Tại sao họ lại giàu

Vì sao người giàu càng giàu?

Đây là một câu chuyện mình đã đọc được thời gian gần đây, nay mình chia sẻ lại để các bạn được biết câu chuyện “Lý do vì sao người giàu càng giàu, còn người nghèo càng nghèo”.

Có một người nghèo và một người giàu sống gần nhau. Người nghèo luôn than thân trách phận và ghen tị với người giàu vì hàng ngày anh ta đều phải làm việc vất vả nhưng số tiền kiếm được lại chẳng đáng gì so với thu nhập của người giàu.

Sau những tháng ngày sống trong khổ sở như vậy, một hôm anh ta thỉnh cầu một đấng tối cao đến giải đáp cho những nỗi oan khuất trong lòng mình. Đức Phật hiện ra, anh ta vừa khóc vừa kể lể về những nỗi vất vả mà mình phải chịu đựng trong cuộc sống. Cuối cùng, anh ta oán giận và nói: “Con thấy cuộc đời này thật quá bất công! Tại sao người giàu có thể nhàn nhã tự tại, còn người nghèo như con thì suốt ngày phải làm việc vất vả mà vẫn không đủ ăn?”

Đức Phật mỉm cười và hỏi lại anh ta: “Vậy phải như thế nào thì con mới cảm thấy công bằng?”

Anh người nghèo nhanh nhảu trả lời: “Dạ! Con xin Ngài hãy để cho người giàu có cũng nghèo như con. Nếu như sau một thời gian mà người giàu đó vẫn giàu có thì con sẽ không còn oán trách gì nữa ạ!”

Đức Phật gật đầu nói: “Được!”

Nói xong, Đức Phật biến người giàu trở thành một người nghèo giống như anh ta. Đồng thời, Đức Phật cũng biến ra hai ngọn núi có nhiều than đá để cho hai người họ cùng tới đó đào than kiếm sống.

Thế là, người nghèo và người giàu cùng bắt đầu tới ngọn núi để khai thác than đá. Người nghèo hàng ngày làm việc nặng đã quen nên chẳng mấy chốc, anh ta đã đào được một xe than đá và đem ra chợ bán lấy tiền. Sau khi bán được tiền, anh ta dùng số tiền đó mua đồ ăn và quần áo mang về nhà cho vợ con, số tiền còn dư anh ta tích góp với ý định xây nhà.

Còn anh nhà giàu không quen với việc nặng nhọc nên cứ đào được một lúc anh ta lại nghỉ một lúc. Đến tận chiều muộn, anh ta mới đào được một nửa xe than và đem ra chợ bán lấy tiền. Nhưng mà, sau khi bán được tiền rồi anh ta chỉ mua mấy cái bánh bao mang về cho cả gia đình, số tiền còn lại anh ta cất đi để dành.

Ngày hôm sau, anh người nghèo dậy thật sớm để đi đào than với hy vọng đào được nhiều hơn hôm trước. Còn anh nhà giàu đi ra chợ cả buổi sáng không trở về. Đến chiều, anh ta dẫn theo hai người cao lớn và khỏe mạnh thay anh ta đào than. Anh nhà giàu sau đó chỉ đứng chỉ đạo hai người kia làm việc.

Trong vòng một buổi chiều, hai người kia đã đào được hai xe than đầy. Sau đó, anh nhà giàu chỉ cần đem than đi bán, trừ đi tiền công cho hai người kia vẫn còn dư lại kha khá.

Những ngày sau, anh nhà giàu vẫn tiếp tục đi xuống chợ cả buổi sáng, đến chiều mới về cùng hai người đàn ông kia. Hai người kia đã không cần anh ta chỉ đạo nữa mà có thể tự chủ động làm việc. Anh ta cũng bắt đầu xây dựng chuồng trại và mua gà về nuôi.

Sau một thời gian, anh người nghèo vẫn ngày ngày cặm cụi đào than từ sáng đến tối nhưng kinh tế không khá lên. Còn người giàu thì đã thuê nhiều người hơn, đào được nhiều than hơn, thuê cả người thay anh quản lý và có được một trang trại chăn nuôi lớn. Anh người giàu đã trở lại giàu có như ngày nào.

Đến lúc này, anh người nghèo nghĩ ràng số phận đã định như vậy nên anh không còn oán trách gì nữa. Tuy nhiên, anh vẫn qua hỏi anh người giàu lý do anh ta có thể trở lại giàu có. Anh người giàu vui vẻ trả lời rằng bởi vì anh ta không có sức lực nên anh ta chấp nhận chia sẻ thành quả lao động với những người có thể giúp anh tạo ra nhiều giá trị hơn. Anh ta nhận thấy ngọn núi buổi sáng quá nắng để làm việc, trong khi chợ buổi sáng lại rất tấp nập, cho nên anh luôn ở chợ mỗi sáng để kiếm mối kinh doanh. Ngoài ra anh còn dùng tiền để đầu tư chăn nuôi nên đã có nguồn thức ăn để mang ra chợ bán.

Từ đó, anh nhà nghèo mới vỡ lẽ ra không phải do số phận mà anh ta nghèo. Học theo người giàu, một thời gian sau thì kinh tế của anh ta đã khá lên.

Bạn có thể thấy rằng, nếu chỉ ngày ngày cặm cụi với công việc của mình thì bạn chẳng bao giờ kiếm được nhiều tiền và giàu được. Thay vào đó, phải luôn biết đầu tư hợp lý vào những nguồn giá trị khác thì mới có thể thu được nhiều lợi nhuận.

28 tháng 5 2021

Nguồn hình ảnh, HOANG DINH NAM/Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Ông Phạm Nhật Vượng được tạp chí Forbes xếp hạng là tỷ phú đôla giàu có nhất Việt Nam

Giới siêu giàu ở Việt Nam hiện nay là những 'doanh nhân và quan chức', một luật sư và nhà hoạt động xã hội dân sự từ Sài Gòn nói với hội luận chuyên đề của BBC News Tiếng Việt hôm 27/05/2021.

Về giàu nghèo ở VN và giới tư bản mới

Công ty sân sau và tư bản thân hữu từ đâu ra?

"Tôi nghĩ giới giàu có Việt Nam hiện nay có hai tầng lớp, một tầng lớp là những doanh nhân và thứ hai là giới quan chức," luật sư Lê Công Định, nguyên Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TPHCM nói.

Cũng theo vị luật sư này, tầng lớp doanh nhân là những người giàu có xét về 'giá trị tài sản công khai' dựa trên giá trị chứng khoán của họ, trong khi đó tầng lớp quan chức giàu có lại là những người mà 'có thể tài sản không được minh bạch'.

Bàn tròn BBC: Giới siêu giàu Việt Nam là ai?

Về giàu nghèo ở VN và giới tư bản mới

Công ty sân sau và tư bản thân hữu từ đâu ra?

Việt Nam: Giải mã hiện tượng Nguyễn Phương Hằng?

Vai trò Phạm Nhật Vũ trong thương vụ MobiFone-AVG

Ngoài ra, "có một số không lên sàn chứng khoán nhưng mà cũng nổi tiếng là giàu rồi nhưng không phải là quan chức", Phó Giáo sư Phạm Quý Thọ, kinh tế gia, chuyên gia về chính sách công tham gia từ Hà Nội bổ sung thêm.

Ông Phạm Quý Thọ đưa ra ví dụ ông Phạm Nhật Vượng, bà Nguyễn Thị Phương Thảo, hay ông Đào Hồng Tuyển 'chúa đảo Tuần Châu' hoặc ông Dũng 'lò vôi' [Huỳnh Uy Dũng] v.v... là những người theo ông đã hội đủ số lượng nhiều để hình thành 'một tầng lớp giàu có ở Việt Nam rồi'.

Hai 'bí quyết giàu nhanh' ở Việt Nam

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Bà Nguyễn Thị Phương Thảo là nữ tỷ phú đôla được đưa vào danh sách siêu giàu tại Việt Nam

Có thể thấy giới giàu có ở Việt Nam chia làm hai, một là làm giàu từ nước ngoài và trở về Việt Nam tiếp tục làm giàu và hai là làm giàu ngay chính trong đất nước, nguyên Chủ nhiệm Khoa Chính sách Công, thuộc Học viện Chính sách & Phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư của Việt Nam nói.

"Những doanh nhân này từ nước ngoài trở về, đặc biệt là làm giàu từ khối Đông Âu, họ được gọi là 'soái' Đông Âu", ông Phạm Quý Thọ nói thêm.

"Họ là những người đã từng có thời gian học tập hoặc lao động ở những nước thuộc khối XHCN ở Đông Âu bắt đầu từ những năm 1989 cho đến 1991.

"Khi Liên Xô sụp đổ thì "người Việt ở Nga có rất nhiều cơ hội", ông Thọ nói.

"Bắt đầu từ những buôn bán nhỏ lẻ từ các quầy ở khách sạn hoặc các chợ vòm, sau đó tích lũy dần từ buôn bán hàng hóa lẻ được đánh qua..., nhưng mà tích lũy tư bản lớn nhất có lẽ bắt đầu từ khi sản xuất."

Với giới làm giàu trong đất nước Việt Nam, có hai bí quyết giàu nhanh, theo Luật sư Lê Công Định.

Nguồn hình ảnh, NHAC NGUYEN/Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Tỷ phú đôla Trịnh Văn Quyết cũng có chân trong danh sách siêu giàu ở Việt Nam

Một là giàu tham nhũng mà "có thể tài sản không được minh bạch, chẳng hạn như người ta đồn về những quan chức nào đó", ông Định nói.

"Ở Việt Nam người ta cũng thừa biết rằng có những quan chức ở cấp phường thôi họ cũng đã giàu rồi đừng có nói đến cấp quận hoặc là cấp thành phố, cấp tỉnh, cấp trung ương", Luật sư từ Sài Gòn nêu quan điểm.

Hai là làm giàu từ đất đai, như PGS Phạm Quý Thọ nói: "phần lớn họ giàu lên nhờ đất đai, bất động sản".

Tuy nhiên, ông Thọ cũng lưu ý rằng hi nay 'miếng bánh bất động sản' đã 'bắt đầu có khó khăn'.

Chính vì vậy họ "bắt đầu chuyển sang các lĩnh vực dịch vụ mà cũng có nhu cầu rất lớn đó là dịch vụ hàng không, rồi những dịch vụ du lịch," ông nói thêm.

Từ San Jose, California, Hoa Kỳ, Tiến sỹ Nguyễn Hữu Liêm, học giả và là luật gia, bổ sung rằng sự chuyển hướng kinh doanh này ở Việt Nam "đi chung với sự chuyển hướng kinh tế của thế giới" và cũng giống với nước Mỹ nơi ông đang sinh sống và làm việc.

Ở một khía cạnh khác, PGS Phạm Quý Thọ lưu ý rằng giới giàu có ở Việt Nam 'có quan hệ rất mật thiết với chính quyền', ông cho biết:

"Đằng sau mỗi một quan chức hoặc mỗi một doanh nghiệp hoặc mỗi một đại gia mà chúng ta thấy nổi lên rất là nhanh thường có bóng dáng của các quan chức đứng sau.

"Nếu không có những quan hệ này thì tôi nghĩ rất khó để có thể giàu được ở Việt Nam, đặc biệt là trong một cơ chế mà quyền lực chưa được kiểm soát một cách công khai và minh bạch."

Vai trò của giới giàu có trong nền kinh tế

Nguồn hình ảnh, MANAN VATSYAYANA/Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Một khách sạn với nội thất 'dát vàng' ở Việt Nam

Các khách mời tham gia hội luận Bàn tròn chuyên đề hôm thứ Năm, 27/5/2021 của BBC News Tiếng Việt đều cho rằng giới giàu có đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam.

Tiến sỹ Nguyễn Hữu Liêm, từ California, nói: "Nó là một mô hình phát triển để cho lớp thế hệ sau học hỏi" từ những người giàu đi trước."

So sánh kinh tế nhà nước với kinh tế khu vực tư nhân, Luật sư Lê Công Định đánh giá 'kinh tế nhà nước hoàn toàn thất bại'; do đó, ông cho rằng tầng lớp giàu có là doanh nhân "chính là những người có thể giúp nền kinh tế tiến lên phía trước".

PGS. Phạm Quý Thọ thì cho rằng: "Họ là những nhà tư bản yêu nước và chúng ta phải khuyến khích họ, mặc dù con đường làm giàu có thể có những vấn đề."

Ông Thọ cũng cho rằng cần phải "coi họ như là đầu tàu không những chỉ thúc đẩy tăng trưởng mà còn kéo các tầng lớp dân cư khác lên nữa".

Chế tài pháp luật ra sao?

Chụp lại hình ảnh,

Hai cựu Bộ trưởng TT&TT Nguyễn Bắc Son [phải] và Trương Minh Tuấn nằm trong số nhiều quan chức phải ra tòa trước các cáo buộc 'cố tình làm sai, tham nhũng và nhận hối lộ' ở Việt Nam

Đánh giá về tầng lớp giàu có, siêu giàu là doanh nhân, từ góc nhìn nghề nghiệp chuyên môn, lLuật sư Lê Công Định nói:

"Có sự chuyển động rất là rõ rệt trong nhận thức của giới doanh nhân Việt Nam trong vấn đề tuân thủ luật pháp" so với trước đây tầm 10 năm.

"Tinh thần tuân thủ luật pháp của giới doanh nhân Việt Nam, đặc biệt là giới giàu có lớn thì họ rất chú trọng vấn đề tuân thủ luật."

Tuy nhiên, ông Định cũng cho rằng hệ thống pháp luật của Việt Nam 'còn đầy thiếu sót' dẫn đến việc 'lợi dụng kẽ hở của pháp luật để trục lợi'.

"Vấn đề là nhà nước có nhận ra những kẽ hở đó để mà lấp nó lại bằng những đạo luật, những quy định chặt chẽ hơn và việc giới doanh nhân lợi dụng luồn lách để mà có cơ hội làm giàu thì đó có thể nói là chuyện xảy ra rất thường xuyên...

"Vậy thì vấn đề là làm sao nhà nước tạo ra một hành lang pháp lý đầy đủ và chặt chẽ để có thể quản lý quá trình phát triển của nền kinh tế Việt Nam và đặc biệt tạo điều kiện cho giới doanh nhân Việt Nam kiếm tiền một cách hợp pháp", Luật sư Định nói thêm.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Nhiều vụ án cố tình làm sai, hoặc cáo buộc về tham ô, hối lộ trong giới quan chức đã được đưa ra xét xử ở Việt Nam gần đây

Nói về thuế bất động sản ở Việt Nam, Tiến sỹ Nguyễn Hữu Liêm từ Mỹ cho rằng nó 'rất vô lý'.

Ông lấy dẫn chứng rằng ở Hoa Kỳ, tùy theo luật pháp từng bang, người dân hàng năm phải đóng thuế bất động sản là 1,5% [như ở California] giá trị thị trường của bất động sản sở hữu, hoặc 3% [như nhiều nơi ở Texas].

Liên quan đến làm giàu và điều được cho là hiện tượng tham nhũng trong tầng lớp quan chức ở Việt Nam, Phó Giáo sư Phạm Quý Thọ từ Hà Nội nói:

"Tôi nghĩ rằng luật pháp là chưa đúng, bởi vì người ta cứ xử những quan chức gọi là vi phạm và gây thiệt hại cho nhà nước, nhưng mà chẳng thấy tội tham nhũng đâu."

"Luật phòng và chống tham nhũng có từ rất lâu rồi nhưng để mà ra được nghị định hướng dẫn thì cũng rất là chậm".

Còn khách mời của chương trình từ Sài Gòn nói:

"Chống tham nhũng bây giờ giống như là một lĩnh vực cũng thiếu minh bạch luôn thì làm sao có thể đặt vấn đề có một cơ chế hữu hiệu để phòng chống hoặc là ngăn ngừa tham nhũng," Luật sư Lê Công Định đưa ra bình luận với BBC.

Quý vị bấm vào đường dẫn này để theo dõi Bàn tròn thứ Năm về giới Siêu giàu ở Việt Nam hiện nay với Luật sư Lê Công Định, PGS. Phạm Quý Thọ tham gia từ Việt Nam và TS. Nguyễn Hữu Liêm từ Mỹ.

Video liên quan

Chủ Đề