Người đứng đầu hợp tác xã gọi là gì năm 2024

Chào Ban biên tập, em có vấn đề này cần được giải đáp ạ. Em làm việc trong hợp tác xã, em biết là các văn bản được ban hành để áp dụng trong hợp tác xã là do người đại diện pháp luật phê duyệt và ký nhưng em không biết người đại diện pháp luật là chủ tịch hay là giám đốc. Vậy cho em hỏi ai là người đại diện pháp luật của hợp tác xã vậy ạ?

Rất mong được Ban biên tập giải đáp vấn đề này, em cảm ơn ạ.

Ai là người đại diện pháp luật của hợp tác xã?

Theo quy định quyền hạn và nhiệm vụ của chủ tịch hội đồng quản trị như sau:

1. Là người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

2. Lập chương trình, kế hoạch hoạt động của hội đồng quản trị và phân công nhiệm vụ cho các thành viên hội đồng quản trị.

3. Chuẩn bị nội dung, chương trình, triệu tập và chủ trì cuộc họp của hội đồng quản trị, đại hội thành viên trừ trường hợp Luật này hoặc điều lệ có quy định khác.

4. Chịu trách nhiệm trước đại hội thành viên và hội đồng quản trị về nhiệm vụ được giao.

5. Ký văn bản của hội đồng quản trị theo quy định của pháp luật và điều lệ.

6. Thực hiện quyền hạn và nhiệm vụ khác theo quy định của Luật này và điều lệ.

Như vậy, theo quy định trên người đại diện pháp luật của hợp tác xã là chủ tịch hội đồng quản trị.

Giám đốc của hợp tác xã là do ai thuê?

Tại Điều 36 Luật hợp tác xã 2012 quyền hạn và nhiệm vụ của hội đồng quản trị được quy định:

1. Quyết định tổ chức các bộ phận giúp việc, đơn vị trực thuộc của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của điều lệ.

2. Tổ chức thực hiện nghị quyết của đại hội thành viên và đánh giá kết quả hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã,

3. Chuẩn bị và trình đại hội thành viên sửa đổi, bổ sung điều lệ, báo cáo kết quả hoạt động, phương án sản xuất, kinh doanh và phương án phân phối thu nhập của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; báo cáo hoạt động của hội đồng quản trị.

4. Trình đại hội thành viên xem xét, thông qua báo cáo tài chính; việc quản lý, sử dụng các quỹ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

5. Trình đại hội thành viên phương án về mức thù lao, tiền thưởng của thành viên hội đồng quản trị, thành viên ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên; mức tiền công, tiền lương và tiền thưởng của giám đốc [tổng giám đốc], phó giám đốc [phó tổng giám đốc].

6. Chuyển nhượng, thanh lý, xử lý tài sản lưu động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo thẩm quyền do đại hội thành viên giao.

7. Kết nạp thành viên mới, giải quyết việc chấm dứt tư cách thành viên được quy định tại điểm a khoản 2 Điều 16 của Luật này và báo cáo đại hội thành viên.

8. Đánh giá hiệu quả hoạt động của giám đốc [tổng giám đốc], phó giám đốc [phó tổng giám đốc].

9. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, thuê hoặc chấm dứt hợp đồng thuê giám đốc [tổng giám đốc] theo nghị quyết của đại hội thành viên.

10. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, thuê hoặc chấm dứt hợp đồng thuê phó giám đốc [phó tổng giám đốc] và các chức danh khác theo đề nghị của giám đốc [tổng giám đốc] nếu điều lệ không quy định khác.

11. Khen thưởng, kỷ luật thành viên, hợp tác xã thành viên; khen thưởng các cá nhân, tổ chức không phải là thành viên, hợp tác xã thành viên nhưng có công xây dựng, phát triển hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

12. Thông báo tới các thành viên, hợp tác xã thành viên nghị quyết, quyết định của đại hội thành viên, hội đồng quản trị.

13. Ban hành quy chế hoạt động của hội đồng quản trị để thực hiện quyền và nhiệm vụ được giao.

14. Thực hiện quyền, nhiệm vụ khác theo quy định của điều lệ, nghị quyết của đại hội thành viên và chịu trách nhiệm về quyết định của mình trước đại hội thành viên và trước pháp luật.

Do đó, giám đốc của hợp tác xã là được hội đồng quản trị thuê theo nghị quyết của đại hội thành viên.

Kinh tế tập thể được hiểu là những cơ sở kinh tế do các thành viên tự nguyện góp vốn, tài sản, tư liệu sản xuất và góp sức; cùng sản xuất, kinh doanh; cùng quản lý theo nguyên tắc dân chủ, bình đẳng. Kinh tế tập thể tồn tại dưới nhiều hình thức, trong đó hợp tác xã [HTX] được coi là loại hình nòng cốt của kinh tế tập thể[1]. Nghị quyết số 20-NQ/TW Hội nghị Trung ương lần thứ năm, khóa XIII về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới đã nhấn mạnh quan điểm chỉ đạo: “Kinh tế tập thể với nhiều hình thức tổ chức kinh tế hợp tác đa dạng, phát triển từ thấp đến cao [tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã…] trong đó hợp tác xã là nòng cốt”[2].

Thứ trưởng Vũ Chiến Thắng và Đoàn công tác của Bộ Nội vụ làm việc với Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, ngày 17/3/2022.

Thực trạng quản lý nhà nước đối với phát triển mô hình hợp tác xã ở Việt Nam

Ở Việt Nam, mô hình HTX đã có gần 70 năm hình thành và phát triển, đóng góp quan trọng cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Cụ thể, trong giai đoạn 1955-1986, HTX phát triển nhanh về số lượng ở cả địa bàn nông thôn và thành thị; thời kỳ 1986-2002, tại các khu vực nông thôn đã thực hiện khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động, lúc này, cơ chế quản lý HTX chưa được đổi mới, số lượng và hiệu quả kinh tế giảm thấp do phải củng cố và tổ chức lại cho phù hợp; thời kỳ 2002-2021, kinh tế tập thể, HTX có bước phát triển về số lượng, chất lượng và hiệu quả hoạt động[3].

Nghị quyết số 134/NQ-CP ngày 25/9/2020 về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 09/3/2020 của Bộ Chính trị đã xác định rõ nội dung, nhiệm vụ chủ yếu để Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND cấp tỉnh tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện; nêu cao trách nhiệm của người đứng đầu các bộ, ngành, địa phương trong thực hiện các nhiệm vụ được giao một cách đồng bộ, toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm với lộ trình phù hợp, hiệu quả.

Những chủ trương, chính sách đúng đắn, kịp thời của Đảng và Nhà nước đã giúp kinh tế tập thể, HTX đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Tính đến ngày 31/12/2021, cả nước có hơn 27.000 HTX. Trong đó, có 120.319 tổ hợp tác và 106 liên hiệp hợp tác xã, thu hút 33% tổng số hộ gia đình ở địa bàn nông thôn tham gia, 60% hợp tác xã hoạt động có hiệu quả, tăng gấp 2,5 lần so với năm 2001 và tăng khoảng 41% so với năm 2013; khu vực HTX thu hút gần 6 triệu thành viên và tạo việc làm cho khoảng 1 triệu lao động[4]. Doanh thu, lợi nhuận của HTX tăng dần qua các năm. Năm 2020, doanh thu bình quân đạt 4,3 tỷ đồng/hợp tác xã, lợi nhuận bình quân đạt 314 triệu đồng/hợp tác xã, tương ứng tăng 61% và 88% so với năm 2013[5]. Thu nhập bình quân của lao động thường xuyên trong HTX tăng và ngày càng thu hẹp khoảng cách so với thu nhập bình quân của lao động khu vực doanh nghiệp, từ mức 44,6 triệu đồng/người/năm, bằng 44,8% mức thu nhập của lao động trong khu vực doanh nghiệp năm 2017 đã tăng lên 52,8 triệu đồng/năm và đạt 47,3% tương ứng năm 2019[6]. HTX đã đóng góp tăng trưởng kinh tế bền vững, kiềm chế lạm phát, tăng kim ngạch xuất khẩu, đổi mới mô hình tăng trưởng gắn với tái cơ cấu nền kinh tế, nhất là kinh tế nông nghiệp, đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm, thích ứng biến đổi khí hậu, hướng đến phát triển xanh, kinh tế tuần hoàn.

Tuy nhiên, mô hình kinh tế HTX vẫn còn những hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế; đặc biệt, sự yếu kém trong công tác quản lý nhà nước đối với mô hình kinh tế tập thể đã làm cho chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước chậm được triển khai trong thực tiễn, cụ thể như sau:

Thứ nhất, chính sách, pháp luật về kinh tế tập thể, HTX còn nhiều rào cản, mâu thuẫn, chồng chéo, việc thực hiện Luật Hợp tác xã năm 2012 cho thấy không ít hạn chế, bất cập đến từ quy định của các văn bản pháp luật, cũng như quá trình quản lý, tổ chức triển khai thi hành Luật. Ngoài ra, Luật Hợp tác xã năm 2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành chưa quy định về cơ quan chuyên trách trong việc quản lý cũng như chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của HTX chưa thực sự thống nhất trên cả nước. Do vậy, việc phối hợp hoạt động giữa các bộ, ngành còn nhiều đầu mối, chưa thật sự đạt hiệu quả.

Thứ hai, nhận thức của một số cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, đảng viên và người dân về bản chất, vị trí, vai trò của khu vực kinh tế tập thể, HTX trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta chưa đầy đủ, thiếu thống nhất. Việc lãnh đạo, chỉ đạo của một số cấp ủy đảng và chính quyền còn hình thức, chưa thực sự quan tâm, thậm chí còn lúng túng, lo ngại về sự thành công của kinh tế tập thể. Công tác hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện nghị quyết, xây dựng thể chế, chính sách còn chậm, thiếu cụ thể, hiệu quả chưa cao[7]. Đội ngũ cán bộ HTX còn yếu, chưa được đào tạo bài bản để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu đặt ra…

Thứ ba, ở các địa phương hiện nay vẫn chưa có đơn vị chuyên trách về quản lý HTX, cán bộ quản lý nhà nước về HTX chủ yếu là kiêm nhiệm, thay đổi thường xuyên, dẫn đến hậu quả quản lý nhà nước đối với HTX chưa đảm bảo hiệu quả cao[8]. Bên cạnh đó, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế tập thể HTX chưa đáp ứng được yêu cầu, công tác kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện mô hình kinh tế này còn lỏng lẻo, chưa kịp thời xử lý vi phạm pháp luật của HTX, cá nhân, tổ chức liên quan.

Một số đề xuất nhằm nâng cao công tác quản lý nhà nước đối với mô hình kinh tế hợp tác xã ở Việt Nam

Tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật

Thứ nhất, sửa đổi và tách biệt quy định về các hành vi bị nghiêm cấm đối với cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức kinh tế hợp tác. Việc tách biệt này sẽ tạo ra sự rõ ràng trong việc xác định trách nhiệm của từng chủ thể đối với hành vi vi phạm, đặc biệt giúp cho công tác quản lý của cơ quan chuyên môn được dễ dàng. Điều 7 dự thảo Luật Hợp tác xã sửa đổi, quy định 06 hành vi bị nghiêm cấm đối với cơ quan quản lý nhà nước, tức là bổ sung 04 hành vi bị nghiêm cấm. Đây chính là một trong những sửa đổi quan trọng về khía cạnh quản lý nhà nước, giúp kiểm soát các hành vi vi phạm, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động của mô hình kinh tế hợp tác xã. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả quản lý nhà nước đối với những bổ sung này, Dự thảo cần bổ sung các hành vi bị nghiêm cấm có thể phát sinh hoặc một điều luật dự trù để đảm bảo khi có hành vi xảy ra trên thực tế thì cơ quan có thẩm quyền cũng không gặp lúng túng trong quá trình xử lý.

Thứ hai, hoàn thiện chính sách hỗ trợ và quản lý nhà nước đối với các tổ chức kinh tế hợp tác. Các chính sách này hướng đến việc phát huy khả năng, thế mạnh của các mô hình kinh tế tập thể trong bối cảnh hội nhập hiện nay. Cụ thể:

Một là, hoàn thiện quy định hệ thống thông tin quốc gia về các tổ chức kinh tế hợp tác. Trong công tác quản lý nhà nước đối với các tổ chức kinh tế hợp tác thì việc xây dựng hệ thống thông tin quốc gia là điều rất quan trọng. Do vậy, việc xây dựng một hệ thống thông tin quốc gia về các tổ chức kinh tế hợp tác sẽ tạo ra sự thống nhất, kết nối, dễ dàng cho cơ quan chuyên môn quản lý hiệu quả. Dự thảo đã bổ sung quy định về hệ thống thông tin quốc gia về tổ chức kinh tế hợp tác mà trước đây Luật Hợp tác xã năm 2012 chưa quy định. Mặc dù có sự ghi nhận trong Dự thảo về vấn đề này nhưng những nội dung cụ thể về các khía cạnh của một hệ thống thông tin quốc gia về tổ chức kinh tế hợp tác lại chưa được quy định cụ thể. Vì vậy, để nội dung về hệ thống thông tin quốc gia về tổ chức kinh tế cũng như hiệu quả quản lý nhà nước thực sự có hiệu quả, Dự thảo cần bổ sung các nội dung chi tiết quy định về trách nhiệm của các chủ thể có liên quan trong quá trình xây dựng, quản lý vận hành hệ thống, quyền và nghĩa vụ của các tổ chức kinh tế hợp tác, thành viên của các tổ chức kinh tế hợp tác khi sử dụng hệ thống.

Hai là, bổ sung một số quy định về quản lý nhà nước đối với các tổ chức kinh tế hợp tác. Dự thảo đã hoàn thiện hơn các quy định về quản lý nhà nước đối với tổ chức kinh tế hợp tác so với Luật Hợp tác xã năm 2012. Cụ thể, sửa đổi Điều 59 về nội dung quản lý nhà nước và Điều 60 về trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước của Luật Hợp tác xã năm 2012. Theo đó, đối với nội dung quản lý nhà nước, Dự thảo đã bổ sung thêm 03 nội dung quản lý nhà nước đối với các tổ chức kinh tế hợp tác. Đối với trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước, Dự thảo đã sửa đổi, bổ sung các trách nhiệm, như: bộ, cơ quan ngang bộ sẽ chịu trách nhiệm trước Chính phủ về việc thực hiện nhiệm vụ được phân công trong quản lý nhà nước đối với các tổ chức kinh tế hợp tác, tức bộ, cơ quan ngang bộ sẽ chịu trách nhiệm trước Chính phủ thay vì chỉ quy định trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Dự thảo quy định chỉ UBND cấp tỉnh sẽ chịu trách nhiệm quản lý đối với các tổ chức kinh tế hợp tác trong phạm vi địa phương, không còn quy định ở phạm vi là UBND các cấp. Bên cạnh đó, Dự thảo đã bổ sung hai quy định mới là bộ, cơ quan ngang bộ và cơ quan có liên quan, UBND cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được phân công, chịu trách nhiệm thiết lập, kết nối, liên thông và chia sẻ thông tin với cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký tổ chức kinh tế hợp tác; quy định về cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương có trách nhiệm thu hồi, xử lý, bàn giao tài sản chung không chia, chia quỹ chung không chia của tổ chức kinh tế hợp tác khi chấm dứt hoạt động, giải thể, phá sản.

Các sửa đổi, bổ sung được đánh giá giúp cho công tác quản lý nhà nước trong tương lai đạt được nhiều kết quả và tạo điều kiện phát triển cho các tổ chức kinh tế hợp tác. Tuy nhiên, cần hoàn thiện thêm các quy định trên của Dự thảo Luật, cụ thể đối với nội dung quản lý hợp tác quốc tế về phát triển tổ chức kinh tế hợp tác cần có hướng dẫn cụ thể về cách thức hợp tác, hợp tác quốc tế ở đây là hợp tác với tổ chức nào, điều kiện hợp tác ra sao… Đối với trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước, nên giữ lại quy định UBND các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước đối với các tổ chức kinh tế hợp tác thay vì bãi bỏ như Dự thảo. Bởi vì, các mô hình kinh tế hợp tác phần lớn hiện nay có quy mô nhỏ và tập trung nhiều ở các vùng nông thôn, muốn công tác quản lý đối với các khu vực kinh tế HTX hiệu quả thì phải bắt đầu từ khâu quản lý ở cấp xã, huyện. Việc chỉ đưa ra trách nhiệm quản lý ở cấp tỉnh, vô hình trung xóa bỏ trách nhiệm của các cơ quan cấp dưới, dẫn đến hiệu quả quản lý nhà nước tại các khu vực này không cao.

Nâng cao hiệu quả tổ chức thi hành chính sách, pháp luật

Thứ nhất, đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến để thống nhất và nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và Nhân dân, nhất là những người đứng đầu các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của kinh tế tập thể trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay. Vai trò của cấp ủy, chính quyền địa phương và sự phối hợp của các bộ, ngành, đoàn thể trong lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế tập thể, HTX cần được tăng cường hơn nữa. Đội ngũ cán bộ quản lý phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, được đào tạo bài bản, có tư tưởng chính trị vững vàng để kinh tế tập thể phát triển lành mạnh, đúng định hướng.

Thứ hai, cải cách bộ máy hành chính nhà nước theo hướng tinh gọn, đơn giản hóa và rút ngắn thủ tục hành chính, với đội ngũ lãnh đạo, quản lý có chuyên môn cao, đồng thời, tăng cường tính minh bạch trong quản lý nhà nước về kinh tế tập thể, tăng cường kiểm tra, giám sát tình hình hoạt động của kinh tế tập thể, HTX, kịp thời biểu dương, khen thưởng, nhân rộng những mô hình HTX kiểu mới hoạt động hiệu quả; phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi sai phạm cũng như kịp thời phát hiện, tháo gỡ các vướng mắc, rào cản trong quá trình phát triển kinh tế tập thể. Ngoài ra, cần thành lập, cơ cấu các đơn vị chuyên trách về quản lý mô hình kinh tế tập thể, HTX ở địa phương.

Thứ ba, đẩy mạnh hợp tác quốc tế về phát triển kinh tế tập thể, đặc biệt chú trọng đến việc tăng cường hợp tác với các HTX hoạt động hiệu quả ở các nước trên thế giới; kêu gọi sự đầu tư, hỗ trợ về vốn, tài chính, máy móc, trang thiết bị, thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại. Bên cạnh đó, cần triển khai chương trình đào tạo, hệ thống đào tạo về HTX thống nhất từ giáo dục phổ thông đến các trường nghề, giáo dục đại học… tổ chức học tập, quán triệt, xây dựng chương trình hành động, kế hoạch tổ chức thực hiện nhằm nâng cao nhận thức của người dân, người trẻ tuổi, đối tượng tiềm năng trở thành thành viên HTX./.

----

Ghi chú:

[1] Nhị Lê, Nguyễn Thị Thu Huyền, “Phát triển kinh tế tập thể và hợp tác xã: Con đường của thế giới và nhu cầu tất yếu với Việt Nam”, //www.tapchicongsan.org.vn

[2] //tulieuvankien.dangcongsan.vn/he-thong-van-ban/van-ban-cua-dang/nghi-quyet-so-20-nqtw-ngay-1662022-hoi-nghi-lan-thu-nam-ban-chap-hanh-trung-uong-dang-khoa-xiii-ve-tiep-tuc-doi-moi-phat-8630.

[3] Liên minh Hợp tác xã Việt Nam [2022], “Phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã là tất yếu khách quan, có ý nghĩa chiến lược và lâu dài trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta”, xem //vca.org.vn

[4] Xem //www.mpi.gov.vn.

[5] Xem //nhandan.vn/tao-moi-truong-the-che-thuan-loi-phat-trien-hop-tac-xa-post688134.html.

[6] Xem //dangcongsan.vn/thoi-su/xay-dung-mo-hinh-quan-tri-kinh-te-tap-the-va-hop-tac-xa-tien-tien-604050.html.

[7] Xem //baochinhphu.vn/phai-thuong-xuyen-quan-tam-doi-moi-phat-trien-nang-cao-hieu-qua-kinh-te-tap-the-102220510171310261.htm.

[8] Bộ Kế hoạch và Đầu tư, “Báo cáo đánh giá tác động của chính sách”, //datafiles.chinhphu.vn/cpp/files/duthaovbpl/bao_cao_danh_gia_tac_dong_chinh_sach_trong_hsdnxd_luat_htx_-sua_doi-.pdf, truy cập ngày 05/12/2022.

Chủ Đề