Nên phẫu thuật lỗ tiểu thấp ở đâu

Định nghĩa

Lỗ tiểu thấp là bệnh bẩm sinh xảy ra khi niệu đạo của bé trai quá ngắn. Niệu đạo là ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra khỏi cơ thể qua dương vật. Khi có tật lỗ tiểu thấp, niệu đạo của bé mở ra trên thân dương vật [thường là phía dưới] thay vì ở trên đầu dương vật.

Tật lỗ tiểu thấp có thể nhẹ hoặc nặng, phụ thuộc vào vị trí niệu đạo mở trên dương vật của bé.

Triệu chứng và dấu hiệu

Những dấu hiệu và triệu chứng lỗ tiểu thấp ở bé trai là gì?

Dấu hiệu của tật lỗ tiểu thấp là lỗ mở của niệu đạo không nằm ở đầu dương vật. Lỗ mở thường nằm gần đó nhưng cũng có thể ở giữa hoặc cuối dương vật. Dấu hiệu khác của tật này là dương vật không thẳng khi cương, tiểu tiện thấy nước tiểu chảy bất thường. Nếu lỗ mở niệu đạo nằm quá gần gốc dương vật, người bệnh không thể tiểu đứng được.

Khi nào bạn cần đưa con đi gặp bác sĩ?

Hầu hết trẻ sơ sinh bị tật lỗ tiểu đóng thấp được chẩn đoán rất sớm ngay sau khi sinh. Tuy nhiên, một số trường hợp bệnh có thể bị qua do quá nhẹ và không thấy các dấu hiệu, triệu chứng xuất hiện. Hãy gọi cho bác sĩ nếu bạn nhận thấy lỗ niệu đạo của trẻ không nằm ở đầu dương vật, bao quy đầu không phát triển đầy đủ hoặc dương vật cong xuống.

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây ra lỗ tiểu thấp là gì?

Nguyên nhân gây ra hội chứng lỗ tiểu thấp vẫn chưa được xác định rõ. Tuy nhiên, các yếu tố di truyền, nội tiết và môi trường có thể có liên quan đến dị tật bẩm sinh của bé.

Nguy cơ mắc bệnh

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc lỗ tiểu thấp?

Những yếu tố làm tăng nguy cơ bị tật lỗ tiểu thấp bao gồm:

  • Trong gia đình có người bị hội chứng lỗ tiểu thấp
  • Mẹ bầu mang thai khi đã hơn 40 tuổi
  • Trong quá trình mang thai, mẹ tiếp xúc với khói thuốc lá hoặc các chất hóa học như thuốc trừ sâu.

Không có các yếu tố nguy cơ bệnh không có nghĩa là bạn không thể mắc bệnh. Những yếu tố trên chỉ mang tính tham khảo. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.

Điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những phương pháp nào dùng để điều trị lỗ tiểu thấp?

Cách điều trị thông thường của tật lỗ tiểu thấp là phẫu thuật. Bác sĩ sẽ tạo một lỗ mở mới cho niệu đạo ở đầu dương vật. Phẫu thuật tốt nhất và có hiệu quả nhất là thực hiện trong độ tuổi từ 6 đến 12 tháng tuổi. Tuy nhiên phẫu thuật cũng có thể được thực hiện ở người trưởng thành.

Vậy phẫu thuật lỗ tiểu thấp có nguy hiểm không? Thực tế, phẫu thuật này khá an toàn. Hầu hết các bé trai có thể về nhà trong ngày và sẽ được đặt một ống thông đường tiểu ở dương vật. Nước tiểu thường có lẫn máu. Bác sĩ có thể kê thuốc giảm đau và kháng sinh để ngăn ngừa nhiễm trùng.

Hầu hết ống thông đường tiểu được gỡ ra trong 10 ngày và cần tái khám 2 lần sau khi phẫu thuật.

Nếu lỗ tiểu thấp không được điều trị, những vấn đề về đi tiểu, quan hệ tình dục khi trẻ lớn, hẹp và rò rỉ ở niệu đạo có thể xảy ra.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán lỗ tiểu thấp?

Bác sĩ chẩn đoán từ tiền sử bệnh và khám lâm sàng. Ngoài ra, các bác sĩ khoa tiết niệu có thể thực hiện các kiểm tra và xét nghiệm khác để đưa ra chẩn đoán chính xác nhất.

Phong cách sống và thói quen sinh hoạt

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh như:

  • Nói với bác sĩ trẻ có bất cứ dấu hiệu bất thường nào.
  • Dùng hai tã lót sau khi phẫu thuật, một để lấy phân và một để lấy nước tiểu từ ống thông nước tiểu.
  • Giữ cho dương vật của trẻ sạch sẽ. Nếu phân dính vào vết thương, hãy rửa sạch lại bằng nước.
  • Đưa trẻ đi cấp cứu ngay nếu sau khi phẫu thuật trẻ bị sốt, mủ chảy ra từ dương vật, không có nước tiểu chảy ra từ dương vật trong hơn 1 tiếng hoặc nước tiểu phun ra từ bất kỳ phần nào của dương vật.
  • Đi khám bác sĩ hoặc đến ngay phòng cấp cứu nếu sau khi phẫu thuật trẻ bị chảy máu dương vật không ngừng.

Nếu có bất kỳ thắc mắc hay đề nghị nào, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế để được có giải đáp tốt nhất.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

Ferri, Fred. Ferri’s Netter Patient Advisor. Philadelphia, PA: Saunders / Elsevier, 2012. Bản in. Trang 983

Lỗ tiểu lệch thấp [hypospadias] là một dị tật sinh dục tiết niệu bẩm sinh mà lỗ tiểu đổ ra bất thường ở mặt dưới của quy đầu, dương vật, bìu hoặc tầng sinh môn và thường kèm theo biến dạng của dương vật như: cong, xoay trục hay lún gục vào bìu. Đây là […]

Lỗ tiểu lệch thấp [hypospadias] là một dị tật sinh dục tiết niệu bẩm sinh mà lỗ tiểu đổ ra bất thường ở mặt dưới của quy đầu, dương vật, bìu hoặc tầng sinh môn và thường kèm theo biến dạng của dương vật như: cong, xoay trục hay lún gục vào bìu. Đây là một trong những dị tật bẩm sinh của dương vật hay gặp với tỷ lệ 1/300 bé trai.

Bệnh ảnh hưởng đến chức năng tiểu tiện, chức năng sinh sản của trẻ sau này và ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ.

Nguyên nhân

Nguyên nhân của bệnh vẫn chưa được biết rõ ràng. Nguyên nhân được nghi ngờ là vai trò của Androgen trong những tuần đầu tiên của thời kỳ bào thai:

– Sự giảm Androgen hoặc giảm đáp ứng với Androgen có thể gây bệnh.

– Yếu tố môi trường: Các tác giả cho rằng nhiều sản phẩm tổng hợp như: thuốc trừ sâu, diệt côn trùng, diệt nấm, sản phẩm hóa học, chất dùng trong dược phẩm, thuốc tẩy và vật liệu dùng trong sản xuất nhựa tổng hợp… có chứa estrogen ngoại sinh hoặc chất kháng Androgen dẫn đến gây bệnh cho thai.

– Yếu tố di truyền.

Dấu hiệu nhận biết

Lỗ tiểu lệch thấp thường được phát hiện sớm sau sinh bởi các nhân viên y tế khi thăm khám bộ phận sinh dục cho trẻ hoặc do bố mẹ khi vệ sinh cho trẻ. Các dấu hiệu nhận biết:

– Lỗ tiểu nằm thấp so với vị trí bình thường ở đỉnh qui đầu [có thể nằm ở thân dương vật, bìu hay tầng sinh môn].

– Bao qui đầu không tròn như da thừa ở lưng dương vật.

– Dương vật cong, xoay, có thể nhỏ và bìu chẽ đôi.

– Có thể kèm theo các bệnh lý: thoát vị bẹn, ẩn tinh hoàn, dương vật nhỏ…


Bác sĩ Nguyễn Việt Hoa – Trưởng khoa Phẫu thuật Nhi và Trẻ sơ sinh Bệnh viện hữu nghị Việt Đức đang tư vấn bệnh lý cho gia đình có trẻ mắc bệnh lý trên

Điều trị cho trẻ lỗ tiểu lệch thấp như thế nào?

– Theo dõi tại các cơ sở chuyên khoa ngoại nhi: Rất cần thiết nhằm đánh giá kích thước dương vật, qui đầu và xét nghiệm các rối loạn về nội tiết, nhiễm sắc thể khi cần thiết.

– Tuổi phẫu thuật: Cần thực hiện trước tuổi đi học, tránh sang chấn tâm lý cho trẻ. Thường phẫu thuật ở độ tuổi 24 tuổi. Ở các nước phương Tây có thể mổ từ khi trẻ 1 tuổi. Việc theo dõi đánh giá kích thước dương vật là rất cần thiết.

– Mục tiêu của phẫu thuật: Dựng thẳng dương vật, tạo hình niệu đạo đưa lên đỉnh dương vật, đạt được thẩm mỹ của dương vật và bìu.

– Các phương pháp: Tịnh tiến niệu đạo, thay thế niệu đạo bằng niêm mạc bao qui đầu [Duckett, Koyanagi] hoặc niêm mạc miệng hoặc niêm mạc bàng quang, vạt da, vạt da hình ống tại chỗ TIPU [Duplay – Snodgrass].

Chăm sóc sau mổ và theo dõi các biến chứng

Bệnh có nhiều nguy cơ biến chứng sau mổ nên phải theo dõi sát. Các biến chứng thường gặp:

– Rò niệu đạo, toác niệu đạo à sẽ mổ lại vá rò hay tạo lại niệu đạo sau 6 tháng.

– Hẹp niệu đạo à Cần xử lý cấp cứu.

Theo Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức

Video liên quan

Chủ Đề