Người đại diện có thể từ bao nhiêu tuổi trở lên

Uỷ quyền được hiểu là cá nhân/tổ chức cho phép cá nhân/tổ chức khác có quyền đại diện mình quyết định, thực hiện một hành động pháp lý nào đó và vẫn phải chịu trách nhiệm đối với việc cho phép/uỷ quyền đó. Vậy người chưa đủ 18 tuổi có được ủy quyền không? Sau đây, Luật Long Phan xin cung cấp một số thông tin liên quan cụ thể như sau:

Người dưới 18 tuổi có được ủy quyền không?

Người đại diện theo pháp luật của người chưa đủ 18 tuổi gồm những ai

Theo quy định tại Điều 136 Bộ luật Dân sự 2015, người đại diện theo pháp luật của cá nhân gồm:

  • Cha, mẹ đối với con chưa thành niên.
  • Người giám hộ đối với người được giám hộ. Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là người đại diện theo pháp luật nếu được Tòa án chỉ định.
  • Người do Tòa án chỉ định trong trường hợp không xác định được người đại diện.
  • Người do Tòa án chỉ định đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Như vậy, cha mẹ là đại diện đương nhiên của con chưa đủ 18 tuổi. Nếu con chưa đủ 18 tuổi không còn cha mẹ thì người giám hộ là người đại diện theo pháp luật. Trường hợp không xác định được người đại diện theo pháp luật thì Tòa án sẽ chỉ định.

Những trường hợp ủy quyền trong dân sự

Ủy quyền trong dân sự

Theo quy định pháp luật hiện hành, ủy quyền thực chất là một hình thức đại diện được pháp luật dân sự quy định bên cạnh hình thức đại diện theo pháp luật. Sau đây, Luật Long Phan xin liệt kê một số trường hợp được ủy quyền trong dân sự như sau:

  • Cha mẹ ủy quyền cho người khác quản lý tài sản riêng của con: Điều 76 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
  • Vợ, chồng ủy quyền cho nhau xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch mà theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan phải có sự đồng ý của cả hai vợ chồng: Điều 24 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
  • Chủ thể trong quan hệ dân sự có sự tham gia của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân ủy quyền cho người đại diện tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dân sự: Điều 101 Bộ luật Dân sự 2015.

Ngoài ra, theo khoản 3 Điều 138 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định: “Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể là người đại diện theo ủy quyền, trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải do người từ đủ mười tám tuổi trở lên xác lập, thực hiện.”

Như vậy, pháp luật hiện hành có quy định về độ tuổi có thể làm người đại diện theo ủy quyền nhưng không quy định cụ thể độ tuổi nào được ủy quyền cho người khác.

Những giao dịch dân sự nào cần được người đại diện theo pháp luật đồng ý

Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, những giao dịch dân sự sau cần được người đại diện theo pháp luật đồng ý:

Thứ nhất, giao dịch dân sự do người từ đủ 06 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi khi xác lập thực hiện, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.

Thứ hai, giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý của người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi.

Thứ ba, giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người bị Tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày hoặc luật liên quan có quy định khác.

Người chưa đủ 18 tuổi thực hiện ủy quyền như thế nào?

Hình thức ủy quyền

Ủy quyền là căn cứ làm phát sinh quan hệ giữa người đại diện và người được đại diện, đồng thời nó cũng là cơ sở để người ủy quyền tiếp nhận các kết quả pháp lý do hoạt động ủy quyền mang lại. Ủy quyền thực chất là một giao dịch dân sự.

Cơ chế thực hiện giao dịch dân sự của người chưa đủ 18 tuổi được quy định như sau:

  • Người chưa đủ 06 tuổi không tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự mà người đại diện theo pháp luật sẽ thực hiện.
  • Người từ đủ 06 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.
  • Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của pháp luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.

Trong trường hợp xác lập, thực hiện giao dịch dân sự của người chưa đủ 06 tuổi hoặc những giao dịch dân sự của người từ đủ 06 tuổi đến dưới 18 tuổi cần được sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật thì đây không phải là thực hiện ủy quyền cho người khác mà là cơ chế đại diện theo pháp luật được quy định trong Bộ luật Dân sự 2015. Trong trường hợp người dưới 18 tuổi được tự mình thực hiện các giao dịch dân sự theo quy định pháp luật thì những người này có thể ủy quyền cho người khác thực hiện. Việc ủy quyền này có thể bằng lời nói hoặc văn bản.

>> Xem thêm: QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ TÀI SẢN RIÊNG CỦA CON CHƯA THÀNH NIÊN

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn liên quan đến Người chưa đủ 18 tuổi có được ủy quyền không? Nếu như bạn có bất cứ vướng mắc nào, xin vui lòng liên hệ TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được tư vấn kịp thời và hỗ trợ tốt nhất. Xin cảm ơn.

* Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: hoặc .

Giao dịch dân sự do người chưa đủ mười lăm tuổi xác lập có hiệu lực không? Người chưa thành niên có tự mình thực hiện giao dịch dân sự được không?

Tóm tắt câu hỏi:

A [10 tuổi] muốn mua một chiếc điện thoại di động bằng tiền tiết kiệm của A nhưng bố mẹ không đồng ý. Xin hỏi, nếu A giấu bố mẹ, tự ý đi mua điện thoại thì giao dịch mua bán điện thoại đó có được công nhận không?

Luật sư tư vấn: 

Công ty TNHH Tư vấn LawKey Việt Nam cảm ơn anh/chị đã tin tưởng khi gửi câu hỏi đến LawKey. Với thắc mắc của anh/chị, luật sư LawKey tư vấn như sau:

Một số vấn đề pháp lý liên quan

Người chưa thành niên

Điều 21 Bộ luật dân sự 2015 [BLDS] quy định về người chưa thành niên như sau:

– Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi.

– Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.

– Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.

– Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.

Đại diện theo pháp luật của cá nhân

Điều 136 BLDS quy định về những người là người đại diện theo pháp luật của cá nhân gồm:

– Cha, mẹ đối với con chưa thành niên.

– Người giám hộ đối với người được giám hộ. Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là người đại diện theo pháp luật nếu được Tòa án chỉ định.

– Người do Tòa án chỉ định trong trường hợp không xác định được người đại diện theo quy định nêu trên.

– Người do Tòa án chỉ định đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Xem thêm: Đại diện theo pháp luật của cá nhân là ai?

Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự

Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.

Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

– Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;

– Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;

– Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.

Lưu ý, Giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện nêu trên thì vô hiệu, trừ trường hợp BLDS có quy định khác.

Đối chiếu với tình huống của anh/chị

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 21 BLDS, A mới 10 tuổi được xác định là người chưa thành niên và thuộc vào trường hợp ” Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự”. Cụ thể: Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.

Có thể hiểu, người từ đủ 6 tuổi trở lên chỉ được tham gia thực hiện các giao dịch phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi của cháu.

BLDS không quy định cụ thể những giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi là gồm những nội dung nào, tuy nhiên, Khoản 20 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định “Nhu cầu thiết yếu là nhu cầu sinh hoạt thông thường về ăn, mặc, ở, học tập, khám bệnh, chữa bệnh và nhu cầu sinh hoạt thông thường khác không thể thiếu cho cuộc sống của mỗi người, mỗi gia đình.” Các giao dịch phục vụ nhu cầu sinh hoạt hằng ngày có thể được hiểu là các giao dịch có giá trị nhỏ, thực hiện tức thời với mục đích là để phục vụ nhu cầu sinh hoạt, học tập hàng ngày không thể thiếu trong cuộc sống.

Trường hợp anh/chị hỏi cháu A 10 tuổi thực hiện giao dịch mua bán điện thoại thì không phải là phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày và không phù hợp với lứa tuổi của cháu nên không được pháp luật công nhận. 

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 136 BLDS, cha mẹ đối với con 10 tuổi chưa thành niên sẽ là người đại diện theo pháp luật của A. Do đó, việc A mua chiếc điện thoại mà không có sự đồng ý của cha mẹ là trái với quy định của pháp luật và giao dịch mua bán điện thoại này không được pháp luật dân sự công nhận.

Trên đây là nội dung Giao dịch dân sự do người chưa đủ mười lăm tuổi xác lập, thực hiện Lawkey gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ Lawkey.

Xem thêm: Giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản của người chưa thành niên

Giao dịch dân sự do người chưa thành niên xác lập có hiệu lực không?

Video liên quan

Chủ Đề