Mục đích của kiểm tra, đánh giá học sinh

Cùng Top lời giải trả lời chi tiết, chính xác câu hỏi: “Vai trò của kiểm tra đánh giá trong giáo dục”và đọc thêm phần kiến thức tham khảo giúp các bạn sinh viên và thầy cô tích lũy kiến thức về Kiểm tra đánh giá ở trường học.

Trả lời câu hỏi: Vai trò của kiểm tra đánh giá trong giáo dục

Văn bản chỉ đạo thực hiện đổi mới kiểm tra, đánh giá tại Hội thảo về đổi mớikiểm tra, đánh giáthúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học do BộGD&ĐT tổ chức [tại Cần Thơ, tháng 4/2009] đã khẳng định:kiểm tra, đánh giálà hoạt động không thể thiếu nhằm xác định hiệu quả của việc thực hiện mục tiêu dạy học, từ đó định hướng và thúc đẩy giáo viên đổi mớiphương pháp dạy học, thúc đẩy học sinh đổi mới phương pháp học tập nhằm nâng cao chất lượng thực hiện mục tiêugiáo dục. Hoạt động đánh giá còn là để phát hiện những mặt tốt, mặt chưa tốt, khó khăn, vướng mắc và xác định nguyên nhân để đề ra các giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học, hiệu quảgiáo dục.

Kiến thức mở rộng về kiểm tra đánh giá trong giáo dục

1. Khái niệm kiểm tra, đánh giá

- Kháiniệmkiểmtra:Theo Từ điển Tiếng Việt, kiểm tra được hiểu là: Xem xét tình hình thực tế để đánh giá, nhận xét. Như vậy, việc kiểm tra sẽ cung cấp những dữ kiện, những thông tin cần thiết làm cơ sở cho việc đánh giá học sinh,

- Khái niệm đánh giá: Theo Từ điển Tiếng Việt [1997], đánh giá được hiểu là: Nhận định giá trị. Các kết quả kiểm tra thành tích học tập, rèn luyện của học sinh được thể hiện trong việc đánh giá những thành tích học tập, rèn luyện đó.

- Kiểm tra - đánh giá [KT - ĐG] có 3 chức năng là so sánh, phản hồi và dự đoán. Muốn thực hiện được những chức năng trên thì phải tìm những phương tiện KT - ĐG chính xác, đúng mức và tin cậy. Bởi kiểm tra kết quả học tập được thực hiện ở tất cả các khâu của quá trình dạy học. Do đó các phương pháp KT - ĐG cũng là một phương pháp dạy học nhưng chúng được sử dụng ở giai đoạn giảng dạy khi giáo viên có đầy đủ căn cứ để yêu cầu học sinh báo cáo sự lĩnh hội tài liệu đã học và đánh giá trình độ lĩnh hội tài liệu của từng em.

- Có hai hình thức KT - ĐG là KT - ĐG hình thành và KT - ĐG tổng kết. Theo đó, KT - ĐG hình thành dựa trên cơ sở sự hình thành kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo trong học tập và tạo ra động lực phát triển. Đó là sự phản hồi nhanh để kịp thời sửa chữa ở mỗi giai đoạn cần thiết của sự phát triển trong quá trình học tập. Ngoài ra, KT - ĐG hình thành có thể thực hiện một cách thường xuyên ngay trong quá trình học bài mới hay vận dụng kiến thức đã học, một cách định kỳ sau mỗi chương, học phần hay học kỳ. Trong khi đó KT - ĐG tổng kết được thực hiện vào cuối năm học, cuối môn học.

2. Chức năng của KT - ĐG

Có ba chức năng cơ bản:

- Chức năng quản lí: được thể hiện qua hai phương diện: một là xếp loại hoặc tuyển chọn người học; hai là duy trì và phát triển chuẩn chất lượng.

- Chức năng kiểm soát và điều chỉnh hoạt động dạy và học: Bao gồm: Đối với GV và nhà trường, đánh giá nhằm kiểm soát các hoạt động ngay trong quá trình dạy và học, sau đó ra quyết định điều chỉnh, cải tiến dạy học là cơ chế đảm bảo cho việc phát triển chất lượng dạy học.Đối với HS, thông tin kiểm tra, đánh giá nhận được [thể hiện qua điểm số, nhận xét] từ GV và sự tự đánh giá của bản thân giúp người học kiểm soát, điều chỉnh việc học của mình.

- Chức năng giáo dục và phát triển người học: Quá trình đánh giá KQHT được thực hiện một cách hiệu quả có tác dụng phát triển động cơ học tập cho HS. Ngoài ra kết hợp với chức năng kiểm soát và điều chỉnh, KT - ĐG góp phần phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mĩ để chuẩn bị cho người học vào đời.

3. Vị trí của KT - ĐG trong giáo dục

- Kiểm tra, đánh giá có vị trí là đầu tàu kéo cả quy trình đào tạo đi lên tạo ra đổi mới về chất lượng trong đào tạo.Kiểm tra, đánh giácung cấp các thông tin về kết quả học tập của HS. Nhiều quyết định quan trọng đều dựa trên điểm số củakiểm tra, đánh giá.Kiểm tra, đánh giácóthể có ảnh hưởng hai mặt: tạo ra những thay đổi tích cực trong quá trình đào tạo,hoặc có thểmang lại những cản trở cho sự phát triển củagiáo dục.Kiểm tra, đánh giáđi chệch hướng mục tiêu đào tạohay sử dụng những loại hình thi không phù hợp với mục đích củakiểm tra, đánh giáđều đưa đến những tác độngtiêu cực, cản trở quá trình cải tiến và phát triển chương trình, tài liệu giảng dạy, phương pháp dạy học.

Theo Từ điển Tiếng Việt, nhà xuất bản Đà Nẵng 1997, đánh giá được hiểu là nhận định giá trị.

Trong giáo dục học, đánh giá được hiểu là quá trình hình thành những nhận định, phán đoán về kết quả công việc, dựa vào sự phân tích những thông tin thu được đối chiếu với mục tiêu, tiêu chuẩn đã đề ra, nhằm đề xuất những quyết định thích hợp để cải thiện thực trạng, điều chỉnh, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục.

Qua cách hiểu trên, đánh giá trong giáo dục không chỉ ghi nhận thực trạng mà còn đề xuất những quyết định làm thay đổi thực trạng giáo dục theo chiều hướng mong muốn của xã hội.

Trong công tác giáo dục, việc đánh giá được tiến hành ở nhiều cấp độ khác nhau và với những mục đích khác nhau.

Cụ thể, việc đánh giá tiến hành ở cấp độ sau:

  • Đánh giá hệ thống giáo dục của một quốc gia.
  • Đánh giá một dơn vị giáo dục.
  • Đánh giá giáo viên.
  • Đánh giá học sinh.

Đánh giá có nhiều mục đích khác nhau do đối tượng đánh giá quy định. Trong phạm vi học phần này, chúng ta đề cập đến việc đánh giá mà đối tượng là học sinh.

Việc đánh giá học sinh nhằm các mục đích sau:

  1. Làm sáng tỏ mức độ đạt được và chưa đạt được về các mục tiêu dạy học, tình trạng kiến thức, kĩ năng, kỉ xão, thái độ của học sinh so với yêu cầu của chương trình; phát hiện những sai sót và nguyên nhân dẫn tới những sai sót đó, giúp học sinh điều chỉnh hoạt động học tập của mình.
  2. Công khai hóa các nhận định về năng lực, kết quả học tập của mỗi em học sinh và cả tập thể lớp, tạo cơ hội cho các em có kĩ năng tự đánh giá, giúp các em nhận ra sự tiến bộ của mình, khuyến khích động viên và thúc đẩy việc học tập ngày một tốt hơn.
  3. Giúp giáo viên có cơ sở thực tế để nhận ra những điểm mạnh, điểm yếu của mình, tự điều chỉnh, hoàn thiện hoạt động dạy, phấn đấu không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học.

Như vậy việc đánh giá kết quả học tập của học sinh nhằm:

  • Nhận định thực trạng, định hướng điều chỉnh hoạt động học tập của học sinh.
  • Tạo điều kiện nhận định thực trạng, định hướng điều chỉnh hoạt động giảng dạy của giáo viên.

Trong nhà trường, việc đánh giá kết quả học tập của học sinh được thực hiện thông qua việc kiểm tra và thi theo những yêu cầu chặt chẽ.

Vì thế kiểm tra và đánh giá là hai việc luôn đi kèm với nhau tuy rằng không phải mọi việc kiểm tra đều nhằm mục đích đánh giá.

Việc kiểm tra và đánh giá được tiến hành thường xuyên, có hệ thống sẽ giúp học sinh:

  • Có hiểu biết kịp thời những thông tin “liên hệ ngược” bên trong.
  • Điều chỉnh hoạt động học tập của chính mình.

Điều trình bày trên được thể hiện ở ba mặt sau:

Việc kiểm tra, đánh giá giúp các em học sinh thấy được:

  • Tiếp thu bài học ở mức độ nào?
  • Cần phải bổ khuyết những gì?
  • Có cơ hội nắm chắc những yêu cầu của từng phần trong chương trình học tập.

Thông qua việc kiểm tra, đánh giá, học sinh có điều kiện để tiến hành các hoạt động trí tuệ như:

  • Ghi nhớ
  • Tái hiện
  • Chính xác hóa
  • Khái quát hóa
  • Hệ thống hóa
  • Hoàn thiện những kĩ năng, kĩ xão vận dụng tri thức đã học
  • Phát triển năng lực chú ý
  • Phát triển năng lực tư duy sáng tạo.

Như vậy, nếu việc kiểm tra và đánh giá được tiến hành tốt nó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh phát triển năng lực tư duy sáng tạo, linh hoạt vận dụng kiến thức đã học giải quyết những tình huống thực tế.

Kiểm tra, đánh giá nếu được tổ chức tốt sẽ mang ý nghĩa giáo dục đáng kể. Việc kiểm tra, đánh giá tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh:

  • Hình thành nhu cầu, thói quen tự kiểm tra, đánh giá, nâng cao tinh thần trách nhiệm trong học tập và ý chí vươn tới những kết quả học tập ngày càng cao, đềø phòng và khắc phục tư tưởng sai trái như “trung bình chủ nghĩa”, tư tưởng đối phó với thi cử; nâng cao ý thức kỷ luật tự giác, không có thái độ và hành động sai trái với thi cử.
  • Củng cố được tính kiên định, lòng tự tin vào sức lực khả năng của mình, đề phòng và khắc phục được tính ỷ lại, tính tự kiêu tự mãn, chủ quan ; phát huy được tính độc lập sáng tạo, tránh được chủ nghĩa hình thức, máy móc trong kiểm tra.
  • Nâng cao ý thức tập thể, tạo được dư luận lành mạnh, đấu tranh với những tư tưởng sai trái trong kiểm tra, đánh giá, tăng cường được mối quan hệ thầy trò…

Như vậy chúng ta có thể khẳng định:

Việc kiểm tra, đánh giá học sinh có các tác dụng đối với học sinh như sau:

  • Giúp học sinh phát hiện và điều chỉnh thực trạng hoạt động học tập.
  • Củng cố và phát triển trí tuệ cho các em.
  • Giáo dục cho học sinh một số phẩm chất đạo đức nhất định .

Việc kiểm tra, đánh giá học sinh sẽ giúp cho người giáo viên những “thông tin ngược ngoài” , từ đó có sự điều chỉnh hoạt động dạy cho phù hợp. Cụ thể như sau:

- Kiểm tra, đánh giá, kết hợp theo dõi thường xuyên các em tạo điều kiện cho người giáo viên:

Nắm được cụ thể và tương đối chính xác trình độ năng lực của từng học sinh trong lớp do mình giảng dạy hoặc giáo dục, từ đó có những biện pháp giúp đỡ thích hợp, trước là đối với học sinh khá giỏi và học sinh yếu kém, qua đó mà năng cao chất lượng học tập chung của cả lớp.

- Kiểm tra, đánh giá được tiến hành tốt sẽ giúp giáo viên nắm được :

  • Trình độ chung của cả lớp hoặc khối lớp
  • Những học sinh có tiến bộ rõ rệt hoặc sa sút đột ngột.

Qua đó, động viên hoặc giúp đỡ kịp thời các em này.

- Kiểm tra, đánh giá tạo cơ hội cho thầy giáo xem xét có hiệu quả những việc làm sau:

  • Cải tiến nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học mà người giáo viên đang tiến hành.
  • Hoàn thiện việc dạy học của mình bằng con đường nghiên cứu khoa học giáo dục.

Kiểm tra, đánh giá học sinh sẽ cung cấp cho cán bộ quản lý giáo dục các cấp những thông tin cần thiết về thực trạng dạy- học trong một đơn vị giáo dục để có những chỉ đạo kịp thời, uốn nắn những sai lệch nếu có; khuyến khích, hỗ trợ những sáng kiến hay đảm bảo thực hiện tốt mục tiêu giáo dục.

Qua phần trình bày trên, có thể khẳng định: Kiểm tra, đánh giá học sinh có ý nghĩa về nhiều mặt, trong đó quan trọng nhất vẫn là đối với chính bản thân từng em học sinh

Kiểm tra, đánh giá nhằm ba chức năng sau:

Kiểm ta, đánh giá học sinh sẽ làm sáng tỏ thực trạng, định hướng điều chỉnh hoạt động dạy học cho phù hợp đạt kết quả tốt hơn.

Kiểm tra, đánh giá học sinh sẽ giúp cho việc công khai hóa kết quả học tập của học sinh trong tập thể lớp, trong trường, báo cáo kết quả học tập giảng dạy trước phụ huynh học sinh, trước nhân dân, trước các cấp quản lí giáo dục.

Kiểm tra, đánh giá học sinh sẽ giúp cho việc đánh giá, nhận định chính xác về một mặt nào đó trong hoạt động dạy học, về hiệu quả thực nghiệm một sáng kiến cải tiến nào đó trong công tác dạy học.

Để thực hiện tốt ba chức năng nêu trên, công tác kểm tra, đánh giá học sinh phải tuân theo các nguyên tắc sau đây:

Đảm bảo tính khách quan

  • Tạo điều kiện để mỗi học sinh bộc lộ thực chất khả năng và trình độ của mình.
  • Ngăn ngừa được tình trạng thiếu trung thực khi làm bài kiểm tra…
  • Tránh đánh giá chung chung về sự tiến bộ của toàn lớp hay của một nhóm thực hành, một tổ thực tập.
  • Việc đánh giá phải sát với hoàn cảnh và điều kiện dạy học.
  • Tránh những nhận định chủ quan, áp đặt, thiếu căn cứ.

Việc kiểm tra, đánh giá phải đảm bảo yêu cầu đánh giá toàn diện, thể hiện:

  • Số lượng
  • Chất lượng
  • Kiến thức
  • Kĩ năng, kĩ xảo
  • Thái độ của từng cá nhân

Việc kiểm tra, đánh giá học sinh phải đảm bảo tính hệ thống, có kế hoạch, thường xuyên. Điều này được thể hiện ở các điểm sau:

  • Đánh giá trước, trong, sau khi học xong một phần, một chương, môn học.
  • Kết hợp kiểm tra đánh giá thường xuyên, kiểm tra đánh giá định kỳ, tổng kết cuối năm, cuối khóa học.
  • Số lần kiểm tra phải đủ mức để có thể đánh giá được chính xác.

Việc kiểm tra, đánh giá phải được tiến hành công khai.

  • Kết quả kiểm tra, đánh giá phải được công bố kịp thời để mỗi học sinh có thể:
    • Tự xếp hạng trong tập thể
    • Tập thể học sinh hiểu biết, học tập giúp đỡ lẫn nhau.
  • Kết quả kiểm tra, đánh giá phải được ghi vào hồ sơ, sổ sách.

Để cho việc kiểm tra, đánh giá học sinh đạt được kết quả tốt, cần chú ý một số điểm sau :

Điều này xuất phát từ xu hướng dạy học lấy học sinh làm trung tâm. Rèn luyện cho học sinh phương pháp học để chuẩn bị khả năng tự học liên tục và suốt đời.

Việc kiểm tra, đánh giá học sinh phải đạt được các yêu cầu :

  • Tái hiện tri thức.
  • Rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo.
  • Phát triển năng lực nhận thức, đặc biệt năng lực tư duy sáng tạo.
  • Tạo ra sự chuyển biến thật sự trong thái độ, hành vi của học sinh.
  • Rèn cho các em khả năng phát hiện và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tế.

Video liên quan

Chủ Đề