Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính như thế nào

Từ khóa liên quan số lượng

Câu hỏi ngày hỏi

Con trai tôi [chưa đầy 15 tuổi] đánh nhau với bạn học gây thương tích nhẹ, nhưng vẫn bị công an phường lập biên bản và xử phạt vi phạm hành chính với mức "cảnh cáo". Xin hỏi, việc xử phạt con tôi như vậy có đúng không?

Nội dung này được Luật sư, Thạc sĩ Phạm Thanh Bình tư vấn như sau:

  • Theo điều 6 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, người bị xử phạt vi phạm hành chính gồm: - Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt hành chính về vi phạm hành chính do cố ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra. Quân nhân tại ngũ, quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện và những người thuộc lực lượng công an nhân dân vi phạm hành chính bị xử lý như đối với các công dân khác. Trong trường hợp cần áp dụng hình thức phạt tước quyền sử dụng một số giấy phép hoạt động vì mục đích quốc phòng, an ninh, người xử phạt không trực tiếp xử lý mà đề nghị cơ quan, đơn vị quân đội, công an có thẩm quyền xử lý theo điều lệnh kỷ luật; - Tổ chức bị xử phạt hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra. Sau khi chấp hành quyết định xử phạt, tổ chức bị xử phạt xác định cá nhân có lỗi gây ra vi phạm hành chính để xác định trách nhiệm pháp lý của người đó theo quy định của pháp luật; - Cá nhân, tổ chức nước ngoài vi phạm hành chính trong phạm vi lãnh thổ, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam thì bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật Việt Nam. Trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác. Theo quy định tại điều 7 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi vi phạm hành chính thì bị phạt cảnh cáo. Căn cứ các quy định nêu trên, trường hợp em trai bạn bị xử phạt vi phạm hành chính khi còn ở độ tuổi 14 là phù hợp với các quy định của pháp luật.


Ngoài những nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính, việc xử lý đối với người chưa thành niên còn được  áp dụng các nguyên tắc sau đây:

1. Việc xử lý người chưa thành niên vi phạm hành chính chỉ được thực hiện trong trường hợp cần thiết nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội.

Trong quá trình xem xét xử lý người chưa thành niên vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính phải bảo đảm lợi ích tốt nhất cho người chưa thành niên. Biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng chỉ được áp dụng khi xét thấy không có biện pháp xử lý khác phù hợp hơn;

2. Việc xử lý người chưa thành niên vi phạm hành chính còn căn cứ vào khả năng nhận thức của người chưa thành niên về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi vi phạm, nguyên nhân và hoàn cảnh vi phạm để quyết định việc xử phạt hoặc áp dụng biện pháp xử lý hành chính phù hợp;

3. Việc áp dụng hình thức xử phạt, quyết định mức xử phạt đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính phải nhẹ hơn so với người thành niên có cùng hành vi vi phạm hành chính.

Trường hợp người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi vi phạm hành chính thì không áp dụng hình thức phạt tiền.

Trường hợp người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi vi phạm hành chính bị phạt tiền thì mức tiền phạt không quá 1/2 mức tiền phạt áp dụng đối với người thành niên; bị buộc phải nộp một khoản tiền tương đương trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính vào ngân sách nhà nước theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính thì số tiền nộp vào ngân sách nhà nước bằng 1/2 trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Trường hợp không có tiền nộp phạt hoặc không có khả năng thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả thì cha mẹ hoặc người giám hộ phải thực hiện thay;

4. Trong quá trình xử lý người chưa thành niên vi phạm hành chính, bí mật riêng tư của người chưa thành niên phải được tôn trọng và bảo vệ;

5. Các biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính phải được xem xét áp dụng khi có đủ các điều kiện quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính. Việc áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính không được coi là đã bị xử lý vi phạm hành chính.

Áp dụng các hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả

1. Các hình thức xử phạt áp dụng đối với người chưa thành niên bao gồm:

a] Cảnh cáo;

b] Phạt tiền;

c] Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

2. Các biện pháp khắc phục hậu quả áp dụng đối với người chưa thành niên bao gồm:

a] Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;

b] Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh;

c] Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường; văn hóa phẩm có nội dung độc hại;

d] Buộc nộp lại khoản thu bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái với quy định của pháp luật.

Áp dụng các biện pháp xử lý hành chính

1. Biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn được áp dụng đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính. Người chưa thành niên bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn phải được cha mẹ hoặc người giám hộ quản lý, trường hợp không có nơi cư trú ổn định thì phải ở tại cơ sở bảo trợ xã hội hoặc cơ sở trợ giúp trẻ em; được đi học hoặc tham gia các chương trình học tập hoặc dạy nghề khác; tham gia các chương trình tham vấn, phát triển kỹ năng sống tại cộng đồng.

2. Biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng được áp dụng đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên

1. Người chưa thành niên được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính nếu trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt mà không tái phạm.

2. Người chưa thành niên bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính nếu trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử lý hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử lý mà không tái phạm thì được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính.

Các biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính

1. Biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính là biện pháp mang tính giáo dục được áp dụng để thay thế cho hình thức xử phạt vi phạm hành chính hoặc biện pháp xử lý hành chính đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính, bao gồm biện pháp nhắc nhở, biện pháp giáo dục dựa vào cộng đồng và biện pháp quản lý tại gia đình.

2.Nhắc nhở: là biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính để chỉ ra những vi phạm do người chưa thành niên thực hiện, được thực hiện đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính mà theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính khi có đủ các điều kiện sau:

a] Vi phạm hành chính theo quy định bị phạt cảnh cáo;

b] Người chưa thành niên vi phạm đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi về hành vi vi phạm của mình.

Nhắc nhở được thực hiện bằng lời nói, ngay tại chỗ.

3. Quản lý tại gia đình: là biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính áp dụng đối với người chưa thành niên thuộc từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi mà bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn khi có đủ các điều kiện sau đây:

a] Đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi về hành vi vi phạm của mình;

b] Có môi trường sống thuận lợi cho việc thực hiện biện pháp này;

c] Cha mẹ hoặc người giám hộ có đủ điều kiện thực hiện việc quản lý và tự nguyện nhận trách nhiệm quản lý tại gia đình.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình. Thời hạn áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình từ 03 tháng đến 06 tháng. Trong thời gian quản lý tại gia đình, nếu người chưa thành niên tiếp tục vi phạm pháp luật thì người có thẩm quyền quyết định chấm dứt việc áp dụng biện pháp này và xử lý theo quy định của pháp luật.

4. Giáo dục dựa vào cộng đồng: là biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính áp dụng đối với người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng có nơi cư trú ổn định, đang theo học tại cơ sở giáo dục và cha mẹ, người giám hộ cam kết bằng văn bản về việc quản lý, giáo dục.

Tòa án nhân dân quyết định áp dụng biện pháp giáo dục dựa vào cộng đồng. Thời hạn áp dụng biện pháp giáo dục dựa vào cộng đồng từ 06 tháng đến 24 tháng. Người chưa thành niên bị áp dụng biện pháp giáo dục dựa vào cộng đồng được đi học hoặc tham gia các chương trình học tập hoặc dạy nghề khác; tham gia các chương trình tham vấn, phát triển kỹ năng sống tại cộng đồng.

Theo quy định tại Điều 21 Bộ Luật Dân sự năm 2015 thì “ Người chưa thành niên là người chưa đủ 18 tuổi”, theo khoa học thì ở độ tuổi này con người chưa phát triển hoàn thiện về thể chất và tinh thần, chưa có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ pháp lý như người đã thành niên. Chính vì vậy trong Luật Dân sự, Luật Hình sự cũng như Luật Xử lý vi phạm hành chính đều dành ra các chương riêng để quy định việc áp dụng pháp luật đối với người chưa thành niên. Phạm vi bài viết này chỉ nêu vấn đề việc áp dụng pháp luật đối với người chưa thành niên trong xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 cùng các văn bản hướng dẫn thi hành.

Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên được quy định trong Luật xử lý vi phạm hành chính như sau: Việc xử lý người chưa thành niên vi phạm hành chính chỉ được thực hiện trong trường hợp cần thiết nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội. Vì  vậy, trong quá trình xem xét xử lý người chưa thành niên vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính phải bảo đảm lợi ích tốt nhất cho người chưa thành niên; Việc áp dụng hình thức xử phạt, quyết định mức xử phạt đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính phải nhẹ hơn so với người thành niên có cùng hành vi vi phạm hành chính. [Điều 134 Luật XLVPHC].

Theo quy định tại Điều 5 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012  thì “Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính”

Như vậy, độ tuổi bị xử phạt theo quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính là với người từ đủ 14 tuổi trở lên. Khi xử lý đối với người chưa thành niên thì người thực thi công vụ phải xác định tuổi cho chính xác để áp dụng pháp luật cho phù hợp. Từ quy định trên có thể hiểu pháp luật chia ra làm 2 độ tuổi để áp dụng chế tài xử lý như sau:

- Độ tuổi từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi: Nếu người chưa thành niên trong độ tuổi này khi vi phạm hành chính do lỗi cố ý thì sẽ bị xử lý như sau:

+ Không áp dụng hình thức phạt tiền, chỉ áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo và/hoặc tịch thu tang vật phương tiện vi phạm hành chính;

+ Có thể áp dụng biện pháp nhắc nhở thay thế cho hình thức xử phạt cảnh cáo khi họ tự nguyện khai báo, thừa nhận và thành thật hối lỗi về hành vi vi phạm của mình.

- Độ tuổi từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi: bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính, nhưng quy định cụ thể như sau:

+ Nếu hành vi vi phạm đó quy định bị phạt tiền thì mức tiền phạt không quá 1/2 mức tiền phạt áp dụng đối với người thành niên; trường hợp không có tiền nộp phạt hoặc không có khả năng thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả thì cha mẹ hoặc người giám hộ phải thực hiện thay.

+ Có thể áp dụng biện pháp nhắc nhở khi hành vi vi phạm hành chính quy định bị phạt cảnh cáo và người chưa thành niên tự nguyện khai báo, thừa nhận về hành vi vi phạm, thành thật hối lỗi về hành vi vi phạm của mình.

-  Có thể áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi 02 lần trở lên trong 06 tháng có hành vi trộm cắp, lừa đảo, đánh bạc, gây rối trật tự công cộng mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, với điều kiện: Người chưa thành niên vi phạm đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi về hành vi vi phạm của mình; Có môi trường sống thuận lợi cho việc thực hiện biện pháp này; Cha mẹ hoặc người giám hộ có đủ điều kiện thực hiện việc quản lý và tự nguyện nhận trách nhiệm quản lý tại gia đình.

Theo quy định thì người có thẩm quyền xử phạt căn cứ vào các điều kiện quy định trên để xem xét, quyết định áp dụng biện pháp nhắc nhở và quản lý tại gia đình. Riêng biện pháp nhắc nhở thì việc nhắc nhở được thực hiện bằng lời nói, ngay tại chỗ và không phải lập thành biên bản.

Ngoài quy định về xử phạt hành chính, người chưa thành niên còn bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính [ giáo dục tại xã, phường, thị trấn và đưa vào trường giáo dưỡng] trong các trường hợp sau đây:

- Áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên khi có đủ các điều kiện sau

+ Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự.

+  Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự.

+  Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi 02 lần trở lên trong 06 tháng có hành vi trộm cắp, lừa đảo, đánh bạc, gây rối trật tự công cộng mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

- Áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng đối với người chưa thành niên khi có đủ các điều kiện sau

 + Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự.

+ Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng do vô ý quy định tại Bộ luật hình sự.

+ Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự mà trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

+ Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi 02 lần trở lên trong 06 tháng thực hiện hành vi trộm cắp, lừa đảo, đánh bạc, gây rối trật tự công cộng mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự và trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

Như vậy, người chưa thành niên khi vi phạm pháp luật chỉ  bị áp dụng 01 trong 02 biện pháp xử lý hành chính: biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng khi có đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật. Người chưa thành niên không thuộc đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc cơ sở cai nghiện bắt buộc.

Ngoài các quy định như trên, khi thi hành pháp luật người có thẩm quyền cũng phải lưu ý một số các nguyên tắc xử lý đối với người chưa thành niên như sau: Biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng chỉ được áp dụng khi xét thấy không có biện pháp xử lý khác phù hợp hơn;  Việc xử lý người chưa thành niên vi phạm hành chính còn căn cứ vào khả năng nhận thức của người chưa thành niên về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi vi phạm, nguyên nhân và hoàn cảnh vi phạm để quyết định việc xử phạt hoặc áp dụng biện pháp xử lý hành chính phù hợp; Trong quá trình xử lý người chưa thành niên vi phạm hành chính, bí mật riêng tư của người chưa thành niên phải được tôn trọng và bảo vệ; Việc áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính [ biện pháp nhắc nhờ và quản lý tại gia đình] không được coi là đã bị xử lý vi phạm hành chính.

Video liên quan

Chủ Đề