Tại sao phi công không có sẹo

Hàng không là một trong những ngành nghề mơ ước mà biết bao người muốn đặt chân vào. Tuy nhiên, để có thể đứng được ở hàng ngũ phi công thì bạn phải trải qua rất nhiều khâu tuyển chọn khắt khe, trong đó có cả yêu cầu trên người không có sẹo. Chắc hẳn nghe đến yêu cầu này nhiều bạn sẽ cảm thấy ngạc nhiên lắm đúng không?

Như chúng ta biết, càng lên cao không khí sẽ càng loãng và áp lực càng thấp khiến cơ thể con người nở ra. Điều tất yếu là các vết sẹo dù mới hay cũ cũng đều nở ra theo. Độ lớn của vết sẹo tỉ lệ nghịch với khả năng chịu áp lực, sẹo càng to chịu áp lực càng kém. Khi máy bay chẳng may gặp sự cố về máy nén khí thì những vết sẹo này sẽ không đủ khả năng chống chịu áp lực mà bị nứt toác và chảy máu.

Khi phi công có vết sẹo lớn trên người sẽ làm ảnh hưởng đến tâm lý và sức tập trung xử lý an toàn cho chuyến bay.

Nếu như cabin và khoang máy bay là những phòng kín, áp lực khi ở đó được cân bằng giống như không khí ở độ 2000m so với mực nước biển thì hoàn toàn không gây nguy hiểm cho người có sẹo. Tuy nhiên, khi bay ở độ cao 30.000 - 40.000 feet [tương đương 9.000 - 12.000m] áp lực của không khí bên ngoài khoang máy chỉ bằng 1/4 so với ở mặt đất.

Trường hợp mà máy bay gặp sự cố ở độ cao này, thiết bị nén khí sẽ ngừng hoạt động, phi công nhanh chóng yêu cầu hành khách dùng mặt nạ dưỡng khí và hạ độ cao của máy bay xuống. Trong khoảng thời gian này, trên người phi công mà có vết sẹo lớn sẽ gặp nguy hiểm, làm ảnh hưởng đến tâm lý và khả năng tập trung để xử lý an toàn cho chuyến bay.

Đối với lĩnh vực dân sự, tùy hãng bay sẽ yêu cầu độ lớn nhỏ của vết sẹo khác nhau.

Thế còn với các hành khách có sẹo thì sao, họ sẽ không được đi máy bay ư? Câu trả lời là những hành khách này hoàn toàn có thể đi được máy bay. Họ cũng sẽ bị rách vết thương khi ở trong tình huống trên nhưng khác một điểm là họ có thể tập trung mọi tâm trí để xử lý vết thương được. Còn đối với phi công, là người trực tiếp cầm lái điều khiển máy bay thì họ không thể bị xao lãng bởi những vết thương trên người. Một bật mí nho nhỏ là tỷ lệ sự cố này xảy ra rất ít và nếu có bị ảnh hưởng thì cũng chỉ khiến vết sẹo nứt ra, không gây nguy hiểm đến tính mạng.

Nhưng không phải tất cả mọi trường hợp phi công trên người có vết sẹo đều không được lái máy bay đâu nhé! Tùy theo tính chất công việc và yêu cầu của hãng hàng không sẽ có quy định cụ thể về độ lớn của vết sẹo. Trong lĩnh vực dân sự, những vết sẹo nhỏ hơn đồng xu có thể xử lý được. Nhưng ở lĩnh vực quân sự, quy định nghiêm khắc hơn nhiều. Dù chỉ có 1 vết sẹo nhỏ thôi cũng không được phép cầm lái. Vì chiến lược bay quân sự cần sự phối hợp, lúc lên lúc xuống độ cao thay đổi cực nhanh.

Riêng ở lĩnh vực quân sự, dù chỉ có 1 vết sẹo nhỏ cũng không được phép cầm lái.

Để trở thành một phi công, các ứng viên phải trải qua 13 vòng kiểm tra: điện tim, điện não, xét nghiệm sinh hóa máu, nước tiểu, tâm lý thần kinh,… Quá trình đào tạo một phi công sẽ phải mất từ 7 - 9 năm và chi phí đào tạo khoảng 1,5 - 2,5 tỷ đồng. Họ cũng chính là người gánh trên vai tính mạng của hành khách nên luôn phải tập trung cao độ trong mọi tình huống. Để đảm bảo an toàn, các hãng hàng không bắt buộc đưa ra những quy định nghiêm ngặt đối với phi công.

Giấc mơ “bay đi muôn nơi” chắc hẳn là ước muốn của nhiều người và vị trí phi công sẽ còn hơn thế bởi những yêu cầu ngặt nghèo của ngành hàng không. Ngoài yếu tố về chuyên môn, sức khỏe, các phi công còn phải tuân thủ nhiều quy định nghiêm ngặt khác để đảm bảo an toàn cho cả chuyến bay…

Để được đứng trong hàng ngũ phi công, bạn sẽ phải trải qua khâu tuyển chọn khắt khe. Ngoài vấn đề về trình độ chuyên môn, sức khỏe, tuyển chọn phi công còn có nhiều quy định nghiêm ngặt như cơ thể không được có sẹo, không được để râu hay xỏ khuyên.

Vậy tại sao vị trí phi công lại không chọn những người có sẹo? Như chúng ta đều biết càng lên cao không khí càng loãng, áp lực càng thấp, khiến cơ thể người nở ra. Điều tất yếu là các vết sẹo mới hay cũ đều nở ra, hở miệng và toét lớn, khả năng cao gây chảy máu.

Phi công phải đáp ứng nhiều yêu cầu nghiêm ngặt của ngành hàng không.

Khi máy bay đạt đến một độ cao khoảng 30-40 nghìn feet, áp lực của không khí bên ngoài khoang máy chỉ bằng 1/4 so với ở mặt đất, các máy bay sẽ luôn chạy thiết bị nén khí ở độ cao này.

Nếu máy bay gặp sự cố ở độ cao lớn, thiết bị nén khí ngừng hoạt động, phi công sẽ nhanh chóng yêu cầu dùng mặt nạ dưỡng khí và hạ độ cao của máy bay xuống. Trong khoảng thời gian ngắn hạ độ cao, nếu phi công mang trên mình vết sẹo lớn sẽ gặp nguy hiểm, nó sẽ bị nứt vỡ ra gây ảnh hưởng đến tâm lý và sức tập trung xử lý an toàn bay. Đây là điều tuyệt đối cấm kỵ trong ngành hàng không.

Đối với hành khách có vết sẹo trên người thì trong tình huống khẩn cấp, thiết bị nén khí ngừng hoạt động, ảnh hưởng lớn nhất cũng chỉ là vết sẹo bị rách nứt ra, không gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, nếu điều này xảy ra với phi công thì ảnh hưởng không thể lường hết được. Thời điểm này chính là lúc cần sự tập trung cao độ nhất, một chút xao nhãng vì vết thương có thể khiến tính mạng của hàng trăm người trên chuyến bay bị đe dọa.

Tuy nhiên, không phải cứ có sẹo là không được lái máy bay. Các hãng hàng không thường đưa ra tiêu chuẩn rõ ràng về độ lớn, độ nông sâu.

Ngoài ra, một số hãng hàng không không cho phép phi công để râu, xỏ khuyên hay đeo bất cứ thứ gì lên mặt của mình. Nguyên nhân là do râu hay những phụ kiện trang sức có thể ngăn không cho mặt nạ cung cấp oxy vừa với khuôn mặt của phi công và hoạt động bình thường khi xảy ra tình huống khẩn cấp. Phi công phải là người an toàn trước tiên để giúp hành khách của mình được an toàn.

V.Cường [tổng hợp]

Nhiều người sẽ ngạc nhiên khi nghe về quy định loại ứng viên có sẹo khi tuyển làm phi công. Đây là điều kiện của vòng loại sơ khảo đối với các ứng viên và các lí do dưới đây chính là lời giải thích cho quy định trớ trêu này.

Vết sẹo có khả năng toét ra

Có một thực tế là khi càng lên cao, áp lực không khí sẽ càng thấp. Trong điều kiện này, cơ thể người sẽ nở ra. Chính vì điều này, các vết sẹo dù cũ cách mấy cũng rất dễ bị xé rách trong hoàn cảnh như vậy. Đối với vết sẹo trên da, vết sẹo càng lớn thì khả năng chịu áp lực càng nhỏ. Do đó khi bị rơi vào tình huống máy nén khí gặp sự cố, sức chịu đựng của da không đủ sẽ gây vỡ và chảy máu. Tuy nhiên, cabin và khoang máy bay đều là phòng kín, áp lực khí trong khoang được cân bằng giống như không khí ở độ cao 2000 mét so với mặt nước biển nên không gây nguy hiểm cho người có vết sẹo.

Vì nhiều quy định nghiêm ngặt nên phi công không được có sẹo quá to ngoài da. [Ảnh: Zing.vn + Internet]

Khi bay lên độ cao từ 9 nghìn đến 12 nghìn mét, áp lực của không khí bên ngoài khoang máy chỉ bằng 1/4 so với ở mặt đất. Máy bay luôn phải chạy thiết bị nén khí ở độ cao này. Nếu máy bay gặp sự cố ở độ cao tầm cao, thiết bị nén khí ngừng hoạt động, phi công sẽ nhanh chóng yêu cầu dùng mặt nạ dưỡng khí và hạ độ cao của máy bay xuống. Trong khoảng thời gian ngắn hạ độ cao, nếu phi công mang trên mình vết sẹo lớn sẽ gặp nguy hiểm, nó sẽ bị nứt vỡ ra gây ảnh hưởng đến tâm lý và sức tập trung xử lý an toàn bay. Đây là điều tuyệt đối cấm kỵ trong ngành hàng không.

Hành khách có sẹo thì thế nào?

Đối với hành khách có vết sẹo trên người thì cũng không nên lo lắng khi đi máy bay. Trong tình huống khẩn cấp, thiết bị nén khí ngừng hoạt động, ảnh hưởng lớn nhất cũng chỉ là vết sẹo bị rách nứt ra, không gây nguy hiểm đến tính mạng. Hơn nữa, tỉ lệ xảy ra sự cố như thế là vô cùng thấp.

Tuy nhiên, nếu điều này xảy ra với phi công thì ảnh hưởng không thể lường hết được. Thời điểm này chính là lúc cần sự tập trung cao độ nhất, nếu bất ngờ bị xao lãng với vết thương, an toàn của chuyến bay và tính mạng hàng trăm hành khách sẽ bị đe dọa nghiêm trọng.

 

 

Ngoài những quy định gắt gao về chiều cao, cân nặng, sức khỏe thì phi công còn được kiểm tra kĩ lưỡng những vết sẹo trên người. [Ảnh: Internet]

Nói đi cũng phải nói lại. Không phải tất cả các trường hợp phi công có vết sẹo đều không được lái máy bay. Họ có quy định cụ thể về độ lớn của vết sẹo. Trong lĩnh vực dân sự, vết sẹo nhỏ hơn độ rộng của đồng tiền xu thì hoàn toàn có thể xử lý. Về lĩnh vực hàng không quân sự thì đòi hỏi nghiêm khắc hơn nhiều. Dù người đó chỉ có một vết sẹo nhỏ thôi cũng không được làm việc trong bộ phận cầm lái máy bay. Yêu cầu này không chỉ là lời nói mà đã đưa thành văn bản quy định. Vì đối với chiến lược bay quân sự còn cần sự phối hợp, lúc lên lúc xuống độ cao thay đổi cực nhanh và nhiều khả năng xảy ra rủi ro. Vì vậy người có vết sẹo sẽ khó tham gia hành động trong điều kiện không có áp suất không khí.

Nghề phi công có lẽ là nghề đòi hỏi gắt gao nhất về sức khỏe. Các ứng viên phải trải qua 13 vòng kiểm tra như: điện tim, điện não, xét nghiệm sinh hoá máu, nước tiểu, tâm lý thần kinh, chức năng tiền đình… mới có hi vọng tham dự các vòng thi tiếp theo. Quá trình đào tạo được một phi công thực thụ thường sẽ phải mất từ 7 đến 9 năm. Chi phí đào tạo thường rất cao, ở Việt Nam, chi phí học sẽ lên tới 1,5 đến 2,5 tỉ đồng.

Video liên quan

Chủ Đề