Như thế nào gọi là có duyên nợ

Duyên nợ là một quan niệm về sự gặp gỡ của người với người. Sự gặp gỡ mà đem lại điều tốt đẹp và hạnh phúc cho nhau thì được gọi là duyên. Sự gặp gỡ mà đem lại khổ đau, phiền não thì được gọi là nợ.[1]

Trai gái lấy nhau cũng được gọi là kết duyên. Người có vẻ đẹp hấp dẫn tự nhiên cũng được gọi là người có duyên. Người thiếu vẻ đẹp hấp dẫn tự nhiên được gọi là người vô duyên. Sự trao đổi tình cảm giữa trai và gái được gọi là giao duyên.[2]

Mục lục

  • 1 Trong Phật giáo
  • 2 Trong âm nhạc
  • 3 Trong văn học Trung Hoa
  • 4 Quan hệ với định mệnh và số phận
  • 5 Tham khảo
  • 6 Liên kết ngoài

Trong Phật giáoSửa đổi

Khái niệm về duyên trong Phật giáo được khái quát hóa cho vạn vật. Cái gì đích thân cho vật được gọi là nhân; cái gì thêm thắt vào thì gọi là duyên [ví dụ, hạt giống là nhân; đất, nước, ánh sáng, nhà nông... là duyên].[3]

Trong âm nhạcSửa đổi

Duyên nợ là nguồn cảm hứng và được dùng để đặt tên cho nhiều ca khúc.

Trong văn học Trung HoaSửa đổi

Câu thành ngữ

Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ
有缘千里能相遇/有缘千里来相会

xuất hiện trong nhiều tác phẩm văn học Hoa ngữ.[4]

Quan hệ với định mệnh và số phậnSửa đổi

Các khái niệm định mệnh và số phận ám chỉ đặc tính không thể tránh khỏi của các sự kiện [trong tương lai hay ở hiện tại], trong khi duyên nợ chỉ quan tâm đến đặc tính tốt hay không tốt của một loại sự kiện đặc biệt: một sự gặp gỡ. Đôi khi một sự gặp gỡ không thể tránh khỏi cũng được gọi là duyên phận.[cần dẫn nguồn]

Tham khảoSửa đổi

  1. ^ Đào Văn Bình. Duyên và Nợ. Thư Viện Hoa Sen. Truy cập 28 tháng 7 năm 2020.
  2. ^ Từ mục "giao duyên". Vtudien. Truy cập 28 tháng 7 năm 2020.
  3. ^ Nhân Duyên tại Bách khoa toàn thư Việt Nam.
  4. ^ Nguyễn Thoan. Tìm hiểu về Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ.

Liên kết ngoàiSửa đổi

  • Phật dạy: Con người ta gặp nhau nhờ duyên, yêu nhau bởi nợ và chia ly do phận

Video liên quan

Chủ Đề