Vì sao giá xe ô tô chưa giảm

Honda HR-V luôn nằm trong nhóm bán kém của phân khúc - Ảnh: THANH NGUYỄN

Thị trường ôtô Việt Nam ghi nhận những dấu hiệu khá tích cực trong tháng 1, khi tăng trưởng 16% so với cùng kỳ 2020. Tuy nhiên, so với dịp cao điểm cuối tháng 12 năm ngoái, doanh số vẫn giảm khá mạnh. Bước vào tháng 3, nhiều hãng xe đã mạnh tay tung ra các chương trình ưu đãi, nhằm thúc đẩy doanh số bán hàng.

Honda Việt Nam áp dụng chính sách ưu đãi đối với mẫu HR-V lên đến 170 triệu đồng, ghi nhận mức giảm giá cao nhất kể từ khi dòng xe này bán ra thị trường. Tuy nhiên, mức khuyến mãi này chỉ áp dụng đối với phiên bản HR-V L. 

Tại thị trường Việt Nam, dòng crossover cỡ B này có hai phiên bản G và L. 

So với các đối thủ cạnh tranh cùng phân khúc, HR-V lép vế về doanh số. Năm 2021, dòng xe này bán được tổng cộng 1.161 xe, trong khi doanh số tổng phân khúc đạt gần 43.000 xe.

Bên cạnh đó, tại một số đại lý Honda, mẫu CR-V ghi nhận mức giảm giá đến hơn 100 triệu đồng, gồm tiền mặt và phụ kiện. Mức ưu đãi khác nhau theo từng đại lý và khả năng đàm phán của người dùng. Với 5.854 chiếc bán ra trong năm ngoái, CR-V tỏ ra thua kém trước đối thủ cạnh tranh Mazda CX-5 [10.230 chiếc] và Hyundai Tucson [8.573 chiếc]. 

Ngoài ra, tư vấn bán hàng một số đại lý cho biết mẫu sedan Honda City cũng áp dụng chương trình ưu đãi tổng khoảng 80 triệu đồng bao gồm tiền mặt và tặng phụ kiện. Mẫu xe này lắp ráp trong nước nên còn nhận được chính sách ưu đãi giảm 50% lệ phí trước bạ.

Honda City từng có thời điểm đứng đầu phân khúc nhưng đang chứng kiến đà giảm doanh số - Ảnh: TUẤN CAO

Ngoài mức giảm mạnh tay từ các dòng xe Honda, thị trường ôtô tháng 3 ghi nhận nhiều chương trình ưu đãi từ các thương hiệu khác. Hầu hết các dòng xe của Mazda đều nhận chương trình giảm giá tại đại lý. Trong số đó, mẫu CX-8 nhận được nhiều ưu đãi nhất với mức giảm đến hơn 70 triệu đồng. Một số dòng xe khác như Mazda CX-3 hay Mazda3 giảm giá 35 đến 50 triệu đồng, kèm quà tặng. Mức giá tại mỗi đại lý và mỗi tư vấn bán hàng đưa ra khác nhau, do đó, người dùng có thể tham khảo nhiều nơi để có mức giá tốt nhất.

Mitsubishi hiện cũng áp dụng hàng loạt chương trình ưu đãi đối với các dòng xe đang bán. Hầu như mọi sản phẩm của thương hiệu Nhật Bản đều có ưu đãi. Dòng xe Outlander mới bán tặng quà với số lượng giới hạn khách mua xe trong tháng 3 trị giá hơn 30 triệu đồng. Dòng SUV Pajero Sport ghi nhận mức ưu đãi đến khoảng 60 triệu đồng. Một số mẫu xe khác như Attrage được ưu đãi khoảng 30 triệu đồng.

Ngoài các thương hiệu kể trên, tại đại lý của các thương hiệu khác như Toyota, Kia, Hyundai… nhiều dòng xe đang có các chương trình giảm giá khác nhau với mức từ khoảng 10 triệu đồng và tặng phụ kiện. Các chương trình ưu đãi, kết hợp cùng chính sách giảm lệ phí trước bạ đối với xe lắp ráp trong nước được cho là sẽ có những tác động tích cực đến thị trường ôtô Việt Nam đến hết quý 2 năm nay.

TUẤN CAO

Đà hồi phục của thị trường ô tô Việt Nam đang có dấu hiệu chững lại sau khi rộ thông tin ô tô lắp ráp trong nước sẽ một lần nữa được hưởng chính sách giảm 50% lệ phí trước bạ.

Nhiều khách hàng mua ô tô đang cố chờ chính sách giảm 50% lệ phí trước bạ

Trước đó, một số doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước như Trường Hải [THACO AUTO], TC Motor cũng đã có văn bản kiến nghị Chính phủ về gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt và giảm lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước [CKD]. Dù vậy, tính đến thời điểm này [9.11], vẫn chưa có quyết định chính thức về việc giảm lệ phí trước bạ cho xe CKD.

Bộ Tài Chính mới đây đã đề xuất phương án giảm 50% lệ phí trước bạ đối với ô tô lắp ráp, sản xuất trong nước từ ngày 15.11.2021 và sẽ lấy ý kiến, trình Chính phủ theo trình tự, thủ tục rút gọn nhằm tháo gỡ khó khăn cho ngành sản xuất trong nước, kích cầu tiêu dùng.

5 điểm nhấn trên thị trường ô tô Việt Nam nửa đầu năm 2021
đình tuyên

Tuy nhiên, khi quyết định chính thức vẫn chưa được đưa ra, phần lớn khách hàng lên kế hoạch mua ô tô đang chờ đợi, khiến đà hồi phục của thị trường ô tô bị ảnh hưởng. Khó khăn chồng chất sau đại dịch chưa kịp được tháo gỡ, các đại lý kinh doanh ô tô đã bắt đầu cảm thấy “khó thở” bởi sự chững lại của thị trường.

Theo Diệu Huyền, nhân viên bán hàng của một đại lý Ford tại TP. Thủ Đức [TP.HCM], sau khi chuyển sang lắp ráp trong nước dòng bán tải Ford Ranger vẫn hút khách. Hai tuần gần đây khách hàng vẫn đặt mua tuy nhiên phần lớn đều chờ đợi chưa nhận xe đi đăng ký sau khi có thông tin ô tô lắp ráp trong nước sẽ được giảm lệ phí trước bạ.

Nhiều khách hàng dù đã “xuống cọc” nhưng vẫn chờ thêm để được hưởng ưu đãi từ việc giảm 50% lệ phí trước bạ

Tuy nhiên, không chỉ riêng ở đại lý Ford này, tình trạng khách hàng “ký chờ” và đề nghị làm thủ tục đăng ký nhận xe sau ngày 15.11 [thời điểm được đồn đoán giảm 50% lệ phí trước bạ sẽ có hiệu lực] đang khá phổ biến tại hầu hết các đại lý ô tô trên toàn quốc.

Anh Huy, trưởng nhóm bán hàng của một đại lý Hyundai tại TP.Thủ Đức cho biết: “Phần lớn khách hàng đang mang tâm lý chờ đợi. Một số khách quyết định chờ đến khi chính sách được ban hành, có hiệu lực mới quyết định mua xe, số còn lại dù đã “xuống cọc” nhưng vẫn chờ thêm để được hưởng ưu đãi từ việc giảm 50% lệ phí trước bạ”.

Tâm lý chờ đợi của khách hàng mua ô tô khiến đại lý phân phối rơi vào thế khó trước bài toán tài chính, xoay vòng nguồn vốn

Việc khách hàng mang tâm lý chờ giảm lệ phí trước bạ mới hoàn tất thủ tục thanh toán, đăng ký nhận xe khiến không ít nhân viên bán hàng rơi vào cảnh “dở khóc, dở cười”. “Để hoàn thành mục tiêu doanh số khi thời gian bán hàng đang trôi về những tháng cuối năm chúng tôi cố gắng tư vấn khách hàng mua xe. Dù vậy, có nhiều trường hợp khách hàng đã quyết định “xuống cọc” mua xe hơn 2 tuần nay, phía đại lý cũng đã chuẩn bị sẵn xe để giao nhưng mãi khách hàng vẫn chưa chịu mang xe đi đăng ký và giải ngân, nhân viên bán hàng một đại lý Toyota chia sẻ.

5 màn giảm giá ô tô ‘sốc’ nhất Việt Nam nửa đầu năm 2021
đình tuyên

Trong khi đó, nhiều đại lý cũng đang rơi vào thế khó trước bài toán tài chính, xoay vòng nguồn vốn. “Xe coi như đã bán nhưng đại lý vẫn phải ôm, áp lực tài chính chi phí kho bãi đang đè nặng. Chỉ mong mong Chính phủ sớm có quyết định về việc giảm lệ phí trước bạ để giúp các doanh nghiệp kinh doanh ô tô tháo gỡ bớt khó khăn”, anh Huy chia sẻ thêm.

Để "phá băng" nhiều doanh nghiệp, đại lý kinh doanh ô tô nhập khẩu đã tung ra gói ưu đãi bằng hình thức giảm 50 - 100% lệ phí trước bạ

Về phía các doanh nghiệp kinh doanh ô tô nhập khẩu, cùng với việc góp ý kiến nghị Chính phủ xem xét giảm 50% lệ phí trước bạ cho ô tô nhập khẩu [CBU] tương tự như ưu đãi cho xe lắp ráp trong nước [CKD] trong thời gian tới, các doanh nghiệp cũng đang tự đưa ra giải pháp để “cứu lấy mình”.

Cụ thể, trước tâm lý chờ đợi của khách hàng, nhiều doanh nghiệp, đại lý kinh doanh ô tô nhập khẩu đã đưa ra các gói khuyến mãi bằng hình thức giảm 50 - 100% lệ phí trước bạ cho khách hàng mua xe ngay ở thời điểm hiện tại. Đây được xem như động thái để “phá băng” cho thị trường ô tô.

Hơn ai hết ở thời điểm này, các nhân viên bán hàng cũng như đại lý phân phối ô tô đang thấp thỏm chờ đợi từng ngày mong chính sách giảm 50% lệ phí trước bạ cho ô tô sớm được ban hành để góp phần giúp các doanh nghiệp kinh doanh ô tô có cơ hội gỡ khó sau một năm chịu nhiều biến động của đại dịch Covid-19.

Tin liên quan

Theo lộ trình khu vực mậu dịch tự do ASEAN [AFTA], từ nay đến năm 2018, mức thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc khu vực ASEAN sẽ giảm dần cho đến lúc chỉ còn 0%. Lộ trình giảm thuế một mặt sẽ giúp cho giá xe đỡ “gánh” thuế nhập khẩu, nhưng câu hỏi đặt ra là liệu chăng giá bán ra có rẻ hơn?

Lộ trình thuế quan ngày càng giảm

Trong năm 2014, mức thuế nhập khẩu ô tô đã giảm còn 50%, sang năm 2015 còn 35%. Theo lộ trình, năm 2016 giảm còn 20%, năm 2017 là 10% và 2018 chỉ còn 0%.

Nhìn vào lộ trình gia nhập AFTA, các chuyên gia trong ngành dự đoán, người tiêu dùng Việt Nam sẽ được sử dụng xe ô tô giá rẻ trong vài năm nữa. Bởi đến năm 2018, khi thuế nhập khẩu ô tô về 0%, một thị trường ô tô sôi động đã và đang được báo trước, nhưng phần lớn thị trường sẽ chủ yếu bị chiếm lĩnh bởi xe ô tô nhập khẩu nguyên chiếc.

Dừng lại một chút bác ơi!! Deal Hot đang chờ bác.

ƯU ĐÃI MUA BẢO HIỂM Ô TÔ LIBERTY HOÀN PHÍ ĐẾN 35%

Hiện tại danhgiaXe.com kết hợp cùng bảo hiểm Liberty Việt Nam ra mắt chương trình ưu đãi đặc biệt HOÀN PHÍ ĐẾN 35% khi mua bảo hiểm thân vỏ [giúp bác tiết kiệm một số tiền kha khá đấy!] Vì số lượng ưu đãi có hạn nên bác nào quan tâm thì nhanh tay bấm vào nút bên dưới để được tư vấn cụ thể nhé, các bác chỉ mất 30s.

P/s: Liberty [công ty Mỹ] là một trong các công ty Top đầu về bảo hiểm ô tô ở Việt Nam.

Đăng kí nhận ưu đãi ngay!

Xem thông tin chi tiết TẠI ĐÂY

Với lộ trình giảm thuế nhập khẩu ô tô, Bộ Công thương cũng xây dựng phương án ưu đãi các nhà sản xuất trong nước bằng việc giảm thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế trước bạ. Theo đó, thuế tiêu thụ đặc biệt với ô tô dưới 10 chỗ được đề xuất giảm 50%, lệ phí trước bạ đăng ký lần đầu cũng giảm 50%. Nếu phương án này đi vào hiện thực thì thuế tiêu thụ đặc biệt của ô tô dưới 10 chỗ sẽ còn 22,5-30% và thuế đăng ký trước bạ sẽ còn 5-7%.

Theo các chuyên gia trong ngành, nếu các lộ trình giảm thuế nói trên được thực hiện cùng thời điểm thì giá ô tô tại Việt Nam sẽ giảm mạnh là điều đã được nhìn thấy.

Nhưng giá xe sao vẫn cao?

Vậy tại sao giá xe trong tương lai được dự đoán vẫn không khác so với hiện tại? Phải chăng do mức thuế, phí quá cao nên giá ô tô ở Việt Nam luôn ở mức cao chót vót hay vì một nguyên nhân nào khác?

Từ nhiều năm qua, ôtô vẫn được coi là mặt hàng xa xỉ, vì thế đánh thuế rất cao ở mọi loại thuế phí như giá trị gia tăng, tiêu thụ đặc biệt [TTĐB], trước bạ cùng gần 10 loại phí khác. Ngoài ra, xe nhập khẩu còn thiệt thòi hơn nữa khi chịu rào cản thuế nhập khẩu, vốn đánh rất cao để bảo hộ ngành sản xuất trong nước.

Mặt khác, sự tương quan về thu nhập của người dân, hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông vẫn chưa đồng bộ để phát triển loại phương tiện này. 

Đứng trước tình cảnh trên, các “đại gia” như Toyota, Ford hay Honda chỉ trả lời nước đôi, rằng sẽ làm hết sức đóng góp cho ngành sản xuất Việt Nam, nhưng vấn đề lợi nhuận vẫn đặt lên hàng đầu, tức nếu giá xe nhập giảm thì hãng sẽ chuyển sang thuần nhập khẩu, đòi hỏi những chính sách có lợi từ chính phủ để duy trì sản xuất.

Tuy nhiên, triển vọng này khó xảy ra, bởi nếu người dân dễ mua xe ô tô, Chính phủ sẽ lo lắng về lượng phương tiện tăng cao, trong khi đó Cơ sở hạ tầng tại Việt Nam chưa đủ đáp ứng nhu cầu đi lại. Từ đó, các chính sách về thuế - phí sẽ lần lượt ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn và hạn chế việc mu axe. Thực tế đã chứng minh, dù hiện tại doanh số thị trường xe hơi Việt Nam còn khá nhỏ nhưng hai thành phố lớn là Hà Nội và TP HCM đã có những mức thuế phí cao hơn hẳn địa phương khác [đăng ký biển số, trước bạ]. Cụ thể, từ tháng 9/2015, mức phí đăng ký biển số xe tại TP.HCM đã tăng lên 11 triệu đồng thay vì trước đó chỉ có 2 triệu đồng.

Ngoài ra, những hàng rào kỹ thuật, yêu cầu về tài chính, kho bãi của đại lý,… cũng là một trong những vấn đề nhằm hạn chế lượng xe ô tô trên thị trường.

Từ đó, ta có thể thấy, yếu tố ảnh hưởng đến giá xe hơi tại Việt Nam không phải là thuế nhập khẩu, thuế TTĐB hay bất cứ loại thuế phí nào khác mà thực chất phụ thuộc vào ý chí của cơ quan quản lý, khi nào ôtô còn là mặt hàng "cần hạn chế tiêu dùng", khi đó giá xe vẫn còn cách xa mức thu nhập của người dân.

Video liên quan

Chủ Đề