Nghiệp vụ trung gian là gì

Các tổ chức tài chính trung gian là các tổ chức tài chính thực hiện chức năng dẫn vốn từ người có vốn tới người cần vốn. Tuy nhiên không như dạng tài chính trực tiếp người cần vốn và người có vốn trao đổi trực tiếp với nhau ở thị trường tài chính, các trung gian tài chính thực hiện sự dẫn vốn thông qua một cầu nối nghĩa là người người cần vốn muốn có được vốn phải thông qua người thứ ba, đó chính là các tổ chức tài chính gián tiếp hay các tổ chức tài chính trung gian. Các tổ chức tài chính trung gian có thể là các ngân hàng, các hiệp hội cho vay, các liên hiệp tín dụng, các công ty bảo hiểm, các công ty tài chính.

Mục lục

  • 1 Chức năng
    • 1.1 Chức năng tạo vốn
    • 1.2 Chức năng cung ứng vốn
    • 1.3 Chức năng kiểm soát
  • 2 Các tổ chức tài chính trung gian
    • 2.1 Ngân hàng thương mại
    • 2.2 Quỹ trợ cấp
    • 2.3 Công ty tài chính
    • 2.4 Công ty bảo hiểm
    • 2.5 Quỹ đầu tư
    • 2.6 Công ty chứng khoán
  • 3 Xem thêm
  • 4 Tham khảo

Chức năngSửa đổi

Chức năng tạo vốnSửa đổi

Các trung gian tài chính huy động vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế, hình thành các quỹ tiền tệ tập trung. Bằng cách trả lãi suất, các trung gian tài chính đem lại lợi ích cho người có tiền tiết kiệm và đồng thời cũng làm lợi cho chính mình trong giai đoạn cung ứng vốn.

Chức năng cung ứng vốnSửa đổi

Trong nền kinh tế thị trường, người cần vốn là các doanh nghiệp, các tổ chức kinh doanh trong và ngoài nước. Tổ chức tài chính trung gian sẽ đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vốn và nhận được một khoản lợi nhất định thông qua việc cho vay với lãi suất cho vay lớn hơn lãi suất các tổ chức này trả cho người tiếp kiệm.

Chức năng kiểm soátSửa đổi

Các tổ chức trung gian sẽ kiểm soát nhằm giảm tới mức tối thiểu sự rủi ro bằng cách thường xuyên hoặc định kỳ kiểm soát trước khi cho vay, trong và sau khi cho các doanh nghiệp vay vốn. Tác dụng của chức năng kiểm soát:kiểm soát hoạt động huy động vốn đảm bảo cung ứng đủ vốn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Các tổ chức tài chính trung gianSửa đổi

Ngân hàng thương mạiSửa đổi

Quỹ trợ cấpSửa đổi

Công ty tài chínhSửa đổi

Công ty bảo hiểmSửa đổi

công ty bảo hiểm là một tổ chức tài chính có nhiệm vụ cung cấp các hợp đồng bảo hiểm cho các hộ gia đình và doanh nghiệp nhằm giảm bớt rủi ro ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất và cuộc sống của họ.

+ Tài sản nợ: hợp đồng bảo hiểm

+ Tài sản có: tiền được ký quỹ tại ngân hàng, tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn, bất động sản, trái phiếu, cổ phiếu, khoản cho vay.

Quỹ đầu tưSửa đổi

Công ty chứng khoánSửa đổi

Xem thêmSửa đổi

Xem thêm: Tài chính trung gian

Xem thêm: Tài chính

Xem thêm: Thị trường tài chính

Tham khảoSửa đổi

Trung gian tài chính là các tổ chức làm trung gian giữa người cung cấp vốn và người tham gia thị trường với các yêu cầu về vốn.

Về cơ bản, các tổ chức tín dụng như ngân hàng và ngân hàng tiết kiệm được hiểu là các tổ chức trung gian. Ngoài ra, còn có các công ty đầu tư, quỹ đầu tư và công ty bảo hiểm.

Ví dụ 

Để mở rộng khuôn khổ hoạt động của mình thông qua việc tăng vốn chủ sở hữu, các công ty chào bán cổ phiếu và những cá nhân muốn đầu tư tiền tiết kiệm của mình theo cách sinh lợi sẽ quan tâm đến cổ phiếu này. Người mua tiềm năng có thể mua cổ phiếu thông qua một ngân hàng cung cấp giao dịch cổ phiếu trực tiếp. Một giải pháp thay thế là đầu tư vào bảo hiểm được liên kết với quỹ. Bằng cách này, các trung gian tài chính kết nối nhà cung cấp và người mua.

Trong khuôn khổ các dịch vụ, chẳng hạn như quản lý tài sản do các công ty quản lý tài sản cung cấp, một trung gian tài chính có các nhiệm vụ do nhà lập pháp quy định. Điều này, trong số những điều khác, bao gồm nghĩa vụ báo cáo đối với các hợp đồng phái sinh theo EMIR.

[Last Updated On: 17/11/2021]

Trung gian tài chính là những tổ chức thực hiện huy động vốn nhàn rỗi của những chủ thể tiết kiệm và sau đó cung cấp vốn cho những chủ thể có nhu cầu về vốn.

2. Đặc điểm của trung gian tài chính

Trung gian tài chính bao gồm 3 đặc điểm cơ bản sau:

* Các trung gian tài chính là cơ sở kinh doanh tiền tệ và giấy tờ có giá với mục đích sinh lời.

* Quá trình cung cấp vốn cho các chủ thể cần vốn trong nền kinh tế bao gồm hai giai đoạn:

– Giai đoạn 1: Phát hành các loại tài sản tài chính

Các trung gian tài chính phát hành các loại tài sản tài chính như trái phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gởi… để thu hút tiền từ các chủ thể có nguồn vốn nhàn rỗi.

– Giai đoạn 2: Mua lại các loại tài sản tài chính

Các trung gian tài chính tiến hành mua lại các loại tài sản tài chính do những chủ thể cần vốn phát hành như thương phiếu, trái phiếu, các hợp đồng vay nợ, hợp đồng bảo hiểm.

* Các trung gian tài chính đóng vai trò là những trung gian về:

– Trung gian huy động vốn và cho vay vốn:

Các trung gian tài chính phát hành các tài sản tài chính để thu hút tiền tiết kiệm của những chủ thể trong nền kinh tế. Sau đó, các trung gian tài chính sẽ cho vay ra nền kinh tế bằng cách mua lại các tài sản tài chính do những chủ thể cần vốn trong nền kinh tế phát hành.

– Trung gian thanh khoản

Các chủ thể trong nền kinh tế có nhu cầu chuyển đổi các tài sản tài chính thành tiền mặt, các chủ thể này có thể đến các trung gian tài chính chuyển đổi thành tiền.

– Trung gian thông tin

Các trung gian tài chính cung cấp thông tin tài chính đến các chủ thể trong nền kinh tế, đồng thời các trung gian tài chính cũng đưa ra những bảng phân tích, nhận định, dự đoán về các vấn đề, xu hướng của nền kinh tế, từ đó, các trung gian tài chính tư vấn cho các chủ thể trong nền kinh tế đầu tư vốn của mình như thế nào là hiệu quả nhất.

3. Phân loại các trung gian tài chính

a. Căn cứ vào đặc điểm hoạt động

  • Ngân hàng thương mại
  • Các loại quỹ tiết kiệm
  • Các quỹ tín dụng
  • Các công ty bảo hiểm
  • Các công ty tài chính
  • Các loại quỹ hỗ tương

b. Căn cứ vào mức độ thực hiện chức năng trung gian:

Trung gian tài chính bao gồm các định chế nhận tiền gởi; Các định chế tiết kiệm theo hợp đồng; Các định chế trung gian đầu tư

* Các định chế nhận tiền gởi: Trung gian tài chính bao gồm:

  • Các ngân hàng thương mại
  • Các tổ chức tiết kiệm
  • Các hiệp hội cho vay và tiết kiệm
  • Các ngân hàng tiết kiệm hỗ tương

* Các định chế tiết kiệm theo hợp đồng: Trung gian tài chính bao gồm:

  • Các công ty bảo hiểm nhân thọ
  • Các công ty bảo hiểm tai nạn và tài sản
  • Các quỹ hưu trí

* Các định chế trung gian đầu tư

  • Các loại quỹ đầu tư
  • Các quỹ hỗ tương thị trường tiền tệ
  • Các công ty tài chính

4. Vai trò của các định chế tài chính trung gian trong nền kinh tế thị trường

4.1. Chu chuyển các nguồn vốn

a. Kênh huy động vốn đầu tư ở trong nước

Các trung gian tài chính huy động vốn đầu tư trong nước bằng cách huy động nguồn vốn từ các tổ chức xã hội, doanh nghiệp và hộ gia đình thông qua phát hành trái phiếu, chứng chỉ tiền gởi, hợp đồng bảo hiểm với nhiều kỳ hạn khác nhau.

Ngoài ra, các trung gian tài chính huy động vốn bằng việc phát hành chứng khoán trên thị trường chứng khoán.

b. Kênh huy động vốn từ nước ngoài

Các trung gian tài chính huy động vốn đầu tư nước ngoài thông qua các hình thức:

  • Tiếp nhận nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức [ODA – Official Development Assistance] để thực hiện cho vay theo các chương trình tín dụng chỉ định của các nhà tài trợ nước ngoài.
  • Phát hành chứng khoán trên thị trường tài chính quốc tế.

4.2. Giảm chi phí giao dịch của xã hội

Chi phí giao dịch của xã hội là chi phí liên quan đến tiền và thời gian để thực hiện giao dịch tài chính. Ví dụ: Chi phí nghiên cứu thị trường, chi phí hoa hồng cho người môi giới, chi phí thông tin…

Các trung gian tài chính ra đời đã giúp các chủ thể trong nền kinh tế giảm đáng kể các chi phí trên. Ví dụ: Một nhà đầu tư đang cần tìm hiểu thông tin để đầu tư số tiền nhàn rỗi của mình. Nhà đầu tư có thể tự tìm hiểu thông tin về lãi suất, tỷ giá hối đoái, giá vàng, thị trường bất động sản do các trung gian tài chính cung cấp.

4.3. Khắc phục tình trạng thông tin bất cân xứng trên thị trường tài chính

Thông tin được xem như là một tài sản có giá trị đối với nhà đầu tư. Sở hữu thông tin nhanh, chính xác sẽ là một lợi thế lớn khi tham gia đầu tư trên thị trường. Tuy nhiên, không phải bất kỳ chủ thể nào cũng có cơ hội được sở hữu một lượng thông tin như nhau cả về số lượng hay chất lượng. Điều này xuất phát chủ yếu từ việc các doanh nghiệp không minh bạch trong công bố thông tin, dẫn đến một nhóm người được tiếp cận thông tin nhanh hơn, chính xác hơn sẽ thu được nhiều lợi ích hơn so với những nhà đầu tư không được tiếp cận thông tin đầy đủ, chính xác. Đây được gọi là hiện tượng thông tin bất cân xứng thông tin.

Như vậy, tình trạng thông tin bất cân xứng xảy khi một trong hai chủ thể có ít thông tin hơn chủ thể kia về đối tượng giao dịch, điều này làm cho chủ thể có ít thông tin hơn đưa ra quyết định không chính xác. Thông tin bất cân xứng sẽ làm nảy sinh vấn đề là lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức. Từ đó, làm hạn chế đến việc lưu chuyển vốn trên thị trường vốn.

* Lựa chọn đối nghịch: Đây là rủi ro do bất cân xứng thông tin gây ra trước khi nhà đầu tư tiến hành giao dịch.

Lựa chọn đối nghịch là đưa ra quyết định sai lầm của một bên tham gia giao dịch. Ví dụ, trên thị trường chứng khoán, khi có hiện tượng thông tin bất cân xứng xảy ra, nhà đầu tư sẽ khó có thể phân biệt được đâu là cổ phiếu của những công ty tốt, đâu là cổ phiếu của những công ty hoạt động yếu kém. Trong hoàn cảnh đó, để hạn chế rủi ro do không có thông tin chính xác, các nhà đầu tư khi muốn nắm giữ cổ phiếu phải chấp nhận mua ở mức giá trung bình đối với các cổ phiếu của các doanh nghiệp chào bán. Chính điều này sẽ làm cho các công ty hoạt động yếu kém sẵn sàng bán cổ phiếu ở mức giá trung bình vì nó cao hơn giá trị thực của công ty. Ngược lại, các công ty có chất lượng tốt sẽ không chấp nhận điều này và có thể sẽ rút khỏi thị trường, hoặc nhà đầu tư có thể quyết định sẽ không mua bất kỳ cổ phiếu nào. Từ đó, thị trường chứng khoán sẽ hoạt động không hiệu quả do khả năng huy động vốn của các doanh nghiệp trên thị trường bị hạn chế.

* Rủi ro đạo đức: Xuất hiện sau khi nhà đầu tư tiến hành giao dịch

Rủi ro đạo đức có một số đặc điểm chính như: Một bên tham gia giao dịch không thể giám sát hoạt động của bên kia – bên có hành động ẩn giấu; Bên có hành động ẩn giấu dù vô tình hay cố ý sẽ làm tăng xác suất xảy ra hậu quả xấu. Trong đầu tư chứng khoán, sự tách biệt giữa quyền sở hữu và quyền quản lý có thể dẫn đến rủi ro đạo đức, khi người đại diện công ty đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích của các cổ đông sở hữu công ty.

Các trung gian tài chính ra đời đã phần nào góp phần khắc phục tình trạng thông tin bất cân xứng trên thị trường vì:

  • Các trung gian tài chính có khả năng đánh giá rủi ro của người đi vay.
  • Các trung gian tài chính có đầy đủ thông tin cá nhân của người vay tiền như tiền gởi, thu nhập, tài sản, nợ phải trả, các khoản vay từ các tổ chức tín dụng.
  • Các trung gian tài chính có đầy đủ nghiệp vụ chuyên môn, chuyên gia nhiều kinh nghiệm, và có các trung gian tài chính giám sát hoạt động của người vay vốn nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho xã hội.

4.4. Góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế và tiêu chuẩn cuộc sông xã hội

– Đối với chủ thể tiết kiệm: Các định chế trung gian đã giúp chủ thể tiết kiệm sinh lợi, đa dạng hóa các hình thức đầu tư và phân tán rủi ro.

– Đối với chủ thể vay vốn: các định chế trung gian đã góp phần cung cấp vốn kịp thời cho những chủ thể cần vốn nhằm phục vụ cho những mục đích khác nhau trong nền kinh tế.

Từ những phân tích trên cho thấy, các định chế trung gian tài chính đã góp phần mang lại lợi ích cho chủ thể tiết kiệm và chủ thể vay vốn, từ đó, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho nền kinh tế.

[Nguồn tài liệu: Bùi Thị Phương Linh, Giáo trình Tài chính Tiền tệ, 2020]

Video liên quan

Chủ Đề