Người nước ngoài nói tiếng Việt như thế nào

“Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam” là điều mà mọi người hay nói về tiếng Việt. Nhưng khi Tây học tiếng Ta thì họ có suy nghĩ gì?

Khi đến bất kỳ quốc gia nào thì chúng ta đều phải “nhập gia tùy tục” hòa nhập với môi trường, văn hóa, đời sống thường ngày của người dân và ngôn ngữ chính là phương tiện giúp bạn bước vào một thế giới xa lạ.

Hiện nay, người nước ngoài đến Việt Nam làm việc và sinh sống chiếm tỷ lệ khá lớn. Các cộng đồng người nước ngoài ở khu vực quận 1, quận 2, quận 3, quận 7 hay kể cả các quận lân cận khác càng ngày càng đông. Tỷ lệ người Việt nói được tiếng Anh cũng tăng dần, nhưng nhiều người nước ngoài vẫn chấp nhận “đương đầu” với bão táp để học cho kì được ngôn ngữ Việt.

Khi nói về tiếng Việt đa số người nước ngoài nhận xét rằng tiếng Việt thực sự không khó để giao tiếp cơ bản. Nhưng đối với những người mới bắt đầu, họ gặp hàng tá những khó khăn mà chỉ khi bước vào thực hành thì mới nhận ra được, nhiều khi họ phát kiến ra những câu nói “bất hủ” vừa ngô nghê, vừa ngộ nghĩnh.

Để giúp bạn hình dung rõ hơn những khó khăn mà người nước ngoài phải đối mặt khi học tiếng Việt, Edu2Review đã phỏng vấn Erik [Thụy Điển] và Austin [Canada] - 2 người nước ngoài đang sống và làm việc tại Việt Nam về vấn đề này.

1. Khó khăn về thanh điệu

Theo khảo sát với một số người nước ngoài, đa số họ gặp khó khăn trong thanh điệu. Bản chất của tiếng Việt gồm 6 thanh: thanh ngang, thanh huyền, thanh ngã, thanh sắc, thanh hỏi và thanh nặng. Thanh điệu sẽ làm nghĩa của một từ thay đổi. Vì tính phức tạp trong thanh điệu, việc nghe và sử dụng từ chính xác là một điều rắc rối.

Tiếng Việt khó quá đi thôi...

“Học tiếng Việt Nam đòi hỏi sự chính xác. Bạn phải phát âm đúng, rõ từng chữ, từng câu và phải đúng về cả ngữ pháp nữa, nếu không sẽ dễ dàng bị hiểu lầm hay hiểu sai ý”. - Erik chia sẻ.

“Nhiều khi tôi đi đến xe bán bánh mỳ và nói “Tôi muốn mua bánh Mỹ” thì người bán hàng bật cười và nói rằng: Không có bán bánh của nước Mỹ chỉ bán bánh mỳ thôi”… đến lúc đó mới phát hiện rằng mình bỏ dấu sai.” Erik cười và nói thêm.

“Có hôm tôi đi ăn với bạn mà quên mang tiền nên tôi nói “Tôi quên mang Tiến”, mấy người bạn của tôi cười đắc chí và giải thích: Tiến hôm nay không có ở đây đâu…”

Erik thở phượt một tiếng: “Tiếng Việt khó thật đó!”

2. Ngôn ngữ không phổ biến

Do tiếng Việt chỉ được sử dụng với cộng đồng người Việt, không phổ biến trên quốc tế, vì vậy nhiều người nước ngoài trước khi đến Việt Nam họ hoàn toàn chưa được tiếp cận với ngôn ngữ này nên việc học trở nên mơ hồ, khó định hướng.

Theo người nước ngoài, tiếng Việt Nam bản chất thì không khó, ngữ pháp cũng dễ hơn so với các tiếng như Pháp, Tây Ban Nha, Ý… Ngữ pháp của các tiếng này phải chia theo thì, theo giống đực, giống cái nên khó hơn rất nhiều.

3. Tâm lý khi giao tiếp

Tuy nhiên, do trình độ tiếng Anh của một số người Việt Nam còn hạn chế và do tâm lý của người bán hàng, chỉ cần nhìn thấy Tây thì trong suy nghĩ của họ là người đó phải nói tiếng Anh. Nhưng khi Tây nói tiếng Việt thì họ vẫn còn đang hoang mang chưa nhận ra dẫn đến những tình huống éo le.

Austin người Canada đến làm việc ở Việt Nam được một 1 năm nói rằng: “Sometimes I go to coffee shop and said :”bán cho toai 1 ly cà phê “khôn đườn”” then what I received is the cup of coffee with lots of sugar”

4. Rắc rối về từ xưng hô

Bên cạnh đó, người Việt Nam có rất nhiều đại từ xưng hô như: ông, bà, cô, chú, dì, bác, cha, me… trong khi đó tiếng Anh khi giao tiếp chỉ có 2 từ “you”“me” nên khi nói tiếng Việt, người nước ngoài rơi vào các trường hợp dở khóc dở cười không biết dùng từ nào cho đúng.

“Em chào bà” hay “cháu chào chị”… vô số các trường hợp sử dụng nhầm từ gây ra nhiều tình huống hài cười ra nước mắt.

Dù học bất kỳ ngôn ngữ nào đều đòi hỏi ở bản thân người học sự nỗ lực và cố gắng. Để bắt đầu một ngôn ngữ mới, hãy đặt cho mình một mục tiêu phấn đấu, dành thời gian và hãy "sống chết" với điều mình đã vạch ra, rồi một ngày bạn sẽ gặt hái được thành công thôi!

Bạn muốn gặp người Tây nói tiếng Việt? Đừng ngại đến với EBIV, nơi đó CFO là 100% là người gốc Canada và chỉ biết khoảng 40% tiếng Việt!

** CƠ HỘI THỰC TẬP HẤP DẪN**

Bạn đang muốn tìm nơi thực tập tốt nhất?

Bạn đang khát khao trải nghiệm môi trường công sở thực tế?

Bạn quyết tâm có được công việc tốt ngay khi ra trường?

Chương trình QUẢN TRỊ VIÊN TẬP SỰ CHUYÊN NGHIỆP chính là cơ hội duy nhất của bạn!

>> Chi tiết về Quản Trị Viên Tập Sự

Gởi CV tới: [emailprotected]

*****

* Mỗi một lựa chọn sai lầm, lấy đi nhiều thứ của bạn. Vào Edu2Review mỗi ngày và cập nhật thông tin về các tổ chức giáo dục để có quyết định đúng.

Kim Ngân tổng hợp

Edu2Review - Cộng đồng đánh giá giáo dục hàng đầu Việt Nam


Đối với những người nước ngoài muốn đến sinh sống và làm việc tại Việt Nam, trở ngại lớn nhất là rào cản về ngôn ngữ. Trên thực tế, hệ thống phát âm và ngữ pháp của Tiếng Việt rất đa dạng và phức tạp nên người nước ngoài học Tiếng Việt gặp phải nhiều khó khăn, lúng túng khi giao tiếp. Vậy Tiếng Việt như thế nào trong mắt những người Tây?

I. Khi người nước ngoài học tiếng Việt, tưởng không khó mà khó không tưởng!

Khi đặt chân đến bất kỳ quốc gia nào, chúng ta đều phải “nhập gia tùy tục”, hòa nhập với văn hóa và môi trường sống ở đó. Và hiểu được ngôn ngữ địa phương chính là bước đi thuận lợi đầu tiên giúp bạn thành công bước vào một đất nước xa lạ.

Hiện nay, Việt Nam đang từng bước hội nhập với thị trường quốc tế. Các doanh nghiệp nước ngoài đã và đang đẩy mạnh đầu tư vốn vào Việt Nam, dẫn đến tỷ lệ người nước ngoài đến Việt Nam làm việc ngày một đông. Chính vì vậy, nhu cầu người nước ngoài học Tiếng Việt để có thể dễ dàng và thuận lợi hơn trong giao tiếp cũng tăng nhanh.

“Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam” là câu trả lời mà mọi người hay nói khi được hỏi “Học Tiếng Việt có khó không?”. Vậy khi người nước ngoài học Tiếng Việt thường gặp phải những vấn đề gì?

1.1 Ngôn ngữ không được sử dụng phổ biến

Ngôn ngữ Tiếng Việt chỉ được sử dụng với cộng đồng người Việt, không phổ biến trên thế giới. Do đó rất nhiều người nước ngoài trước khi đến Việt Nam hoàn toàn chưa được tiếp cận được với ngôn ngữ này nên không biết bắt đầu học từ đâu; học như thế nào.

1.2 Trở ngại về thanh điệu

So với những ngôn ngữ có thanh điệu khác, Tiếng Việt là ngôn ngữ có nhiều thanh điệu nhất. Bản chất của Tiếng Việt gồm 6 thanh điệu: thanh ngang, sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng. Thanh điệu sẽ làm nghĩa của một từ thay đổi. Vì tính phức tạp trong thanh điệu, nên việc nghe và sử dụng từ chính xác là một điều không hề dễ dàng.

Một người nước ngoài chia sẻ câu chuyện hài hước của mình khi nói Tiếng Việt: “Mới bắt đầu học Tiếng Việt chưa rành, tôi muốn ăn thử bánh mì Việt Nam, tôi đã nói với cô bán hàng “Tôi muốn mua bánh Mỹ” thì cô bật cười và nói rằng: “Không có bán bánh của nước Mỹ chỉ bán bánh mì thôi”… đến lúc đó tôi mới phát hiện rằng mình dùng dấu sai.”

1.3 Trở ngại về vị trí sắp xếp từ ngữ, dấu câu

Trong Tiếng Việt, chỉ cần thay đổi vị trí từ ngữ hay dấu câu thì ý nghĩa của câu sẽ thay đổi. Ví dụ, với câu đố ghép 5 từ “nó, bảo, sao, không, đến” thành những câu có nghĩa, nghe tưởng chừng đơn giản nhưng thực chất lại khiến mọi người phải suy nghĩ đến nát óc. Chỉ với 5 từ đơn giản mà có thể ghép thành những câu khác nhau: “Bảo sao nó không đến!”; “Nó đến, sao không bảo?”, “Sao không đến bảo nó?”,…

1.4 Rắc rối về từ xưng hô

Trong giao tiếp bằng ngôn ngữ, xưng hô là yếu tố đầu tiên mà người sử dụng ngôn ngữ cần phải lựa chọn để xác lập quan hệ giữa mình và người đối thoại. Xưng hô đúng, hay sẽ góp phần thúc đẩy giao tiếp tích cực. Ngược lại, xưng hô không phù hợp sẽ bị đánh giá là không lễ phép, bất lịch sự. Xưng hô trong Tiếng Việt khó ở chỗ phải tùy theo vị thế xã hội, tuổi tác, giới tính của người đối thoại mà lựa chọn cách xưng hô cho phù hợp.

Trong giao tiếp bằng Tiếng Anh, chỉ sử dụng đơn giản “i” và “you”. Trong khi đó, người Việt Nam có rất nhiều đại từ xưng hô như: ông, bà, cô, bác, chú, dì, cha, mẹ, anh, chị, em,… Nên khi nói Tiếng Việt, người nước ngoài thường bối rối không biết dùng từ nào cho đúng. Vì thế, mới có những câu chuyện dở khóc dở cười khi người nước ngoài học Tiếng Việt, hăng hái thực hành ngay “cháu chào chị”, “em chào chú”,…

Xem thêm: Các đại từ xưng hô trong tiếng Việt

Thế mới thấy, sự đa dạng của Tiếng Việt khiến người nước ngoài luôn phải đau đầu. Tuy nhiên, càng khó khăn thì người ta lại càng thích chinh phục phải không nào?

II. Lợi thế khi học tiếng Việt so với ngôn ngữ khác

Bên cạnh những khó khăn kể trên, khi học nói tiếng Việt cũng có những lợi thế so với các ngôn ngữ khác, chứ không quá khó như tưởng tượng của nhiều người.

2.1. Tiếng Việt là ngôn ngữ đơn âm tiết

Khác với tiếng Anh, tiếng Việt là ngôn ngữ đơn âm tiết, mỗi từ trong ngôn ngữ này chỉ có 1 âm tiết vì vậy sẽ dễ nhớ và dễ nói hơn.

Ví dụ: Từ “Happy” trong tiếng Anh có đến 2 âm tiết. Nhưng trong tiếng Việt tất cả các từ đều chỉ có 1 âm tiết. [ Có, Cá, Cà, Cả, Bà,…]

Bên cạnh đó, các từ cũng có thể ghép với nhau 1 cách đơn giản đê thành từ có nghĩa:

Xe + Máy => Xe máy/Motorbike

Xe + Ô tô => Xe ô tô/Car

Xe + Đạp => Xe đạp/Bike

2.2. Ngữ pháp tiếng Việt khá đơn giản

Ngữ pháp tiếng Anh được chia làm rất nhiều thì, nhiều loại câu với rất nhiều quy tắc, nhưng tiếng Việt không như vậy. Ngữ pháp tiếng Việt khá đơn giản, chủ yếu khi nói tiếng Việt bạn chỉ cần ghép các từ lại với nhau.

  • Tiếng Việt không có giống đực và giống cái:

Tiếng Pháp, tiếng Đức và nhiều ngôn ngữ khác thường chia chủ ngữ, động từ theo giới tính, nhưng tiếng Việt thì không. Sẽ không có khái niệm giống đực, giống cái nào cho các từ vựng, bạn chỉ cần ghi nhớ mỗi từ mà không cần thiết phải học thuộc lòng thêm gì.

  • Tiếng Việt không có mạo từ “a” “an” “the”

Tiếng Anh có 3 mạo từ “a”, “an”, “the” và nhiều quy tắc phức tạp kèm theo mà không phải ai cũng nhớ và sử dụng đúng 100%. Tuy nhiên, tiếng Việt thì hoàn toàn không có mạo từ, bạn có thể nói tiếng Việt một cách tự nhiên mà không cần nhớ quy tắc nào.

  • Tiếng Việt không có số nhiều

Trong tiếng Anh, khi muốn nói cái gì đó ở số nhiều, sẽ phải thêm “s” hoặc “es” nhưng tiếng Việt thì không.

Ví dụ: [House] số nhiều sẽ là “Houses”. Nhưng tiếng Việt [Ngôi Nhà] số nhiều vẫn là “Ngôi nhà”

  • Tiếng Việt không có nhiều thì và không có các dạng khác nhau của động từ.

Ví dụ: Nếu như trong tiếng Anh, từ “Speak” sẽ có các dạng khác nhau của động từ như “Speaks”, “Spoken”, “Speaking”, “Spoke” thì trong tiếng Việt từ [Nói] – Speak luôn luôn là “Nói” trong mọi trường hợp.

Từ những ví dụ trên, bạn có thể thấy học nói tiếng Việt không hề khó như nhiều người vẫn lầm tưởng.

III. Tại sao người nước ngoài nên học tiếng Việt?

Ngày càng nhiều người nước ngoài học tập, làm việc và sinh sống tại Việt Nam. Tuy nhiên rào cản về ngôn ngữ lại khiến họ gặp phải nhiều bất tiện trong công việc và cuộc sống hằng ngày. 

Việc học tiếng Việt và sẽ giúp cho người nước ngoài có được nhiều cơ hội việc làm hơn, tự chủ động trong các hoạt động hằng ngày và hòa nhập tốt hơn với cuộc sống ở Việt Nam.

3.1. Lợi thế nghề nghiệp của người biết tiếng Việt

Hầu hết người nước ngoài làm việc tại Việt Nam thường không giỏi thậm chí không nói được tiếng Việt. Tuy nhiên, nếu có thể nói được tiếng Việt thì chắc chắn bạn sẽ được đánh giá cao và được ưu tiên trong công việc. 

Hãy thử tưởng tượng, khi các ứng viên có cùng kinh nghiệm và trình độ, nhà tuyển dụng sẽ xem xét đến các yếu tố khác, trong trường hợp này thường là ngôn ngữ địa phương. Vì vậy nếu biết tiếng Việt sẽ là lợi thế giúp bạn tìm được công việc tốt hơn.

Trong trường hợp, bạn là quản lý thì việc hiểu và nói được tiếng Việt cũng giúp bạn có thể hiểu, gần gũi hơn với nhân viên, đồng nghiệp và đối tác.

3.2. Học tiếng Việt để có thể tự chủ hơn

Không phải người Việt nào cũng biết tiếng Anh và sẽ rất bất tiện nếu bạn sinh sống ở Việt Nam mà không nói được tiếng Việt. Nhiều người nước ngoài không nói được tiếng Việt luôn phải phụ thuộc và tìm kiếm sự giúp đỡ từ người khác để giúp họ mua sắm thậm chí chỉ để hiểu những thông tin đơn giản.

Học tiếng Việt sẽ giúp bạn có thể tự giao tiếp, trao đổi với người bản xứ, chủ động hơn trong cuộc sống hằng ngày. Bạn có thể tự mua sắm, tự du lịch và tìm hiểu văn hóa Việt Nam mà không phải phụ thuộc vào người khác.

Xem thêm: Người nước ngoài có thể học tiếng Việt qua đâu và học như thế nào?

IV. Người nước ngoài học tiếng Việt ở đâu?

Hiện nay có rất nhiều Trung tâm, cá nhân mở ra các lớp học Tiếng Việt cho người nước ngoài. Tuy nhiên, số lượng và thông tin quá nhiều; kèm theo đó là những lời hứa hẹn về chất lượng dạy học. Bạn cần phải đủ tỉnh táo để chọn lọc trung tâm và nơi học Tiếng Việt uy tín để tránh phải gặp tình trạng “tiền mất tật mang”.

Là một trong những đơn vị đi đầu và được đánh giá cao về chất lượng đào tạo, Jellyfish Vietnam đã có cơ hội giảng dạy Tiếng Việt và giới thiệu văn hóa đến nhiều người nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam.

Các khóa học tại trung tâm được thiết kế phù hợp theo nguyện vọng của học viên từ trình độ sơ cấp đến cao cấp với thời gian linh động và nhu cầu học lớp cấp tốc hay lớp sơ cấp.

Với những kinh nghiệm tích lũy được trong suốt nhiều năm qua, chúng tôi hiểu rằng mỗi một cá nhân, doanh nghiệp đều có những mục tiêu riêng khi học Tiếng Việt. Vì vậy, chúng tôi luôn tìm hiểu kỹ lưỡng đặc thù công việc, ngành nghề kinh doanh của đối tác để thiết kế chương trình đào tạo hiệu quả và phù hợp cũng như có tính ứng dụng cao trong công việc, trong cuộc sống hằng ngày.

Các khóa học tại Jellyfish:

Để được tư vấn chi tiết các khóa học tiếng Việt cho người nước ngoài, các bạn hãy liên hệ ngay với Jellyfish Vietnam qua những cách sau nhé:

Jellyfish Vietnam – Hotline: 0961.275.006
 

Video liên quan

Chủ Đề