyền nhau "bí kíp" khi dùng điều hòa để chế độ Dry [có biểu tượng hình giọt nước] thay cho chế độ Cool để tiết kiệm điện hơn. Tuy nhiên, theo các chuyên gia điện máy, vào những ngày nắng nóng đỉnh điểm hay kéo dài thì hãy cài đặt ở chế độ Cool để làm mát căn phòng, không nên cài đặt ở chế độ Dry.

Theo các chuyên gia tư vấn, điều hòa để chế độ Cool sẽ làm mát căn phòng hơn khi để ở chế độ Dry. Đặc biệt, trong những ngày nắng nóng trên 40 độ C thì hầu như không có tác dụng gì.

3. Sử dụng thêm quạt

Kết hợp thêm quạt điện khi bật điều hòa sẽ giúp nâng cao khả năng lưu thông không khí lạnh ra khắp phòng và vừa làm mát vừa nhanh. Đồng thời, quạt gió khi sử dụng sẽ giúp tránh cảm giác khô, bảo vệ sức khỏe của bạn và gia đình.

4. Vị trí khi lắp đặt điều hòa

Bạn nên lắp dàn lạnh của điều hòa ở vị trí thích hợp để đảm bảo khí lạnh được phân bổ đều khắp phòng. Hạn chế lắp đặt ở các vị trí dễ gây thất thoát khí như ở của vào, cửa sổ hoặc góc phòng. Dàn nóng nên được che đậy ở nơi có bóng râm, ánh nắng mặt trời không chiếu thẳng trực tiếp. Khoảng cách giữa dàn nóng và dàn lạnh tối thiểu là 3 mét và tối đa là 15m để luồng khí gas được luân chuyển thuận lợi.

5. Nạp đủ nước cho cơ thể

Trong những ngày hè, bạn nên uống thật nhiều nước. Bởi khi ngồi lâu dưới điều hòa sẽ khiến da bạn sẽ bị khô, rát cổ... nên cần phải bổ sung đủ lượng nước để hạn chế tình trạng trên.

6. Không bật tắt điều hòa liên tục

Để tiết kiệm điện năng không nên bật tắt điều hoà nhiều lần. Thực tế, nhiều người nghĩ tiết kiệm điện bằng cách bật điều hòa đến khi nào phòng mát thì tắt đi, bật quạt cho đỡ tốn, khi nào phòng nóng tiếp tục bật lên. Thế nhưng, cách này lại tiêu tốn điện năng hơn do điều hòa phải khởi động lại nhiều lần, khiến máy hỏng nhanh hơn.

7. Bảo dưỡng điều hòa thường xuyên:

Thông thường điều hòa được bảo dưỡng định kỳ 3-6 tháng 1 lần.Việc bảo dưỡng này giúp cho điều hòa được kéo dài tuổi thọ sử dụng, tăng hiệu suất hoạt động mà nó còn nhanh chóng phát hiện ra sự cố hư hỏng, tránh gây lãng phí điện năng.

8. Chọn điều hòa inverter nếu thường xuyên sử dụng điều hòa

Điều hòa Inverter sử dụng công nghệ biến tần giúp máy hoạt động ổn định và tiết kiệm điện hiệu quả hơn. Lúc đó, khi công suất làm lạnh vừa đủ, máy nén sẽ hoạt động chậm lại, vừa hạn chế lãng phí điện năng vừa giúp nhiệt độ được duy trì ổn định hơn.

Trường hợp, bạn có nhu cầu sử dụng điều hòa nhiều và có điều kiện, điều hòa inverter là lựa chọn thích hợp nhất.

9. Sử dụng chế độ sleep hoặc hẹn giờ tắt máy qua đêm:

Hầu hết, các điều hòa thế hệ mới đều được trang bị chế độ ngủ giúp tự động điều chỉnh nhiệt độ phù hợp trong đêm. Đặc biệt khi nhiệt độ ngoài trời hạ xuống, đảm bảo người sử dụng có giấc ngủ thoải mái, dễ chịu.

Nếu điều hòa của bạn không có tính năng này, hãy tính toán và hẹn giờ tắt máy vào ban đêm để đem lại sự thoải mái trong giấc ngủ và cũng giúp tiết kiệm điện hiệu quả.

Trên đây là 9 mẹo dùng điều hòa tiết kiệm vào mùa hè, Karofi hi vọng sẽ mang đến cho bạn những thông tin bổ ích nhất và giúp bạn lựa chọn các loại điều hòa trên thị trường.

Sử dụng điều hòa, máy lạnh giúp chúng ta tránh được những mệt mỏi của mùa hè nóng bức. Tuy nhiên một số người dùng chưa hiểu rõ việc sử dụng như thế nào cho đúng cách dẫn đến những cách dùng sai ảnh hưởng không tốt cho bản thân và gia đình mình. Cơ bản nhất là vấn đề điều chỉnh nhiệt độ thích hợp cho điều hòa, máy lạnh, việc để nhiệt độ không phù hợp không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng mà còn làm thiết bị hoạt động bất thường nhanh giảm tuổi thọ. Trong bài viết này, Điện Lạnh Sapa sẽ chia sẻ những thông tin giúp sử dụng điều hòa hiệu quả và nhiệt độ hợp lý cho điều hòa.

1. Để nhiệt độ điều hòa bao nhiêu là hợp lý?

Không nên dùng điều hòa có nhiệt độ quá thấp. Nhiều gia đình quen với việc để ở mức 22, 23 độ C hay thậm chí là mức thấp nhất [thường là 15-16 độ C] vào những ngày nắng nóng và khi nào thấy lạnh thì đắp chăn cho dễ ngủ. Tuy nhiên trên thực tế việc nằm đệm, đắp chăn, lại bật điều hòa nhiệt độ cực thấp là rất lãng phí. Trong khi chỉ cần tăng nhiệt độ lên khoảng 1 độ C là có thể tiết kiệm tới 7-10% điện năng tiêu thụ.

Nhiệt độ thích nghi tốt nhất với cơ thể con người là vào khoảng 25 - 28 độ C, nhưng mà nhiệt độ thích nghi này chỉ thích hợp với điều kiện khí hậu chênh lệch giữa trong và ngoài là 5 đến 7 độ. Theo đó để phù hợp với khí hậu Việt Nam, các hộ gia đình nên để điều hòa ở 27-28 độ C vào ban đêm sẽ giúp tiết kiệm tối đa tiền điện mà không ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe.

Với trẻ sơ sinh, nhiệt độ lý tưởng là khoảng 28 - 30 độ C. Trẻ lớn hơn thì nhiệt độ có thể thấp hơn. Điều này cũng đúng với phụ nữ đang mang thai, vì không nên bật nhiệt độ quá thấp sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe.

Cần lưu ý rằng trong những ngày nắng nóng đỉnh điểm, nếu bật nhiệt độ phòng quá thấp mà thường xuyên phải đi ra, đi vào sẽ khiến xảy ra tình trạng mất căng bằng nhiệt, gây cảm lạnh hoặc thậm chí là sốc nhiệt.

\=>Nhiệt độ thấp nhất của máy lạnh là bao nhiêu?

2. Có nên bật quạt thông gió khi dùng điều hòa?

Nên sử dụng điều hòa kết hợp quạt gió, đặc biệt là quạt trần để lưu thông không khí.

Việc bật quạt khi sử dụng điều hòa là hợp lý, và không gây tốn điện hơn. Lý do là vì quạt sẽ giúp lưu thông khí mát trong phòng được tốt hơn, giúp cho những nơi có không khí nóng được làm mát, và qua đó giảm tải công việc cho chiếc điều hòa.

Nếu bạn để ý sẽ thấy dù điều hòa có cánh tản và quạt gió giúp đẩy khí mát đi trên diện rộng. Tuy nhiên sức gió và tầm hoạt động của điều hòa không thể hiệu quả bằng quạt điện, đặc biệt là quạt trần. Do vậy, nên sử dụng kết hợp điều hòa và quạt gió trong mọi thời điểm để tối ưu hóa khả năng của cả hai.

3. Nên dùng điều hòa bao nhiêu tiếng mỗi ngày?

Tần suất sử dụng điều hòa trên thực tế phụ thuộc rất lớn vào điều kiện thời tiết bên ngoài trời. Trong những ngày oi bức, nhiệt độ lên tới 39, 40 độ C như đợt nắng nóng vừa qua, bạn có thể phải bật điều hòa từ 15-20 tiếng mỗi ngày. Vào những ngày mát, tần suất có thể giảm xuống từ 8-10 tiếng tùy vào điều kiện.

Tuy nhiên việc sử dụng điều hòa quá lâu không tốt cho sức khỏe nhất là trẻ nhỏ có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Do vậy chúng ta nên tranh thủ những thời điểm không khí dịu mát như sáng sớm, hay những lúc khí trời mát mẻ để tắt điều hòa cũng là cho máy thời gian nghỉ ngơi.

4. Có nên tắt điều hòa mỗi khi rời khỏi phòng?

Mặc dù không nên sử dụng điều hòa liên tục trong thời gian dài, nhưng bạn cũng không nên tắt chúng khi rời phòng trong ít phút. Lý do là vì công đoạn khiến máy hoạt động nặng nhất chính là lúc ban đầu, tức làm mát cả một căn phòng nóng bức, ngột ngạt.

Điều này đúng khi nhiệt độ ngoài trời là rất cao, khiến dù chỉ 5-10 phút tắt điều hòa cũng khiến mức nhiệt trong phòng thay đổi đáng kể, và lúc bật lại thì điều hòa phải làm mát từ đầu với công suất cao nhất gây hao tổn điện năng hơn.

Ngoài ra, có một số lưu ý khi sử dụng giúp điều hòa trở thành “người bạn thân thiện” với sức khỏe gia đình bạn.

+ Bạn nên sắp xếp vị trí lắp đặt điều hòa sao để luồng khí lạnh không thổi trực tiếp vào người, đặc biệt là trẻ em để tránh gặp các vấn đề về sức khỏe như viêm phổi, ho…

+ Nên sử dụng quạt thông gió khi bật điều hòa và không được để phòng quá ẩm.

+ Không nên sử dụng điều hòa liên tục trong thời gian dài.

+ Không nên dùng điều hòa khi bạn đang sốt hoặc chảy mồ hôi. Điều này sẽ gây nhiễm lạnh và có thể làm bệnh trở nên nặng hơn.

+ Luôn quét dọn phòng và vệ sinh điều hòa sạch sẽ để giảm vi khuẩn, nấm mốc, và bụi bẩn.

\=>Trẻ Bị Nóng Sốt Có Thể Nằm Điều Hòa [Máy Lạnh] Được Không?

Qua những thông tin trên hy vọng quý khách hàng đã có được cách chỉnh nhiệt độ điều hòa hợp lý cho gia đình mình. Nếu điều hòa, máy lạnh nhà bạn xảy ra những vấn đề không thể tự điều chỉnh tại nhà hãy liên hệ ngay cho dienlanhsapa.com. Với đội ngũ kỹ thuật viên chuyên nghiệp, trang thiết bị hiện đại dịch vụ lắp đặt, vệ sinh, sửa chữa máy lạnh của chúng tôi sẽ nhanh chóng có mặt hỗ trợ khắc phục sự cố cho thiết bị của bạn.

Máy lạnh chạy 24 24 tốn bảo nhiêu diện?

Mức tiêu thụ điện trung bình của điều hòa 24.000 BTU là: 2.5 HP = 1,86 kW. Mức điện tiêu thụ trung bình thực tế khi thêm cộng với 0,2 - 0,25 kW công suất ở quạt gió cục lạnh sẽ là khoảng 1,86 + 0,25 = 2,11 kWh. Vậy trung bình điều hòa 24.000 BTU tiêu tốn hết số tiền điện là: 2,11 x 6 x 30 x 2.536 = 963.172 VNĐ.

Ngoài trời 26 độ nên bật điều hòa bảo nhiêu độ?

Theo các chuyên gia, chỉ nên bật điều hòa trong những ngày nắng nóng đỉnh điểm, khi nhiệt độ ngoài trời ở ngưỡng trên 35 độ C và mức chênh lệch nhiệt độ trong phòng điều hòa và ngoài trời nên ở mức tối đa là 6-10 độ C. Như vậy mới đảm bảo sức khỏe cho người sử dụng.

Đêm ngủ nên để điều hòa bảo nhiêu độ?

Do đó, nên để điều hòa bao nhiêu độ khi ngủ thì câu trả lời là nên để ở mức nhiệt 27 – 28 độ C là hợp lý. Khi bật điều hòa ở nhiệt độ 27 – 28 độ C mà thấy nóng thì bạn có thể dùng thêm quạt điện để điều hòa không khí và lượng gió, giúp không gian trở nên thoáng mát hơn.

Nên bật máy lạnh ở nhiệt độ bảo nhiêu?

Các chuyên gia khuyến cáo nên thiết lập máy lạnh ở mức 25 - 28 độ C là tốt nhất cho sức khỏe của chúng ta, riêng với phòng có trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thì nên để 28 - 30 độ C.

Chủ Đề