Ngân hàng trung ương có vai trò gì

Ngân hàng trung ương – trong tiếng Anh được biểu thị bằng thuật ngữ “central bank” – là một tổ chức tài chính được trao cho đặc quyền kiểm soát việc phát hành và phân phối dòng tiền cũng như tín dụng cho một quốc gia hoặc một nhóm quốc gia. Trong các nền kinh tế hiện đại, ngân hàng trung ương thường chịu trách nhiệm hoạch định chính sách tiền tệ và điều tiết các ngân hàng thành viên.

Tìm hiểu về ngân hàng trung ương

Các ngân hàng trung ương xét về bản chất đều là các tổ chức phi thị trường hoặc thậm chí có thể liệt kê vào nhóm tổ chức chống cạnh tranh. Mặc dù một số ngân hàng đã được quốc hữu hóa, tuy nhiên vẫn có rất nhiều ngân hàng trung ương không phải là cơ quan chính phủ, và vì vậy thường được biết đến là có sự độc lập về mặt chính trị. Tuy nhiên, ngay cả khi một ngân hàng trung ương không thuộc sở hữu hợp pháp của chính phủ, thì các đặc quyền của ngân hàng đó vẫn được pháp luật thiết lập và bảo vệ.

Đặc điểm quan trọng của ngân hàng trung ương – đặc điểm này giúp phân biệt ngân hàng trung ương với các ngân hàng khác – đó là tư cách độc quyền hợp pháp, cho phép ngân hàng trung ương có đặc quyền phát hành tiền mặt. Các ngân hàng thương mại tư nhân chỉ được phép phát hành các khoản nợ không kỳ hạn, chẳng hạn như tiền gửi hay chi phiếu.

1.2. Trách nhiệm của các ngân hàng trung ương

Có thể nói trách nhiệm của các ngân hàng trung ương rất đa dạng, tùy thuộc vào thể chế và tình hình kinh tế – tài chính của mỗi quốc gia. Tuy nhiên nhìn chung thì ngân hàng trung ương thường thực hiện các nhiệm vụ chính sau đây.

Trách nhiệm của các ngân hàng trung ương

Ngân hàng trung ương thực hiện việc kiểm soát và điều phối nguồn cung tiền tệ của một quốc gia thông qua cách phát hành tiền tệ và ấn định lãi suất cho các khoản vay và trái phiếu. Điển hình là các ngân hàng trung ương tăng lãi suất để làm chậm tốc độ tăng trưởng và phòng ngừa lạm phát; hay họ hạ thấp lãi suất để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, các hoạt động công nghiệp và chi tiêu của người tiêu dùng. Bằng cách này, họ quản lý chính sách tiền tệ để định hướng nền kinh tế đất nước và đạt được các mục tiêu kinh tế.

1.2.2. Quản lý các ngân hàng tư nhân

Các ngân hàng trung ương thực hiện công tác quản lý các ngân hàng thành viên thông qua các quy định hay yêu cầu về vốn, yêu cầu nguồn tiền dự trữ [cụ thể hơn là quy định ngân hàng có thể cho khách hàng vay bao nhiêu và họ phải giữ bao nhiêu tiền mặt], và giám sát những vấn đề xoay quanh tiền gửi cùng các công cụ khác.

Ngân hàng trung ương quản lý các ngân hàng tư nhân khác

Ngân hàng trung ương cũng đóng vai trò là “người chủ” cho vay khẩn cấp đối với các ngân hàng thương mại đang gặp khó khăn và các tổ chức khác, và đôi khi là cả chính phủ.

Các nguyên mẫu đầu tiên cho các ngân hàng trung ương hiện đại là Ngân hàng Anh và Ngân hàng Risks của Thụy Điển. Những ngân hàng này đã xuất hiện từ thế kỷ 17.

Ngân hàng Trung ương Anh là đơn vị đầu tiên chính thức thừa nhận sẽ cung cấp các khoản vay như là phương án cứu cánh cuối cùng cho các ngân hàng tư nhân nhỏ hơn và kể cả chính phủ. Các ngân hàng trung ương ban đầu khác, đặc biệt là Ngân hàng Napoleon của Pháp và Ngân hàng Reichsbank của Đức, lại được thành lập với mục đích tài trợ cho các hoạt động quân sự tốn kém của chính phủ.

Với mục đích ban đầu được thành lập là để tạo điều kiện dễ dàng hơn cho các chính phủ liên bang phát triển, gây chiến và phục vụ chi những lợi ích ích kỷ của họ, mô hình ngân hàng trung ương đã được thực sự được đón nhận ở các quốc gia khác, đặc biệt là Hoa Kỳ. Tuy vậy không thể phủ nhận được vai trò quan trọng và sự cần thiết của các ngân hàng trung ương.

Ngân hàng trung ương ban đầu ra đời vì mục đích chiến tranh

Đạo luật Ngân hàng Quốc gia năm 1863 đã tạo điều kiện để thành lập một mạng lưới các ngân hàng quốc gia và một đơn vị tiền tệ thống nhất. Ở thời kỳ đó New York được chọn là thành phố dự trữ trung tâm. Hoa Kỳ sau đó đã trải qua một loạt các cuộc khủng hoảng ngân hàng vào các năm 1873, 1884, 1893 và 1907. Để đối phó với những cơn khủng hoảng này, vào năm 1913, Quốc hội Hoa Kỳ đã thành lập Hệ thống Dự trữ Liên bang và 12 Ngân hàng Dự trữ Liên bang khu vực trên khắp đất nước để ổn định hoạt động tài chính và hoạt động ngân hàng.

Trong khoảng thời gian từ năm 1870 đến năm 1914, khi tiền tệ thế giới được gắn với chế độ bản vị vàng, việc duy trì sự ổn định giá cả dễ dàng hơn rất nhiều vì số lượng vàng sẵn có là có hạn. Do đó, việc phát hành thêm tiền tệ không thể được quyết định một cách đơn giản bởi một quyết định chính trị. Vì vậy mà vấn đề lạm phát đã trở nên dễ kiểm soát hơn. Ngân hàng trung ương vào thời điểm đó chịu trách nhiệm chính trong việc duy trì khả năng chuyển đổi vàng thành tiền tệ và phát hành tiền mặt dựa trên nguồn dự trữ vàng của quốc gia.

Ngân hàng trung ương giúp bình ổn lạm phát

Khi Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ, chế độ bản vị vàng đã bị loại bỏ, và rõ ràng là trong thời kỳ khủng hoảng, chính phủ các nước phải đối mặt với vấn đề thâm hụt ngân sách [do tốn kém tiền bạc để tiến hành chiến tranh] và cần nhiều nguồn lực hơn. Bởi vậy họ sẽ ra lệnh in nhiều tiền hơn. Khi chính phủ các nước làm như vậy, hệ quả tất yếu mà họ gặp phải đó là lạm phát. Sau chiến tranh, nhiều chính phủ đã lựa chọn quay trở lại chế độ bản vị vàng để cố gắng ổn định nền kinh tế của họ. Chính điều này đã nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của sự độc lập của ngân hàng trung ương khỏi bất kỳ đảng phái chính trị hoặc cơ quan quản lý nào.

Trong cuộc Đại suy thoái vào những năm 1930 và hậu quả của Thế chiến thứ hai, chính phủ nhiều nước trên thế giới chủ yếu ủng hộ việc đưa ngân hàng trung ương quay trở lại phụ thuộc vào chính phủ. Quan điểm này chủ yếu xuất phát từ nhu cầu thiết lập quyền kiểm soát đối với các nền kinh tế bị tàn phá bởi chiến tranh; hơn nữa, các quốc gia mới độc lập đã chọn giữ quyền kiểm soát đối với tất cả các khía cạnh của quốc gia họ.

Ngân hàng trung ương cần độc lập khỏi mọi vấn đề chính trị

Sự trỗi dậy của các nền kinh tế các quốc gia “được quản lý” ở phương Đông cũng là một nguyên nhân làm gia tăng tham vọng can thiệp của chính phủ vào nền kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, cuối cùng, sự độc lập của ngân hàng trung ương khỏi chính phủ đã trở đạt được địa vị vững chắc ở các nền kinh tế phương Tây và đã trở thành cách tối ưu nhất để đạt được một chế độ kinh tế tự do và ổn định.

Như vậy bạn đã hiểu được khái niệm ngân hàng trung ương là gì và những vai trò quan trọng của ngân hàng trung ương đối với nền kinh tế của một đất nước. Ngân hàng trung ương có thể được ví như “ngân hàng của các ngân hàng”. Đối với nền kinh tế của một đất nước, ngân hàng trung ương luôn đóng một vai trò rất quan trọng, đặc biệt là trong quá trình tăng trưởng kinh tế.

Tài trợ thương mại là gì

Tài trợ thương mại là hoạt động được các ngân hàng triển khai với mục đích ổn định tài chính trong quốc gia, làm an lòng hệ thống ngân hàng thương mại quốc tế. Dịch vụ tài trợ thương mại không quá nổi trội như các dịch vụ thẻ, tài khoản nhưng doanh thu từ dịch vụ này vẫn chiếm tỷ trọng đáng kể trong các hoạt động của các ngân hàng hiện nay. Cùng tìm hiểu thêm về tài trợ thương mại qua bài viết sau đây nhé!

Tài trợ thương mại là gì

Ngân hàng trung ương là gì? Ngân hàng trung ương là cơ quan Nhà nước chịu trách nhiệm quản lý hệ thống tiền tệ của mỗi quốc gia. Vậy ngân hàng trung ương là gì? Hãy cùng dautugi tìm hiểu kĩ hơn qua bài viết dưới đây!

Ngân hàng trung ương là gì?

Ngân hàng trung ương là gì? Ngân hàng trung ương hay còn được gọi là Central Bank chính là một cơ quan trực thuộc Nhà nước. Ngân hàng trung ương trực thuộc chính phủ là ngân hàng trung ương nằm trong cơ cấu bộ máy của chính phủ và chịu sự lãnh đạo, điều hành của chính phủ. Mô hình ngân hàng trung ương trực thuộc chính phủ được áp dụng ở các nước như Trung Quốc, Việt Nam, Malaysia… Riêng ở Malaysia, ngân hàng trung ương được tổ chức trong cơ cấu của Bộ tài chính, tương đương cấp cục, vụ.

Còn có một dạng ngân hàng trung ương khác đó là ngân hàng trung độc lập với chính phủ. Ngân hàng này không nằm trong cơ cấu bộ máy của chính phủ, không chịu sự lãnh đạo, điều hành của chính phủ. Hoa Kỳ là nước điển hình thực hiện triệt để mô hình ngân hàng trung ương [gọi là hệ thống dự trữ liên bang Hoa Kỳ] độc lập với chính phủ. Theo mô hình này, ý kiến của chính phủ đối với ngân hàng trung ương chỉ mang tính khuyến nghị mà không mang tính bắt buộc.

Ngoài hai mô hình cơ bản trên đây, hiện nay cộng đồng kinh tế châu Âu [EU] có ngân hàng trung ương chung. Riêng Vương quốc Anh không tham gia vào liên minh tiền tệ này.

Phát hành tiền, lưu thông tiền tệ và sự ổn định giá trị đồng tiền luôn tác động đến sự ổn định, tăng trưởng của mỗi quốc gia, của từng liên minh kinh tế. Đặc biệt, đôi với các quốc gia có nền kinh tế ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu thì trạng thái tiền tệ của nước đó có tác động lớn đến trạng thái của hệ thống tài chính của nhiều quốc gia khác. Chính vì vậy, mặc dù mức độ phụ thuộc vào cơ quan hành pháp có khác nhau nhưng các nhà nước đều sử dụng các biện pháp để điều chỉnh hoạt động phát hành tiền, lưu thông tiền tệ của ngân hàng trung ương.

Ngân hàng trung ương là gì ?

Tại Việt Nam ngân hàng trung ương là gì?

Theo Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12:

1.Ngân hàng Nhà nước Việt Nam [sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước] là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, là Ngân hàng trung ương của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2. Ngân hàng Nhà nước là pháp nhân, có vốn pháp định thuộc sở hữu nhà nước, có trụ sở chính tại Thủ đô Hà Nội.

3. Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lí nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối [sau đây gọi là tiền tệ và ngân hàng]; thực hiện chức năng của Ngân hàng trung ương về phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ.

Vai trò của ngân hàng trung ương là gì?

Ngân hàng trung ương có nhiệm vụ chịu trách nhiệm về chính sách tiền tệ được thực hiện ở một quốc gia, bao gồm các quyết định về lãi suất, kiểm soát thanh khoản, yêu cầu dự trữ và hoạt động thị trường mở.

Ngân hàng tập trung quản lý để giữ tỷ lệ thất nghiệp ở mức thấp, ổn định lạm phát và lãi suất để kích thích tăng trưởng kinh tế khi chính sách tiền tệ có hiệu lực.

Các quyết định của một Ngân hàng Trung ương có tác động mạnh đến mọi khía cạnh của nền kinh tế, tìm cách đáp ứng các mục tiêu dài hạn của quốc gia.

Vai trò của ngân hàng trung ương là gì?

Chức năng của ngân hàng trung ương là gì?

Ngân hàng trung ương là ngân hàng độc quyền phát hành tiền. Với vai trò phát hành độc quyền tiền trên toàn quốc như phương tiện trao đổi, ngân hàng trung ương trực tiếp quản lý cung ứng tiền mặt. Việc quản lý mức độ cung ứng tiền mặt là công cụ thứ nhất giúp ngân hàng trung ương điều tiết mức cung ứng tiền tổng hợp. Với việc độc quyền phát hành tiền thì chính phủ có thể điều chỉnh được lượng tiền lưu thông để có thể kiểm soát lạm phát và từ đó có thể tăng giảm lãi suất để tăng lượng cầu hay giảm lượng cầu ứng với mỗi thời điểm của nền kinh tế.

Ngân hàng trung ương là chủ ngân hàng của hệ thống các ngân hàng trung gian

a. Ngân hàng trung ương là trung tâm thanh toán, chuyển nhượng, bù trừ của các ngân hàng trung gian. Vai trò này giúp ngân hàng trung ương kiểm soát, theo dõi, quản lý hoạt động của toàn bộ hệ thống tài chính trong nước. Mặt khác có thể quản lý được lượng tín dụng ra vào trong hệ thống tài chính vào những thời điểm nhất định.

b. Ngân hàng trung ương là ngân hàng quản lý dự trữ bắt buộc của hệ thống ngân hàng trung gian. Dự trữ bắt buộc là tiền mặt, và tỉ lệ dự trữ bắt buộc tối thiểu là tỉ lệ % tiền mặt trên tổng số tiền mặt do nhân dân gửi vào mà các ngân hàng thành viên phải lưu lại trong kho tiền mặt của ngân hàng hay kí gửi tại ngân hàng trung ương, không được cho vay hết.

c. Ngân hàng trung ương là cố vấn tài chính cho chính phủ Ngân sách có tác động khá quan trọng đến nền kinh tế vĩ mô vì nếu hoạt động của ngân sách không hài hòa với chính sách tiền tệ nó sẽ làm cản trở hiệu quả của chính sách tiền tệ trong điều tiết vĩ mô.

d. Mọi họat động của ngân hàng trung ương đều ảnh hưởng mật thiết đến cung ứng tiền trong nền kinh tế. Các ngân hàng có khả năng giảm thiểu lạm phát và thường được Chính phủ các nước đặt mục tiêu.

Cục Dự trữ Liên bang [Mỹ]

Trên đây là những thông tin hữu ích về ngân hàng trung ương là gì? Hãy theo dõi thêm những kiến thức đầu tư tại đây !

Xem thêm:

Video liên quan

Chủ Đề