Ngôn ngữ diễn đạt là gì

Làm thế nào để nội dung hay thông điệp mà bạn muốn gửi đến người nhận được hiểu chính xác, không sai lệch? Sở hữu kỹ năng diễn đạt tốt sẽ giúp ích cho bạn trong vấn đề này.

Theo tiến sĩ tâm lý Huỳnh Văn Sơn, trong quá trình truyền tin, yếu tố phi ngôn ngữ chiếm 55%, giọng nói chiếm 30% và nội dung nói chỉ chiếm 15% giá trị tác động. Điều này chứng tỏ, kỹ năng diễn đạt, bao gồm các yếu tố về giọng nói, cử chỉ, thái độ, cách nói... khi thể hiện thông điệp rất quan trọng. Dưới đây là 5 cách có thể giúp bạn hoàn thiện kỹ năng diễn đạt của mình.

Thực hành và thực hành

Bạn muốn cải thiện kỹ năng diễn đạt? Vậy bạn đã bắt tay vào thực hành hay chưa, nếu câu trả lời là chưa thì điều đó có nghĩa là bạn chưa đủ quyết tâm. Không có kỹ năng nào có thể cải thiện nếu thiếu đi thực hành và kỹ năng diễn đạt cũng vậy.

Hãy tận dụng mọi không gian để có thể luyện tập trước những điều mà bạn định phát biểu. Một trong những cách giúp việc thực hành kỹ năng nói của bạn hiệu quả là ghi âm những gì mình nói. Khi bạn nói thì yếu tố tâm lý có thể khiến bạn không đủ tỉnh táo và nói ra những điều khác với những gì mình đã chuẩn bị. Do đó, việc ghi âm và nghe lại sẽ giúp bạn nhận thấy những lỗi sai để điều chỉnh. Các lỗi thường gặp là nói quá nhanh, nói vấp, có nhiều ngôn ngữ thừa, thiếu thông tin hoặc nội dung lan man.

Với việc rèn luyện kỹ năng diễn đạt qua văn bản thì bạn cũng cần thực hành thật nhiều. Bạn có thể bắt đầu với kỹ năng ghi chép những thông tin trong ngày, sau đó kết nối các thông tin lại và kể lại một câu chuyện vào cuối ngày. Hoặc bạn cũng có thể đọc sách và tập tóm tắt nội dung, phương pháp này sẽ giúp bạn có kỹ năng viết ngắn gọn và xúc tích.

Đọc nhiều để tích lũy và cải thiện khả năng diễn đạt [Nguồn: marketingweek]

Hãy chắc chắn đúng trước khi muốn hay

Kỹ năng diễn đạt ở đây là kỹ năng nói hay viết, cải thiện kỹ năng tới mức độ nào: nói/ viết rành mạch, rõ ràng hay đáp ứng tiêu chí văn hoa bay bổng. Dù mục tiêu cụ thể của bạn là gì thì yếu tố mạch lạc luôn là mục tiêu cơ bản.

Để đạt được mục tiêu này thì bài nói hay bài viết của bạn bắt buộc phải đáp ứng các câu hỏi: Who [Ai], Why [Tại sao], What [Cái gì], How [Như thế nào], Where [Ở đâu], When [Khi nào]. Khi đáp ứng đầy đủ được các tiêu chí này thì thông điệp của bạn sẽ dễ hiểu với người đọc, người nghe hơn.

Quá trình truyền tin phải có đối tượng tiếp nhận, do đó bạn nên để ý tới khả năng giải đáp ý nghĩa thông điệp của họ. Hiểu một cách đơn giản, bạn không thể nói những từ ngữ học thuật, hay từ Hán Việt có nhiều tầng ý với học sinh lớp 1. Việc bạn sử dụng ngôn ngữ trong khả năng hiểu biết và gần với phong cách của khán giả cũng sẽ giúp họ cảm thấy khả năng diễn đạt của bạn dễ hiểu và thiện cảm hơn.

Nên lựa chọn từ ngữ phù hợp với khán giả [Nguồn: emotions]

Nếu bạn muốn xác định phong cách nói/ viết của khán giá để có thể qua đó cải thiện kỹ năng diễn đạt của mình thì bạn nên có những cuộc phỏng vấn ngắn vợi họ hoặc tận dụng kỹ năng lắng nghe, kỹ năng quan sát của bản thân. Khi đã có thông tin về phong cách sử dụng ngôn ngữ của người nghe, chắc chắn bạn sẽ cải thiện được kỹ năng diễn đạt cho từng trường hợp cụ thể.

Sử dụng tư duy tích cực

Có rất nhiều suy nghĩ khi bắt đầu bài nói hoặc viết nhưng nếu bạn chỉ nghĩ tới những suy nghĩ đó thì sẽ chỉ thêm lo lắng và không có thời gian để ngẫm nghĩ về phần chuẩn bị của bản thân. Việc bạn suy nghĩ tích cực, lạc quan về 1 vấn đề, tạo cho mình trạng thái hưng phấn về tâm lý trước khi bắt đầu, sẽ giúp bạn vượt qua rào cản tâm lý khi nói trước đám đông.

Khi bạn tư duy tích cực và tưởng tượng về những điều tích cực sẽ diễn ra, bạn sẽ hình dung rõ hơn các tình huống và dễ dàng xử lý chúng. Áp dụng trong cách viết, khi tư duy tích cực thì tâm trí của bạn cũng được thoải mái hơn, câu văn vì vậy sẽ mạch lạc, dễ hiểu hơn.

Tư duy tích cực giúp bạn nói, viết mạch lạc hơn [Nguồn: picdn]

Tăng cường sự tương tác

Như đã đề cập, quá trình truyền tin cần có ít nhất hai người, việc đưa ra thông điệp phải cần có người tiếp nhận. Theo đó, người nghe, người đọc có vai trò to lớn trong việc cải thiện kỹ năng diễn dạt của bạn. Đừng chỉ dừng lại ở việc suy nghĩ làm sao để đáp ứng mong đợi của họ, làm thế nào để họ dễ hiểu khi nghe bạn nói, bạn còn cần phải tìm cách tương tác với họ.

Trao đổi với khán giả làm cho bạn gần gũi hơn. Hãy tương tác hỏi đáp với những người tham dự cuộc họp, hội thảo để nắm bắt được suy nghĩ của khán giá. Họ thậm chí có thể cung cấp cho bạn một số cảm hứng để trở thành chất liệu cho bài nói chuyện của bạn. Để rèn luyện các phương pháp tương tác với người nghe, bạn có thể tham khảo thêm về kỹ năng thuyết trình, kỹ năng nói trước đám đông.

Nhiều người sẽ nói việc viết bài rất khó để tương tác, điều này không sai bởi họ chỉ đọc được khi bạn đã hoàn thành phần viết của mình. Thay vì đặt những câu hỏi trực tiếp, bạn hoàn toàn có thể đưa ra các câu hỏi tu từ, tự mình hỏi và tự mình đoán biết cách trả lời của khán giả. Mục đích của những câu hỏi lúc này không phải là thăm dò nữa mà sẽ là thu hút sự tập trung, chú ý của độc giả.

Tăng cường tương tác sẽ giúp thu hút sự chú ý của khán giả [Nguồn: dartmout]

Hãy biết cách tạo điểm dừng thông minh

Khi bạn lo lắng, trái tim của bạn sẽ đập nhanh hơn, vì thế mà tốc độ nói và âm vực cũng thay đổi và bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc nhấn nhá trong lời nói cũng như diễn đạt. Lúc này, 1 quãng nghỉ trong vài giây hoặc vài phút sẽ giúp bạn thoải mái hơn trước khi tiếp tục bài nói chuyện/ phát biểu của mình.

Với kỹ năng viết, bạn có thể tạo điểm dừng thông qua cách ngắt ngỉ dấu câu. Hãy tìm hiểu kỹ về ý nghĩa của các loại dấu câu và học cách sử dụng chúng thành thạo thông qua việc thật nhiều tài liệu. Những khoảng nghỉ đúng lúc đôi khi sẽ tạo ra đột phá lớn, giúp độc giả có thời gian để suy nghĩa về dụng ý của bạn. Từ đó, khả năng lý giải thông điệp của người đọc sẽ được nâng cao hơn.

Trên đây là 5 cách đơn giản để nâng cao kỹ năng diễn đạt. Hãy thử áp dụng và cảm nhận những thay đổi trong khả năng nói và viết của mình, chúc bạn thành công!

Khuê Lâm [Tổng hợp]

Tags

Kỹ năng mềm

Video liên quan

Chủ Đề