Ngân hàng thương mại cổ được kinh doanh cổ phiếu không

Chỉ có 6 ý kiến phát biểu trong gần một giờ khi Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Các tổ chức tín dụng [sửa đổi] chiều 22/5. Nhiều nội dung tại báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án luật của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nhận được sự đồng tình của các vị đại biểu.

Trong đó có quy định về cho vay kinh doanh cổ phiếu. Trong quá trình thảo luận tại kỳ họp Quốc hội thứ sáu và hoàn thiện dự án luật sau kỳ họp, nhiều ý kiến đề nghị giữ nguyên quy định cấm ngân hàng thương mại và chi nhánh ngân hàng nước ngoài cấp tín dụng đầu tư, kinh doanh cổ phiếu như dự thảo luật.

Vì, cho vay đầu tư, kinh doanh cổ phiếu có mức độ rủi ro rất lớn, có thể gây mất an toàn đối với từng ngân hàng thương mại và toàn bộ hệ thống ngân hàng, đồng thời cũng có thể là nhân tố gây mất ổn định cho thị trường chứng khoán khi các ngân hàng cho vay phải bán tháo cổ phiếu cầm cố.

Loại ý kiến thứ hai đề nghị tiếp tục cho phép ngân hàng thương mại và chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho vay đầu tư, kinh doanh cổ phiếu như quy định hiện hành. Theo quan điểm của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, thị trường vốn của Việt Nam còn rất non trẻ, trong khi đó nguồn vốn dài hạn trong nền kinh tế lại rất hạn chế, do vậy cần tạo điều kiện thuận lợi cho việc mua, bán, chuyển nhượng cổ phần nhằm tăng tính thanh khoản cho cổ phiếu, qua đó thu hút nguồn vốn đầu tư vào cổ phiếu.

Hơn nữa, việc cấm ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho vay đầu tư, kinh doanh chứng khoán sẽ làm mất lợi thế và khả năng cạnh tranh của các ngân hàng và thị trường tài chính Việt Nam. Do vậy, để thúc đẩy thị trường tài chính Việt Nam phát triển, cần quy định cho phép các ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho vay đầu tư, kinh doanh cổ phiếu trong ngắn hạn để thúc đẩy sự phát triển của thị trường vốn.

Tuy nhiên, hoạt động đầu tư, kinh doanh cổ phiếu là hoạt động rất rủi ro, do đó, để đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống các tổ chức tín dụng cần thiết phải quy định các điều kiện, giới hạn mà các ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép cho vay hoạt động này. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đề nghị bỏ quy định cấm ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cấp tín dụng để đầu tư, kinh doanh cổ phiếu. Dự thảo luật mới nhất đã được bổ sung quy định giới hạn và điều kiện cấp tín dụng để đầu tư, kinh doanh cổ phiếu của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do Ngân hàng Nhà nước quy định.

Bên cạnh đó, các quy định liên quan đến hoạt động của tổ chức tín dụng cũng đã được chỉnh lý để mở rộng phạm vi hoạt động của ngân hàng thương mại. Về cơ bản, sau khi chỉnh lý, dự thảo luật đã quy định đầy đủ và cụ thể phạm vi hoạt động kinh doanh của ngân hàng, bao gồm các hoạt động ngân hàng, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Hà Văn Hiền cho biết. Theo đó, đối với các ngân hàng thương mại, ngay khi được cấp phép thành lập và hoạt động có thể được thực hiện ngay 20 nhóm hoạt động kinh doanh.

Chỉ có 6 nhóm hoạt động kinh doanh có nhiều rủi ro phải xin phép để được hoạt động. Đại biểu Cao Sỹ Kiêm cho rằng, sau khi được chỉnh lý, những quy định của dự luật đã tạo điều kiện cho tổ chức tín dụng tự chủ năng động hơn và sự giám sát cũng chặt hơn.

Tuy nhiên một số nội dung còn mang tính định hướng, những vấn đề định lượng vẫn cần chờ hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước. Theo đại biểu Nguyễn Đình Quyền, về góp vốn mua cổ phần luật hiện hành đã ấn định số 11% của ngân hàng thương mại và công ty con của ngân hàng thương mại có thể được mua trong vốn điều lệ, nay lại giao cho Ngân hàng Nhà nước quy định là một bước thụt lùi.

Đại biểu Quyền đề nghị tỷ lệ này cần được xác định ngay trong luật để tránh tùy tiện. Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên giải thích, việc giao cho Ngân hàng Nhà nước quy định về một số vấn đề trong dự luật là xuất phát từ thực tiễn điều hành chính sách tiền tệ và chính sách lãi suất trong nhiều năm qua và để phù hợp với tình hình của từng thời kỳ.

Theo Vneconomy

16:27, 19/11/2019

Vừa qua, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã thống nhất ban hành Thông tư 22/2019/TT-NHNN quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Cụ thể, Ngân hàng thương mại mua, nắm giữ cổ phiếu [bao gồm cả các khoản ủy thác cho tổ chức, cá nhân khác và cổ đông của ngân hàng thương mại mua, nắm giữ cổ phiếu] của tổ chức tín dụng khác phải đảm bảo tuân thủ các điều kiện và giới hạn quy định tại Điều 19 Thông tư 22/2019/TT-NHNN, cụ thể:

Hình minh họa [nguồn internet]

Thứ nhất, tại thời điểm mua, nắm giữ cổ phiếu của tổ chức tín dụng khác, ngân hàng thương mại phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

  • Giá trị thực của vốn điều lệ không thấp hơn vốn điều lệ đã đăng ký;

  • Đảm bảo các giới hạn và tỷ lệ bảo đảm an toàn quy định tại Thông tư này;

  • Có tỷ lệ nợ xấu dưới 3%;

  • Có quy trình xét duyệt, thẩm định, đánh giá rủi ro đối với việc mua, nắm giữ cổ phiếu của tổ chức tín dụng khác;

  • Từng khoản mua, nắm giữ cổ phiếu của tổ chức tín dụng khác phải được Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên thông qua;

  • Không bị xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động ngân hàng trong thời gian 01 năm trước ngày mua, nắm giữ cổ phiếu;

  • Chủ tịch và thành viên khác của Hội đồng quản trị, Chủ tịch và thành viên khác của Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc [Giám đốc], Trưởng Ban và thành viên khác của Ban kiểm soát, cổ đông lớn của ngân hàng thương mại, công ty con của ngân hàng thương mại và người có liên quan của những đối tượng này không mua, nắm giữ vốn cổ phần có quyền biểu quyết của tổ chức tín dụng đó;

  • Chủ tịch và thành viên khác của Hội đồng quản trị, Chủ tịch và thành viên khác của Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc [Giám đốc], Trưởng Ban và thành viên khác của Ban kiểm soát, cổ đông lớn của ngân hàng thương mại, công ty con của ngân hàng thương mại và người có liên quan của những đối tượng này không ủy thác cho tổ chức khác mua, nắm giữ vốn cổ phần có quyền biểu quyết của tổ chức tín dụng đó.

Thứ hai, giới hạn nắm giữ cổ phiếu của tổ chức tín dụng:

  • Ngân hàng thương mại chỉ được mua, nắm giữ cổ phiếu tối đa không quá hai [02] tổ chức tín dụng khác, trừ trường hợp tổ chức tín dụng khác là công ty con của ngân hàng thương mại đó;

  • Ngân hàng thương mại chỉ được mua, nắm giữ cổ phiếu của một tổ chức tín dụng khác dưới 5% vốn cổ phần có quyền biểu quyết của tổ chức tín dụng khác đó;

  • Ngân hàng thương mại không được đề cử người tham gia Hội đồng quản trị tại tổ chức tín dụng mà ngân hàng thương mại đã mua, nắm giữ cổ phiếu, trừ trường hợp tổ chức tín dụng đó là công ty con của ngân hàng thương mại hoặc ngân hàng thương mại là tổ chức tín dụng hỗ trợ được chỉ định tham gia quản trị, kiểm soát, điều hành, hỗ trợ tổ chức và hoạt động của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt;

  • Việc mua, nắm giữ cổ phiếu của một tổ chức tín dụng khác vượt quá giới hạn quy định tại điểm a, điểm b khoản này hoặc ngân hàng thương mại không đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này được thực hiện trong những trường hợp sau:

    • Việc mua, nắm giữ cổ phiếu theo phương án cơ cấu lại tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt theo quy định tại Luật các tổ chức tín dụng [được sửa đổi, bổ sung];

    • Được Ngân hàng Nhà nước chỉ định theo quy định của pháp luật.

  • Trường hợp ngân hàng thương mại bán cổ phần của tổ chức tín dụng khác theo hình thức trả chậm, ngân hàng thương mại chỉ được chuyển quyền sở hữu đối với số cổ phần tương ứng với số tiền đã được bên mua thanh toán.

Xem thêm tại Thông tư 22/2019/TT-NHNN có hiệu lực từ 01/01/2020.

Thu Ba

Ngân hàng nhà nước [NHNN] vừa chính thức ban hành thông tư 36/TT-NHNN “Quy định các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn hoạt động Tổ chức tín dụng [TCTD], chi nhánh NH nước ngoài” có hiệu lực từ ngày 1/2/2015.

Tại Điều 20 của Thông tư này, NHNN đã “siết” thêm một số quy định về việc Ngân hàng thương mại [NHTM] mua và nắm giữ cổ phiếu của Tổ chức tín dụng khác, hay nói cách khác là siết chặt tình trạng sở hữu chéo của các TCTD.

Theo đó, NHTM mua và nắm giữ cổ phiếu [bao gồm các khoản ủy thác cho tổ chức, cá nhân khác và cổ đông của ngân hàng thương mại mua, nắm giữ cổ phiếu] của TCTD khác phải đáp đảm bảo tuân thủ các điều kiện tại khoản 2 và giới hạn tại khoản 3 điều này, trong đó có điều kiện tỷ lệ nợ xấu của NHTM phải dưới 3%

Cụ thể các điều kiện đó là:

- Giá trị thực của vốn điều lệ không thấp hơn vốn điều lệ đã đăng ký

- Đảm bảo các giới hạn về tỷ lệ an toàn quy định tại thông tư này

- Có tỷ lệ nợ xấu dưới 3%

- Có quy trình xét duyệt và đánh giá rủi ro đối với việc mua và nắm giữ cổ phiếu của TCTD khác

- Từng khoản mua, nắm giữ cổ phiếu của TCTD khác phải được HĐQT, Hội đồng thành viên thông qua.

- Không bị phạt hành chính trong hoạt động ngân hàng trong 1 năm trước ngày mua, nắm giữ cổ phiếu

- Chủ tịch và các thành viên HĐQT, HĐTV, Tổng giám đốc [Giám đốc], Ban kiểm soát, cổ đông lớn, công ty con của NHTM và người có liên quan của những người này không ủy thác cho tổ chức khác mua, nắm giữ vốn cổ phần có quyền biểu quyết đó

Về giới hạn:

- NHTM chỉ được mua, nắm giữ cổ phiếu tối đa không quá 2 TCTD khác [trừ trường hợp TCTD khác là công ty con của NHTM đó].

- NHTM chỉ được mua, nắm giữ cổ phiếu của một TCTD khác dưới 5% vốn cổ phần có quyền biểu quyết của tổ chức tín dụng khác đó.

- NHTM không được cử người tham gia HĐQT tại TCTD mà NHTM đã mua, nắm giữ cổ phiếu trừ trường hợp là TCTD đó là công ty con hoặc NHTM tham gia tái cơ cấu, xử lý tổ chức tín dụng yếu kém theo chỉ định của NHNN.

Điều 20 cũng quy định các trường hợp ngoại trừ. Theo đó, việc mua, nắm giữ cổ phiếu của một TCTD khác vượt quá giới hạn quy định tại các điểm trên được thực hiện trong các trường hợp:

- Việc mua, nắm giữ cổ phiếu nhằm tái cơ cấu, hỗ trợ tài chính cho tổ chức tín dụng gặp khó khăn về tài chính, có nguy cơ mất khả năng thanh toán, ảnh hưởng đến an toàn của hệ thống tín dụng và được NHNN chấp thuận.

- Được NHNN chỉ định theo quy định của pháp luật.

>> Không cho vay kinh doanh cổ phiếu quá 5% vốn điều lệ của các ngân hàng thương mại

Mai Linh

Video liên quan

Chủ Đề