Tại sao nội Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội

Tại sao nói Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất?

[ĐCSVN] – Bạn đọc Huyền Trâm [Quận Tây Hồ, Hà Nội] hỏi: Quốc hội Việt Nam có vị trí, vai trò như thế nào trong bộ máy nhà nước ta? Tại sao nói Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân?

Trả lời: Trong bộ máy nhà nước ta, Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.

Hội nghị triển khai thực hiện Nghị quyết của Quốc hội phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030. [Ảnh: quochoi.vn]

Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất bởi vì theo quy định của Hiến pháp, ở nước ta, tất cả quyền lực thuộc về Nhân dân. Nhân dân là chủ thể của quyền lực nhà nước. Quốc hội do Nhân dân bầu ra, là cơ quan nhà nước cao nhất thực hiện quyền lực của Nhân dân. Quốc hội là cơ quyền lực nhà nước cao nhất còn thể hiện ở chức năng của Quốc hội. Theo quy định của Hiến pháp, Quốc hội là cơ quan thực hiện quyền làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp, làm luật và sửa đổi luật. Bằng việc làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp, Quốc hội quy định các vấn đề cơ bản nhất, quan trọng nhất về hình thức và bản chất của Nhà nước; ghi nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; quy định các nội dung cơ bản về chế độ kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ, môi trường, bảo vệ Tổ quốc và về tổ chức bộ máy nhà nước. Bằng việc làm luật và sửa đổi luật, Quốc hội điều chỉnh các quan hệ xã hội trong từng lĩnh vực của đời sống xã hội. Bên cạnh đó, Quốc hội là cơ quan có quyền quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, đó là những chủ trương lớn, những vấn đề quốc kế dân sinh, những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại, nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước. Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước. Không một cơ quan nào đứng trên Quốc hội trong xem xét, đánh giá việc thi hành Hiến pháp, luật - những văn bản mà chỉ Quốc hội mới có quyền ban hành. Các cơ quan do Quốc hội thành lập và người giữ các chức vụ do Quốc hội bầu, phê chuẩn phải chịu trách nhiệm, báo cáo công tác trước Quốc hội và chịu sự giám sát của Quốc hội.

Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân được thể hiện ở các mặt sau đây:

- Trước hết về cách thức thành lập, Quốc hội là cơ quan do cử tri cả nước bầu ra theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Quốc hội đại diện cho ý chí và nguyện vọng của Nhân dân cả nước, được Nhân dân tin tưởng uỷ thác quyền lực nhà nước, thay mặt Nhân dân quyết định những vấn đề trọng đại của đất nước và chịu trách nhiệm trước Nhân dân cả nước.

- Về cơ cấu tổ chức, đại biểu Quốc hội là yếu tố cơ bản và quan trọng nhất cấu thành Quốc hội. Đại biểu Quốc hội là những công dân ưu tú trong mọi lĩnh vực hoạt động của Nhà nước và xã hội, đại diện cho các tầng lớp Nhân dân và các dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam. Quốc hội là hình ảnh của khối đại đoàn kết toàn dân, là biểu trưng sức mạnh trí tuệ của cả dân tộc Việt Nam.

- Chức năng và nhiệm vụ của Quốc hội được quy định toàn diện trên các lĩnh vực: lập hiến, lập pháp, giám sát tối cao và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, nhằm phục vụ cho lợi ích chung của toàn thể Nhân dân. Có thể nói, 75 năm hình thành và phát triển của Quốc hội Việt Nam là 75 năm Quốc hội tận tâm cống hiến vì lợi ích quốc gia và dân tộc, nói lên tiếng nói của Nhân dân, hành động theo ý chí và nguyện vọng của Nhân dân./.

BTS

Cơ quan chấp hành là gì? Những thông tin cơ bản về cơ quan này là điều được rất nhiều người quan tâm tới. Để trả lời những câu hỏi này, mời các bạn theo dõi bài viết này của Luật Hùng Sơn nhé!

Cơ quan chấp hành là gì?

Theo quy định tại Điều 71 của Hiến pháp năm 1959: “Hội đồng Chính phủ là cơ quan chấp hành của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, và là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa”.

Quy định này thể hiện quyền lực của nhà nước tập trung vào hệ thống cơ quan dân cử. Trong đó, hội đồng chính phủ vẫn được xác định là cơ quan hành chính nhà nước. Đồng thời nó cũng là cơ quan chấp hành của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Hiến pháp năm 1980 kế thừa quy định của hiến pháp năm 1959, tiếp tục khẳng định tính chất chấp hành của hội đồng bộ trưởng trước quốc hội. Tuy nhiên vị trí, chức năng của cơ quan này thì đã có sự thay đổi. Cụ thể: “Hội đồng Bộ trưởng là Chính phủ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là cơ quan chấp hành và là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất” [Điều 104]. Toàn bộ các thành viên của hội đồng bộ trưởng đều do Quốc hội bầu, bãi nhiệm cũng như miễn nhiệm. Khi đó, hội đồng Bộ trưởng không chỉ chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội. Trong khoảng thời gian Quốc hội không họp chịu trách nhiệm cũng như báo cáo công tác trước hội đồng nhà nước.

Cho tới năm 1992, ngoài việc đổi tên hội đồng bộ trưởng thành Chính phủ, hiến pháp năm đó cũng xác định lại vị trí của Chính phủ: “Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội và là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” [Điều 109]. Kế tiếp là Hiến pháp năm 2013, với quy định Chính phủ đó là “cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội” [Điều 94], so sánh với Hiến pháp năm 1992 vị trí của Chính phủ có 2 điểm mới đáng chú ý:

Thứ nhất là: Lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến Nhà nước ta, Hiến pháp chính thức thừa nhận Chính phủ là cơ quan thực hiện quyền hành pháp. Theo đó là các quy định: Quốc hội thực hiện quyền lập pháp, TAND là cơ quan xét xử, thực hiện quyền tư pháp, Viện kiểm sát nhân dân [VKSND] thực hành quyền công tố, kiểm sát các hoạt động tư pháp, quy định Chính phủ là cơ quan thực hiện quyền hành pháp được coi là bước tiến vô cgùn quan trọng trong việc tạo cơ sở hiến định với mục đích cụ thể hóa nguyên tắc phân công, phối hợp cũng như kiểm soát quyền lực nhà nước trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Quy định này chỉ rõ Chính phủ không chỉ là cơ quan chấp hành của Quốc hội và tạo cho Chính phủ có đầy đủ vị thế cũng như thẩm quyền độc lập nhất định trong quan hệ với cơ quan lập pháp cũng như cơ quan tư pháp; thực hiện quyền kiểm soát với cơ quan lập pháp và cơ quan tư pháp để quyền lực nhà nước được thực hiện đúng đắn, hiệu quả vì mục tiêu xây dựng & phát triển đất nước. Bên cạnh đó, nó cũng tạo điều kiện để Nhân dân, những người chủ của quyền lực nhà nước có cơ sở để tiến hành kiểm soát và đánh giá hiệu lực, hiệu quả của các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lực khi được Nhân dân giao phó.

Thứ hai là: Xét về vị trí tính chất pháp lý đã đặt nội dung như sau: “Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” lên trên nội dung “là cơ quan chấp hành của Quốc hội”. Đó không chỉ đơn giản là việc thay đổi trật tự của câu chữ mà còn đề cao quyền hành pháp của Chính phủ. Đồng thời tạo cơ sở để xây dựng 1 Chính phủ phát triển, có khả năng chủ động, tính sáng tạo cao trong quản lý điều hành các mặt kinh tế – xã hội của đất nước. Đây cũng là cơ sở hiến định để tiến hành xác lập trật tự bên trong tổ chức và hoạt động của nền hành chính quốc gia thống nhất, hiệu lực, thông suốt, kỷ cương. Qua đó, Chính phủ phải là cơ quan chính chịu trách nhiệm trong việc hoạch định, xây dựng những chiến lược, kế hoạch phát triển, các dự án luật, pháp lệnh trình Quốc hội và Ủy ban thường vụ Quốc hội. Bên cạnh đó, nó cũng là cơ quan thống nhất quản lý, chỉ đạo và điều hành việc thực hiện các chiến lược, các dự án luật, kế hoạch phát triển, pháp lệnh sau khi được Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét và thông qua trên phạm vi toàn quốc. Song song với việc chính thức khẳng định vị trí của Chính phủ là một cơ quan thực hiện quyền hành pháp và là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hiến pháp năm 2013 kế thừa quy định của Hiến pháp năm 1992, tiếp tục quy định Chính phủ chính là cơ quan chấp hành của Quốc hội.

Đặc điểm của cơ quan chấp hành là gì?

Cơ quan chấp hành là 1 bộ phận của bộ máy nhà nước nên nó cũng có các đặc điểm chung của cơ quan nhà nước, cụ thể như sau:

  • Cơ quan hành chính nhà nước có quyền nhân danh Nhà nước khi tham gia vào những quan hệ pháp luật để thực hiên các quyền và nghĩa vụ pháp lý nhằm hướng tới lợi ích công. Cách biểu hiện của tính quyền lực nhà nước chính là: Cơ quan hành chính nhà nước có quyền ban hành những văn bản pháp luật như nghị định, quyết định, chỉ thị và có thể được áp dụng các biện pháp cưỡng chế hành chính nhà nước nhất định.
  • Hệ thống cơ quan hành chính nhà nước có cơ cấu tổ chức đặc biệt phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn do pháp luật quy định. Hiểu theo cách khác thì cơ quan hành chính nhà nước có tính độc lập tương đối về cơ cấu – tổ chức [do có cơ cấu bộ máy và quan hệ công tác bên trong cơ quan được quy định trước hết nhiệm vụ, chức năng và thể hiện vai trò độc lập]… Theo đó, cơ cấu tổ chức của cơ quan hành chính nhà nước được quy định cụ thể trong những văn bản pháp luật như Luật tổ chức Chính phủ năm 2015, Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015,…
  • Các cơ quan hành chính nhà nước được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật. Nó có chức năng nhiệm vụ, thẩm quyền riêng và có mối quan hệ phối hợp trong việc thực thi nhiệm vụ được giao với các cơ quan khác trong bộ máy nhà nước mà quan hệ ấy được quy định bởi thẩm quyền nhất định do pháp luật quy định. Đó là tổng thể những quyền, nghĩa vụ chung và các quyền hạn cụ thể mang tính quyền lực – pháp lý mà nhà nước trao quyền để thực hiện nhiệm vụ, chức năng của nhà nước. Đó là đặc điểm cơ bản để nhận biết cơ quan hành chính nhà nước với cơ quan không phải của nhà nước bởi những cơ quan, tổ chức đó không có thẩm quyền được quy định trong pháp luật.
  • Nguồn nhân sự chính của cơ quan hành chính nhà nước chính là đội ngũ cán bộ, công chức, được hình thành từ khi tuyển dụng, bổ nhiệm hay bầu cử theo quy định của Luật cán bộ và công chức năm 2008.

Bên cạnh những đặc điểm chung với cơ quan nhà nước, cơ quan hành chính nhà nước còn có các đặc điểm riêng được quyết định do chính bản chất hoạt động chấp hành – điều hành qua các đặc trưng này và nó có thể phân biệt cơ quan hành chính nhà nước đối với các cơ quan nhà nước khác.

Nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan chấp hành

Theo Hiến pháp năm 1992, cơ quan chấp hành cụ thể là chính phủ có các nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể như sau:

  • Lãnh đạo công tác các bộ, cơ quan ngang bộ và những cơ quan trực thuộc Chính phủ, UBND các cấp; xây dựng, kiện toàn hệ thống thống nhất bộ máy hành chính nhà nước từ trung ương tới cơ sở; hướng dẫn và kiểm tra Hội đồng nhân dân [HDND] thực hiện các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; đồng thời tạo điều kiện để HĐND [Hội đồng nhân dân] thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn theo luật định; tiến hành đào tạo, bồi dưỡng, sắp xếp cũng như sử dụng đội ngũ viên chức nhà nước;
  • Đảm bảo việc thi hành Hiến pháp và pháp luật trong những cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế và tổ chức xã hội. Đồng thời đó cũng là đơn vị vũ trang và công dân; tổ chức cũng như lãnh đạo công tác tuyên truyền, giáo dục Hiến pháp và pháp luật trong nhân dân;
  • Trình dự án luật, pháp lệnh và những dự án khác trước Quốc hội và Uỷ ban Thường vụ Quốc hội;
  • Thống nhất quản lý việc xây dựng và phát triển nền kinh tế quốc dân; thực hiện chính sách tài chính và tiền tệ quốc gia; quản lý và đảm bảo sử dụng có hiệu quả tài sản thuộc quyền sở hữu của toàn dân; phát triển văn hoá, giáo dục, y tế, khoa học và công nghệ, đồng thời thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và ngân sách Nhà nước;
  • Thi hành các biện pháp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, đồng thời tạo điều kiện cho công dân sử dụng quyền và làm tròn nghĩa vụ của mình. Bên cạnh đó, bảo vệ tài sản, lợi ích của Nhà nước và xã hội; bảo vệ môi trường;
  • Củng cố và tăng cường nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân; đảm bảo an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội; tiến hành xây dựng các lực lượng vũ trang nhân dân; bắt tay vào việc thi hành lệnh động viên, lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp và các biện pháp cần thiết khác để bảo vệ đất nước;
  • Tổ chức và lãnh đạo công tác kiểm kê và thống kê của Nhà nước; công tác thanh tra cũng như kiểm tra Nhà nước, chống nạn quan liêu, tham nhũng trong bộ máy Nhà nước; thực hiện công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân;
  • Thống nhất quản lý công tác đối ngoại; đàm phán và ký kết điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ngoại từ các quy định tại điểm 10 của Điều 103; đàm phán, ký, phê duyệt, gia nhập điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ; đồng thời chỉ đạo việc thực hiện các điều ước quốc tế mà cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập; bảo vệ lợi ích chính đáng của Nhà nước Việt Nam, lợi ích chính đáng của tổ chức và công dân Việt Nam ở nước ngoài;
  • Thực hiện chính sách xã hội, dân tộc và tôn giáo;
  • Quyết định việc điều chỉnh địa giới những đơn vị hành chính dưới cấp tỉnh, thành phố thuộc trung ương;
  • Phối hợp với Mặt trận tổ quốc Việt Nam, những đoàn thể nhân dân khi thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của mình; tạo điều kiện để các tổ chức hoạt động sao cho có hiệu quả.

Để thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình, cơ quan chấp hành có quyền ban hành những Nghị quyết, Nghị định. Toàn bộ quyết định của Chính phủ phải được nhiều hơn nửa tổng số thành viên Chính phủ biểu quyết tán thành, nếu biểu quyết ngang nhau thì thực hiện theo những ý kiến theo phía Thủ tướng Chính phủ.

Trên đây là những thông tin hữu ích lý giải cơ quan chấp hành là gì? Đặc điểm, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan này đối với bộ máy quản lý nhà nước. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn lý giải những thắc mắc trong đầu bấy lâu nay. Nếu muốn biết thêm nhiều tin tức mới nhất về luật pháp, hãy liên hệ với Luật Hùng Sơn nhé!

Video liên quan

Chủ Đề