Nếu nguyên tắc hoạt động của IC

 Bài viết hôm nay Mecsu Blog sẽ giúp anh em có thêm nhiều thông tin hữu ích nhất về IC555 – một trong những mạch phổ biến, có nhiều hữu ích trong cuộc sống. Hi vọng bài viết này dành cho những anh em nào chưa có nhiều thông tin về mạch IC555 này nhé:

Mạch IC 555 có lẽ là mạch điều khiển không còn quá xa lạ đối với bất kỳ ai, tuy nhiên, ở một số anh em thì đây có vẻ cũng còn quá mới mẻ, đừng lo lắng khi bài viết này sẽ giúp hiểu rõ hơn hãy cùng minh tìm hiểu nhé.

Trước hết hãy cùng mình tìm hiểu sơ về cấu tạo của những con IC 555 này nhé!

IC 555 là còn được biết đến là IC định thời, được giới thiệu rộng rãi từ những năm 1970 bởi Signetics Corporation cũng chính Signetic Corporation đã đặt tên cho IC này chính là SE/NE555.

Về cơ bản, IC 555 được biết đến là một mạch định thời nguyên khối giúp tạo ra độ trễ hay giao động về thời gian chính xác nhất đặc biệt hơn là chúng hoạt động rất ổn định.

Bỏ qua các ứng dụng, IC 555 được giới chuyên gia đánh giá khá cao về chất lượng, rất đáng tin cậy và không thể thiếu ưu điểm về giá thành.

Bộ chuyển đổi nguồn dc-dc cũng có thể sử dụng và ứng dụng IC 555 một cách dễ dàng và hoạt động tốt hơn, thật tuyệt phải không anh em. IC 555 được ứng dụng nhiều nhất ở những bộ đếm thời gian, thế hệ xung hay dao động,…

Nếu SE 555 có thể được sử dụng ở nhiệt độ trong khoảng từ 55 độ C đến 125 độ C thì  NE555 có thể sử dụng trong phạm vi nhiệt độ từ 0° đến 70°C.

Nguyên lý hoạt động chính của IC 555 có thể mô tả như sau:

Điện trở bên trong sẽ hoạt động như một mạch tiến hành phân chia áp, xộ so sánh trên sẽ vào ở ngõ không đảo và ngõ đảo sẽ vào ở bộ so sánh dưới.

Đa phần các ứng dụng mình sẽ không điều chỉnh được ngõ vào điều khiển chính vì thế nó sẽ được giữ cố định bằng Vcc. Bất cứ mọi lúc nếu điện áp ở ngưỡng vượt quá điện áp điều khiến ngay lập tức bộ so sánh trên sẽ sét flip-flop lên mức cao nhất, đồng thời ngõ ra Q của flip-flop sẽ được đưa ngay vào cực B và làm nó dẫn bão hòa.

Để có thể thay đổi ngõ ra của flip-flop xuống ở mức thấp thì anh /em cần điện áp ở chân ngưỡng giảm xuống dưới Vcc.

Nếu điều này xảy ra, ngay ngõ ra của bộ so sánh dưới [LC] sẽ ngay lập tức được nối vào chân reset [R] của Flip-flop làm cho ngõ ra hạ xuống mức thấp dẫn đến việc ngắt transistor đồng thời làm chân  3 được đẩy lên mức cao.

Tuy nhiên, điều kiện này sẽ tiếp tục độc lập với điện áp phía trên đầu vào kích hoạt và bộ so sánh dưới cũng chỉ có thể làm cho ngõ ra Flip-flop ở tại mức thấp.

Vì ngõ ra ở reset [chân 4] của IC 555 sẽ làm việc ở mức thấp nên chỉ khi hoạt động ngõ ra ở mức thấp tương ứng với trường hợp transistor dẫn. Transistor sẽ tiếp tục phóng điện tiếp tục và bộ khuếch đại công suất này sẽ cho ra mức thấp.

Ở trạng thái này chúng sẽ tiếp tục cho đến khi nào chân reset được đưa lên mức cao. Điều này cho phép đồng bộ hóa tất cả hoặc đặt lại hoạt động của mạch. Vcc nguồn sẽ được nối lại với chân reset khi không sử dụng.

Vai trò chính của IC 555 chính là tạo xung chính xác cho thiết bị, độ rộng xung được chế tạo,… và còn nhiều ứng dụng khác.

Mỗi IC sẽ có 8 chân và nhiệm vụ chính của chúng chính là:

Chân 1: Dùng đế lấy dòng

Chân 2: Chân kích hay còn gọi là Trigger, chân này có nhiệm vụ cung cấp đầu kích vào IC555 giúp IC hoạt động ổn định hơn

Chân 3: Chân 3 hay còn được gọi với cái tên là Output có chức năng phát ra tín hiệu đặc biệt ngõ ra ở bộ định thời sẽ luôn luôn có sẵn ở chân này.

Chân 4: Chân reset ở vi mạch là tên gọi của chân số 4, chân số 4 sẽ nhận được xung âm nếu bộ định thời bị reset, ngay lập tức đầu ra được thiết lập là ở trạng thái ban đầu.

Chân 5: Control voltage tên của chân số 5 chúng có chức năng là điện áp điều khiển, chân dùng để điều khiển chân này chính là chân ngưỡng và chân kích. Nếu trường hợp bạn không sử dụng chân này tốt nhất bạn nên nối đất thông qua tụ 0.01 microfarad để cải thiện tình trạng nhiễu.

Chân 6: Chân 6 chính là chân ngưỡng mà mình vừa nhắc đến với chúng có tên tiếng anh là Threshold, đây là ngõ vào không đảo của bộ so sánh số 1.

Chân 7: Đây là chân xả điện hay còn gọi là discharge, chúng được nối vào cực C transistor và thông thường sẽ có thêm một tụ điện nối giữa 2 chân xả điện và nối đất.

Chân 8: Chân 8 hay còn gọi là chân Vcc [chân cấp nguồn] , nguồn mà chân cung cấp thường dao động trong khoảng 5V đến 18V.

Cách để tạo ra mạch đèn led nhấp nháy với IC 555 thật sự không khó, chỉ cần anh em tập trung làm theo sơ đồ dưới đây sẽ nghiên cứu ra được cách làm, mời anh em tham khảo:

Nếu anh em hiểu rõ hơn về IC555 trong mạch độ sáng bóng đèn thì sẽ giúp tiết kiệm cũng như phát huy tối đa hiệu suất đèn, Mecsu xin chia sẻ bảng sơ đồ mạch ứng dụng độ sáng đèn dưới đây nhé:

IC555 có thể được dùng trong việc chế tạo mạch còi báo động cảnh sát, nguồn mạch trong khoảng 6-15V và có thể tạo ra âm thanh to. Chi tiết hơn mời anh em xem thêm sơ đồ dưới đây:

Như vậy là mình đã giới thiệu xong đến anh em những nguyên lý hoạt động cơ bản cũng như những thông tin cần thiết liên quan đến IC 555 hy vọng qua bài viết này sẽ giúp anh em có thêm nhiều thông tin hữu ích nhất. Hãy thường xuyên theo dõi kênh để biết thêm nhiều thông tin hữu ích hơn nữa bạn nhé!

Skip to content

| |

IC 555 là một trong những dòng sản phẩm của công ty Signetics Corporation. với 2 dòng sản phẩm là SE555/NE555. IC 555 là một vi mạch dùng để tạo thời gian trễ [Time Delays] và tạo xung [Oscillation] với mức độ ổn định và tỷ lệ chính xác cao. Ở bài viết này, hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu sâu hơn về thông số, sơ đồ nguyên lý, chức năng hoạt động và một số mạch ứng dụng của IC 555. 

Cấu tạo của 1 IC NE555 gồm có một bộ OP – AMP dùng để so sánh điện áp, 1 mạch lật và transistor giúp xả điện. Cấu tạo rất đơn giản nhưng nó được coi là một mạch tích hợp hoạt động rất tốt và có độ chính xác khá cao. 

IC 555: Thông số, sơ đồ, nguyên lý hoạt động và một số mạch ứng dụng

Cấu tạo bên trong gồm có 3 điện trở được mắc nối tiếp để có thể chia điện áp nguồn [Vcc] thành 3 phần giúp tạo nên một điện áp chuẩn. Điện áp ⅓ Vcc sẽ được nối với chân dương của OP – AMP 1 và điện áp ⅔ Vcc còn lại sẽ được nối với chân âm của OP – AMP 2. Trong trường hợp khi điện áp ở chân 2 nhỏ hơn ⅓  Vcc thì chân S= và lúc này FF kích hoạt. Khi điện áp ở chân số 6 mà lớn hơn ⅔ Vcc thì chân R của FF= và FF sẽ được reset. 

Với đặc tính của Ic 555 thì chân cấp nguồn sẽ được hoạt động với dải điện áp từ 2.0 – 18V, cùng với đó là chuẩn đầu ra tương thích TTL khi được cấp nguồn 5V với dòng điện rút và ấp có thể lên đến 200mA. 

Thông số chuẩn của IC 555 sẽ được liệt kê như sau: 

  • Với nguồn điện áp đầu vào nằm trong dải từ 2 – 18V; 
  • Dòng điện tiêu thụ: 6 – 15mA; 
  • Công suất tiêu thụ lớn nhất [Pmax]: 600mW;
  • Điện áp logic đầu ra ở mức cao [mức 1]: 0.5 – 15V;
  • Điện áp logic đầu ra ở mức thấp [mức 0]: 0.03 – 0.06V;

Trong một số trường hợp khi điện áp mức ngưỡng [Threshold] và điện áp kích [Trigger] lần lượt là ⅔ và ⅓ so với điện áp nguồn Vcc. Với các mức độ điện áp này thì có thể sẽ bị thay đổi bằng chân điều khiển áp [CONT].

Sơ đồ chân của IC 555

Khi điện áp ở chân số 2 [TRIG] ở dưới mức kích thì mạch Flip – Flop sẽ ở trạng thái Set [mức 1] làm cho gõ ra [OUT] ở mức cao [mức 1]. Khi điện áp ở chân TRIG của IC 555 ở trên mức kích và đồng thời chân ngưỡng [THRES – chân 6] ở trên mức ngưỡng thì tự động mạch Flip – Flop sẽ bị reset về mức 0 và từ đó sẽ làm cho đầu ra output xuống mức 0. 

Ngoài ra, khi chân RESET [chân 4] xuống mức thấp thì mạch Flip – Flop cũng sẽ bị reset khiến cho đầu ra [OUT] xuống mức 0. Khi đầu ra ở mức 0 thì lúc này DISCH [chân 7] sẽ được nối với GND.

Các chức năng của IC 555 thường được sử dụng để tạo xung, điều chế độ rộng xung [PWM], điều chế vị trí của xung [PPM] hay được sử dụng trong thu phát hồng ngoại

Chức năng hoạt động của từng chân:

  • Chân 1 [GND]: Chân nối GND để giúp cung cấp dòng cho IC hay còn được gọi là mass chung. 
  • Chân số 2 [TRIGGER]: Được biết đến là chân đầu vào thấp hơn so với điện áp so sánh và được sử dụng giống như 1 chân chốt của một tần số áp. Mạch so sánh ở đây được sử dụng là các Transistor PNP với điện áp chuẩn là ⅔ Vcc. 
  • Chân số 3 [OUTPUT]: Đây là chân được lấy tín hiệu logic đầu ra. Trạng thái tín hiệu ở chân số 3 này được xác định ở mức thấp [mức 0] và mức cao [mức 1]. 
  • Chân số 4 [RESET]: Dùng để lập định trạng thái đầu ra của IC 555. Khi chân 4 được nối với Mass thì OUTPUT sẽ ở mức 0. Còn khi chân 4 ở mức cao thì trạng thái đầu ra sẽ phụ thuộc theo mức áp trên chân số 2 và chân số 6. Trong trường hợp, muốn tạo dao động thường chân này sẽ được nối trực tiếp với nguồn Vcc.
  • Chân số 5 [CONTROL VOLTAGE]: Chân này được sử dụng để làm thay đổi mức điện áp chuẩn trong IC 555 theo các mức biến áp ngoài hay dùng ở các điện trở ngoài nối với chân số 1 GND. 
  • Chân số 6 [THRESHOLD]: Là một trong những chân đầu vào để so sánh điện áp và cũng được dùng như một chân chốt. 
  • Chân số 7 [DISCHAGER]: Đây được coi như một khóa điện tử và chịu tác động điều khiển từ tầng logic của chân 3. Khi đầu ra là chân OUTPUT ở mức 0 thì khóa này sẽ được đóng và ngược lại. Chân số 7 có nhiệm vụ tự nạp và xả điện cho mạch R-C. 
  • Chân số 8 [Vcc]: Đây chính là nguồn cấp cho IC 555 hoạt động. Chân 8 có thể được cung cấp với mức điện áp dao động từ 2 – 18V. 

Phân tích nguyên lý hoạt động của IC 555

Ở trên mạch H đang ở mức 1 và gần bằng Vcc; L là mức 0. Sử dụng  FF – RS.

  • Khi S = [1] thì Q = [1] và = Q- = [ 0].
  • Sau đó, khi S = [0] thì Q = [1] và =Q- = [0].
  • Khi R = [1] thì = [1] và Q = [0].
  • Khi S = [1] thì Q = [1] và khi R = [1] thì Q = [0] bởi vì Q-= [1], lúc này Transistor sẽ mở dẫn, cực C sẽ được nối đất. Cho nên điện áp không nạp vào tụ C, điện áp ở chân 6 không vượt quá ngưỡng V2. Do lối ra của OP – AMP 2 lúc này đang ở mức 0, FF sẽ không được reset.
  • Khi mới đóng mạch, tụ C nạp qua Ra, Rb, với thời hằng [Ra+Rb]C.

Tụ C nạp điện áp từ 0V -> ⅓ Vcc:

  • Lúc này V+1[V+ OA1] > V-1. Do đó OA1 [ngõ ra của OA1] có mức logic 1[H].
  • V+2 < V-2 [V-2 = ⅔ Vcc] . Do đó OA2 = 0[L].
  • R = 0, S = 1 –> Q = 1 /Q [Q đảo] = 0.
  • Q = 1 –> Ngõ ra = 1.
  • /Q = 0 –> Transistor hồi tiếp lúc này không dẫn. 

[OA viết tắt: OP – AMP]

Tụ C tiếp tụ nạp từ điện áp ⅓ Vcc -> ⅔ Vcc:

  • Lúc này, V+1 < V-1. Do đó OA1 = 0.
  • V+2 < V-2. Do đó OA2 = 0.
  • R = 0, S = 0 –> Q, /Q sẽ giữ trạng thái trước đó [Q=1, /Q=0].
  • Transistor lúc này vẫn không dẫn. 

 Tụ C nạp qua ngưỡng ⅔ Vcc:

  • Lúc này, V+1 < V-1. Do đó OA1 = 0.
  • V+2 > V-2. Do đó OA2 = 1.
  • R = 1, S = 0 –> Q=0, /Q = 1.
  • /Q = 1 –> Transistor dẫn, điện áp trên chân 7 xuống 0V !
  • Tụ C xả qua Rb. Với thời hằng Rb.C. 
  • Điện áp trên tụ C giảm xuống do do lúc này tụ C đang trong quá trình xả, làm cho điện áp tụ C nhảy xuống dưới ⅔ Vcc. 

Tụ C tiếp tục xả từ điện áp ⅔ Vcc – ⅓ Vcc

  • Lúc này, V+1 < V-1. Do đó OA1 = 0.
  • V+2 < V-2. Do đó OA2 = 0.
  • R = 0, S = 0 –> Q, /Q sẽ giữ trạng thái trước đó [Q=0, /Q=1].
  • Transistor vẫn đang dẫn. 

Tụ C xả qua ngưỡng ⅓ Vcc:

  • Lúc này V+1 > V-1. Do đó OA1 = 1.
  • V+2 < V-2 [V-2 = ⅔ Vcc] . Do đó OA2 = 0.
  • R = 0, S = 1 –> Q = 1, /Q [Q đảo] = 0.
  • Q = 1 –> Ngõ ra = 1.
  • /Q = 0 –> Transistor không dẫn -> chân 7 ở mức thấp và tụ C lại được nạp điện với điện áp ban đầu là ⅓ Vcc. 

Mạch đèn led nhấp nháy dùng IC 555

  • Mạch điều chỉnh độ sáng bóng đèn

Mạch điều chỉnh độ sáng đèn dùng IC 555

Mạch còi cảnh sát dùng IC 555

Video liên quan

Chủ Đề