Nêu 3 ví dụ về đặc tính nổi trội và 3 ví dụ về khả năng tự điều chỉnh của thế giới sống.

        1. Khái niệm

        Thế giới sống được tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc chặt chẽ:

        Phân tử → bào quan → tế bào → mô → cơ quan → hệ cơ quan → cơ thể → quần thể → quần xã → hệ sinh thái → sinh quyển.


 

        Các cấp tổ chức sống chính: Tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã, hệ sinh thái.

        Tế bào là đơn vị cơ bản cấu tạo nên mọi cơ thể sinh vật.

    2. Tế bào

    Là cấp tổ chức quan trọng vì nó biểu hiện đầy đủ các đặc tính của cơ thể sống.

    Mọi cơ thể sống đều được cấu tạo từ 1 hay nhiều tế bào và các tế bào chỉ được sinh ra bằng cách phân chia tế bào [học thuyết TB]

II. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÁC CẤP TỔ CHỨC SỐNG

    1. Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc

    Tổ chức sống cấp dưới làm nền tảng để xây dựng nên tổ chức sống cấp trên.

    Tổ chức sống cao hơn không chỉ có các đặc điểm của tổ chức sống cấp thấp mà còn có những đặc tính nổi trội hơn.


 

    2. Hệ thống mở và tự điều chỉnh

    Hệ thống mở: Sinh vật ở mọi tổ chức đều không ngừng trao đổi vật chất và năng lượng với môi trường → sinh vật không chỉ chịu sự tác động của môi trường mà còn góp phần làm biến đổi môi trường.

    Mọi cấp độ tổ chức từ thấp đến cao đều có các cơ chế tự điều chỉnh để đảm bảo duy trì và điều hòa sự cân bằng trong hệ thống → hệ thống cân bằng và phát triển.

    3. Thế giới sống liên tục tiến hóa

    Thế giới sinh vật liên tục sinh sôi nảy nở và không ngừng tiến hóa.

Các sinh vật trên Trái Đất đều có đặc điểm chung do có chung nguồn gốc nhưng luôn tiến hóa theo nhiều hướng khác nhau → thế giới sống đa dạng và phong phú.

B. TRẢ LỜI CÂU HỎI SAU SGK

Câu 1 trang 9 SGK Sinh học 10: Thế giới sống được tổ chức như thế nào? Nêu các cấp tổ chức cơ bản.

    Thế giới sống được tổ chức theo thứ bậc rất chặt chẽ, trong đó tế bào là đơn vị cơ bản cấu tạo nên mọi cơ thể sinh vật. Ở mọi cấp tổ chức của thế giới sống, cấu trúc và chức năng luôn có quan hệ mật thiết với nhau. Các cấp tổ chức của thế giới sống đều là những hệ mở, có khả năng tự điều chỉnh và không ngừng tiến hóa.

Các cấp tổ chức sống cơ bản của thế giới sống: tế bào →cơ thể → quần thể → quần xã → hệ sinh thái → sinh quyển.


Câu 2 trang 9 SGK Sinh học 10: Đặc tính nổi trội của các cấp tổ chức sống là gì? Nêu một số ví dụ.

    Thế giới sống được tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc, tổ chức sống cấp dưới làm nền tảng để xây dựng tổ chức sống cấp trên.

    Tổ chức sống cấp cao hơn không chỉ có các đặc điểm của tổ chức sống cấp thấp hơn mà còn có những đặc tính nổi trội mà tổ chức cấp thấp hơn không có được. Những đặc tính nổi trội ở mỗi cấp tổ chức được hình thành do sự tương tác của các bộ phận cấu thành. Những đặc điểm nổi trội đặc trưng cho thế giới sống như: trao đổi chất và năng lượng, sinh trưởng phát triển, cảm ứng, sinh sản...

Ví dụ: Từng tế bào thần kinh chỉ có khả năng dẫn truyền xung thần kinh, tập hợp của 1012 tế bào thần kinh tạo nên bộ não của con người với 1025 đường liên hệ giữa chúng, đã làm cho con người có được trí thông minh và trạng thái tình cảm mà ở mức độ từng tế bào không thể có được.


Câu 3 trang 9 SGK Sinh học 10: Nêu một số ví dụ về khả năng tự điều chỉnh của cơ thể người.

    Mọi cấp tổ chức sống đều có các cơ chế tự điều chỉnh nhằm đảm bảo điều hòa, duy trì sự cân bằng động trong hệ thống, để tổ chức sống có thể tồn tại và phát triển.

    Ví dụ 1: Tuyến giáp hoạt động mạnh, tiết nhiều hoocmôn tirôxin làm tăng cường chuyển hóa năng lượng, nhiệt độ cơ thể tăng, ngược lại tuyến giáp hoạt động kém, lượng hoocmôn tiết ra không đủ điều hòa thì chuyển hóa giảm, trẻ chậm lớn, trí não kém phát triển.

    Ví dụ 2: Nồng độ các chất trong cơ thể người luôn luôn được duy trì ở mức độ nhất định, khi xảy ra mất cân bằng sẽ có các cơ chế điều hòa để đưa về trạng thái bình thường. Nếu cơ thể không còn khả năng tự điều hòa sẽ phát sinh bệnh tật. VD: Nếu cơ thể không điều chỉnh được lượng đường trong máu, làm cho lượng đường tăng cao lâu ngày có thể dẫn đến bệnh tiểu đường.


   Câu 4 trang 9 SGK Sinh học 10: Các loài sinh vật mặc dù rất khác nhau nhưng chúng vẫn có những đặc điểm chung là vì

    a] Chúng sống trong những môi trường giống nhau.


    b] Chúng đều được cấu tạo từ tế bào.

    c] Chúng đều có chung một tổ tiên.

    d] Tất cả các điều nêu trên đều đúng.

Xem thêm: Trắc Nghiệm Sinh Học 10

Bài 2 [trang 9 sgk Sinh 10]:

Đặc tính nổi bật của các cấp tổ chức sống là gì? Nêu một số ví dụ.

Lời giải:

- Thế giới sống được tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc, tổ chức sống cấp dưới làm nền tảng để xây dựng tổ chức sống cấp trên. Tổ chức sống cấp cao hơn không chỉ có các đặc điểm của tổ chức sống cấp thấp hơn mà còn có những đặc tính trội hơn. Những đặc tính nổi trội ở mỗi cấp độ tổ chức được hình thành do sự tương tác của các bộ phận cấu thành. Những đặc điểm nổi trội đặc trưng cho thế giới sống như: chuyển hóa vật chất và năng lượng, sinh trưởng phát triển, cảm ứng, sinh sản, khả năng tự điều chỉnh và thích nghi với môi trường sống...

- Ví dụ:

+ Ở động vật bậc cao, ví dụ ở người, khi ta lấy kim chọc vào một chỗ thì chỉ có chỗ đó co lại. Nhưng ở động vật bậc thấp hơn, ví dụ sứa có hệ thần kinh liên hệ với nhau tạo thành mạng lưới thần kinh nên cả cơ thể con sứa sẽ co cùng một lúc.

+ Mỗi tế bào thần kinh chỉ có khả năng dẫn truyền xung thần kinh, tập hợp của 1012 tế bào thần kinh đó tạo nên bộ não của con người với 1025 đường liên hệ giữa chúng, làm cho con người có được trí thông minh và trạng thái tình cảm mà ở mức độ từng tế bào không thể có được.

+ Cơ thể của con cua [hoặc rất nhiều loài động, thực vật, … khác] được cấu tạo từ rất nhiều tế bào.

Xem toàn bộ Giải Sinh 10: Bài 1. Các cấp tổ chức của thế giới sống

Nêu một số ví dụ về khả năng tự điều chỉnh của cơ thể người.

Nêu một số ví dụ về khả năng tự điều chỉnh của cơ thể người.

+ Khi cơ thể ở môi trường có nhiệt độ cao, hệ mạch dưới da sẽ dãn ra, lỗ chân lông giãn mở, mồ hôi tiết ra làm mát cơ thể.

+ Khi cơ thể ở môi trường có nhiệt độ thấp, các mạch máu dưới da co lại, tránh mất nhiệt qua lỗ chân lông và xuất hiện hiện tượng run để làm ấm cơ thể.

+ Mắt người khi nhìn không rõ có xu hướng khép nhỏ lại, làm thay đổi cầu mắt, giúp ảnh hiện chính xác ở khoảng tiêu cự để nhìn rõ vật.

+ Khi có một tác động quá lớn đến tâm lí con người, não có xu hướng xóa bỏ đoạn kí ức đó.

+ Ở hoạt động bài tiết bình thường, cơ thể sẽ thu lại đường- chất có lợi cho cơ thể và bài thải nitrat – chất gây độc cho cơ thể.

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

Giải Bài Tập Sinh Học 10 – Bài 1: Các cấp tổ chức của thế giới sống giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:

Trả lời câu hỏi Sinh 10 Bài 1 trang 6: Sinh vật khác với vật vô sinh ở những điểm nào?

Lời giải:

Cơ thể sống có những đặc điểm như: có sự trao đổi chất với môi trường [lấy các chất cần thiết và loại bỏ các chất thải ra ngoài] thì mới tồn tại được; có khả năng lớn lên [gia tăng về kích thước]; có khả năng sinh sản [tạo ra các cá thể mới]; một số cơ thể sống có khả năng di chuyển [thay đổi vị trí trong môi trường sống].

Như vậy đặc điểm nổi trội đặc trưng cho thế giới sống như: chuyển hóa vật chất và năng lượng, sinh sản, sinh trưởng và phát triển, cảm ứng, khả năng tự điều chỉnh, khả năng tiến hóa thích nghi với môi trường sống.

Trả lời câu hỏi Sinh 10 Bài 1 trang 6: Quan sát hình 1 và giải thích các khái niệm: mô, cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể, quần thể, quần xã và hệ sinh thái.

Lời giải:

– Mô: Là tập hợp các tế bào giống nhau [cùng đặc điểm cấu trúc], cùng phối hợp thực hiện các chức năng nhất định.

– Cơ quan: nhiều mô kết hợp với nhau tạo thành cơ quan, thực hiện hiện chức năng nhất định.

– Nhiều cơ quan kết hợp tạo thành hệ cơ quan.

– Cơ thể: được cấu tạo từ các cơ quan và hệ cơ quan.

– Quần thể: tập hợp các cá thể cùng loài cùng sống trong một khoảng không gian, thời gian nhất định, có khả năng giao phối với nhau tạo ra thế hệ con hữu thụ, cách li sinh sản với các cá thể của loài khác.

– Quần xã sinh vật là một tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một khoảng không gian và thời gian nhất định. Các sinh vật trong quần xã có mối quan hệ gắn bó với nhau như một thể thống nhất và do vậy quần xã co cấu trúc tương đối ổn định.

– Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và sinh cảnh của quần xã. Trong hệ sinh thái, các sinh vật luôn luôn tác động lẫn nhau và tác động qua lại với các nhân tố vô sinh của môi trường tạo nên một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định.

Lời giải:

+ Tổ chức thế giới sống: Thế giới sống được tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc rất chặt chẽ, trong đó tế bào là đơn vị cơ bản cấu tạo nên mọi cơ thể sinh vật.

+ Có 5 cấp độ tổ chức sống cơ bản: tế bào – cơ thể – quần thể – quần xã – hệ sinh thái.

Lời giải:

– Đặc tính nổi trội của các cấp độ tổ chức sống:

     + Có sự chuyển hóa vật chất và năng lượng: Động vật sử dụng thực vật làm thức ăn, như vậy năng lượng từ các liên kết cấu tạo nên cơ thể thực vật sẽ được biến đổi để trở thành năng lượng duy trì hoạt động sống của động vật.

     + Sinh trưởng và phát triển: Ví dụ: khi cây sinh trưởng, thân cây to ra, dài ra, lúc này sẽ phát triển thêm lá, hoa,…

     + Sinh sản: các cơ thể sống cần sinh sản để duy trì giống loài.

     + Tiến hóa thích nghi với môi trường sống. Ví dụ: cá voi và sư tử đều thuộc lớp thú. Chúng đều có tim 4 ngăn, sinh con và nuôi con bằng sữa. Tuy nhiên cá voi có cơ thể thuôn dài, mắt kém phát triển, hai chi trước biến thành vây bơi, không có lông mao,… còn sư tử thì có thị giác phát triển, 4 chi khỏe mạnh, có lông mao,…

     + Cảm ứng: ví dụ: các loài hoa nở vào những thời điểm khác nhau trong ngày, trong năm là nhờ sự cảm nhận vào nhiệt độ, chu kì quang.

     + Khả năng tự điều chỉnh. Ví dụ: khi môi trường sống không cung cấp đủ thức ăn, nơi ở thì các đàn động vật có xu hướng di cư hoặc phân đàn. Ở các cây cao, phần cành lá phía dưới thấp không lấy được ánh sáng thì sẽ có xu hướng tự chết để giảm thoát hơi nước qua lá.

Lời giải:

Một số ví dụ về khả năng tự điều chỉnh của cơ thể người:

– Khi cơ thể ở môi trường có nhiệt độ cao, hệ mạch dưới da sẽ dãn ra, lỗ chân lông giãn mở, mồ hôi tiết ra làm mát cơ thể.

– Khi cơ thể ở môi trường có nhiệt độ thấp, các mạch máu dưới da co lại, xuất hiện hiện tượng run để làm ấm cơ thể.

– Mắt người khi nhìn không rõ có xu hướng khép nhỏ lại, làm thay đổi cầu mắt, giúp ảnh hiện chính xác ở khoảng tiêu cự để nhìn rõ vật.

– Khi có một tác động quá lớn đến tâm lí con người, não có xu hướng xóa bỏ đoạn kí ức đó.

– Ở hoạt động bài tiết bình thường, cơ thể sẽ thu lại đường- chất có lợi cho cơ thể và bài thải nitrat – chất gây độc cho cơ thể.

Các loài sinh vật mặc dù rất khác nhau nhưng chúng vẫn có những đặc điểm chung là vì:

a] Chúng sống trong những môi trường giống nhau.

b] Chúng đều được cấu tạo từ tế bào.

c] Chúng đều có chung một tổ tiên.

d] Tất cả các điều nêu trên đều đúng.

Lời giải:

Đáp án C

Video liên quan

Chủ Đề