Nguyên nhân gây tăng áp lực nội sọ

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán tăng áp lực nội sọ?

Để chẩn đoán bệnh , bác sĩ có thể thực hiện những việc sau:

  • Bệnh sử y tế và thăm khám lâm sàng bao gồm khám thần kinh để kiểm tra các giác quan, sự cân bằng và trạng thái tinh thần.
  • Chọc dò tủy sống (còn gọi là chọc thắt lưng) để đo áp lực dịch não tủy.
  • Chụp CT là chẩn đoán hình ảnh tiêu chuẩn vàng, tạo ra một loạt các hình ảnh X-quang cắt ngang vùng đầu và não.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI) (sử dụng sau khi đã có các đánh giá sơ bộ) sử dụng từ trường để phát hiện những thay đổi tinh tế trong nhu mô não được hiển thị chi tiết hơn so với phim chụp X-quang hoặc CT.

Những phương pháp nào dùng để điều trị tăng áp lực nội sọ?

Mục tiêu cấp bách nhất của điều trị tăng áp lực nội sọ là làm giảm áp lực bên trong hộp sọ. Mục tiêu tiếp theo là giải quyết các tình trạng cơ bản.

Phương pháp điều trị hiệu quả để giảm áp lực bao gồm dẫn lưu chất lỏng với một ống bắc cầu qua một lỗ nhỏ ở hộp sọ hoặc thông qua tủy sống. Các loại thuốc mannitol và muối ưu trương có thể làm giảm áp lực nội sọ. Chúng hoạt động bằng cách loại bỏ chất lỏng ra khỏi cơ thể. Nếu bác sĩ lo lắng có thể làm áp lực nội sọ tồi tệ hơn do tăng huyết áp, các thuốc an thần có thể được sử dụng.

Các phương pháp điều trị tăng áp lực nội sọ ít phổ biến hơn bao gồm:

  • Loại bỏ một phần của hộp sọ
  • Sử dụng thuốc gây mê
  • Làm lạnh cơ thể hoặc làm giảm thân nhiệt

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn quản lý hội chứng tăng áp lực nội sọ?

Bạn không thể ngăn chặn tăng áp lực nội sọ, nhưng có thể ngăn ngừa chấn thương sọ não. Luôn đội mũ bảo hiểm khi đi xe hoặc chơi các môn thể thao đối kháng. Đeo dây an toàn khi lái xe và giữ chỗ ngồi càng xa bảng điều khiển hoặc ghế trước mặt càng tốt. Luôn đặt trẻ vào ghế an toàn riêng cho trẻ em.

Ngã tại nhà là một nguyên nhân phổ biến gây chấn thương sọ não, đặc biệt với những người cao tuổi. Vì vậy, bạn hãy cố gắng giữ cho sàn nhà khô và gọn gàng. Nếu cần thiết, cài đặt tay vịn.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Tăng áp lực nội sọ (tên tiếng Anh là Increased intracranial pressure) là một bệnh lý thuộc chuyên khoa thần kinh. Đây là một bệnh nguy hiểm, có thể ảnh hưởng tới tính mạng của người bệnh. Vậy tăng áp lực nội sọ là gì? Nguyên nhân gây bệnh do đâu mà có? Triệu chứng như thế nào và cách điều trị ra sao? Hãy theo dõi bài viết dưới đây cùng Docosan để có câu trả lời chính xác nhất.

Tóm tắt nội dung

Tăng áp lực nội sọ là gì?

Tăng áp lực nội sọ (ICP) là sự gia tăng áp lực xung quanh não của bệnh nhân. Nó có thể là do sự gia tăng lượng chất lỏng xung quanh não . Ví dụ, có thể có lượng dịch não tủy tăng lên tự nhiên đệm não của người bệnh một cách tự nhiên hoặc tăng lượng máu trong não do chấn thương hoặc khối u bị vỡ.

Việc gia tăng áp lực nội sọ tăng cũng có thể là bản thân mô não của bệnh nhân đang bị sưng lên, do chấn thương đầu hoặc do các bệnh lý ở thần kinh như động kinh. Các chán thương ở não cũng có thể gây nên gia tăng áp lực nội sọ.

Nguyên nhân gây tăng áp lực nội sọ
Tăng áp lực nội sọ là gì?

Như đã đề cập ở trên, hội chứng tăng áp lực nội sọ là bệnh lý cực kì nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người bệnh. Khi phát hiện các triệu chứng của bệnh, cần phải nhanh chóng đưa người bệnh điều trị để kịp thời cứu chữa.

Triệu chứng của tăng áp lực nội sọ

Những triệu chứng thường thấy của tăng áp lực nội sọ là:

  • Xuất hiện những cơn đau đầu
  • Thường xuyên cảm thấy buồn nôn
  • Tăng huyết áp
  • Suy giảm khả năng trí óc
  • Bị nhầm lẫn về không gian và thời gian
  • Khả năng thị lực bị suy giảm, mắt nhìn mờ hoặc nhìn đôi. Đồng tử không phản ứng với sự thay đổi ánh sáng đột ngột
  • Khả năng thở bị suy yếu
  • Thường lên cơn co giật
  • Rơi vào những cơn hôn mê
Nguyên nhân gây tăng áp lực nội sọ
Triệu chứng của tăng áp lực nội sọ

Ngoài ra, những triệu chứng – dấu hiệu trên có thể cho thấy người bệnh không chỉ đang bị hội chứng tăng áp lực nội sọ mà còn những bệnh lý nghiêm trọng khác như đột quỵ, khối u não,…

Bên cạnh đó, tăng áp lực nội sọ cũng xuất hiện ở trẻ sơ sinh. Nguyên nhân là do những tai nạn như té ngã gây ra những tổn thương ở não. Các dấu hiệu, triệu chứng cũng tương tự như người lớn. Tuy nhiên, có thêm một triệu chứng xuất hiện là thóp đỉnh đầu của trẻ bị lồi ra, phồng lên, có thể quan sát rõ bằng mắt thường.

Nguyên nhân gây tăng áp lực nội sọ

Nguyên nhân thường thấy nhất của tăng áp lực nội sọ chính là tai biến mạch máu não. Ngoài ra, một số nguyên nhân khác gây bệnh có thể kể đến như:

  • Nhiễm trùng não (hay còn gọi là viêm não): Tình trạng não xuất hiện vi khuẩn hay các loại virus sống ký sinh, gây nên hiện tượng nhiễm trùng não
  • Có xuất hiện khối u ở trong não: Khối u này có thể là khối u lành tính hoặc ác tính
  • Chấn thương đầu: Những chấn thương ở đầu do tai nạn cũng có thể làm tăng áp lực nội sọ
  • Vỡ phình động mạch não: Hay còn được gọi là xuất huyết não, đây là một trong những nguyên nhân của hội chứng tăng áp lực nội sọ, đồng thời cũng là nguyên nhân của đột quỵ xuất huyết não
  • Động kinh: Sự rối loạn của hệ thống thần kinh, gây nên những cơn co giật. Hiện tượng này được gọi là động kinh.
  • Não úng thủy: Là hiện tượng tràn dịch tủy ở trong não.
  • Tổn thương ở não do huyết áp cao: Dẫn dến hiện tượng xuất huyết não
  • Viêm màng não: Hiện tượng màng não bị viêm do vi khuẩn, hay virus gây ra
  • Thiếu oxy trong máu: Khi lượng oxy trong máu thấp hơn mức bình thường
Nguyên nhân gây tăng áp lực nội sọ
Nguyên nhân gây tăng áp lực nội sọ

Phương pháp điều trị tăng áp lực nội sọ

Mục tiêu tiên quyết trong việc điều trị tăng áp lực nội sọ chính là việc làm suy giảm áp lực bên trong hộp sọ của bệnh nhân. Kế đến, các bác sĩ sẽ giải quyết các bệnh lý, nguyên nhân gây nên hội chứng tăng áp lực nội sọ.

Một số phương pháp điều trị tăng áp lực nội sọ thông thường là:

  • Dẫn lưu não thất
  • Sử dụng thuốc manitol và kết hợp với nước muối ưu trương
  • Bác sĩ có thể sử dụng thêm thuốc an thần để ngăn chặn các cơn động kinh.
Nguyên nhân gây tăng áp lực nội sọ
Dùng thuốc điều trị tăng áp lực nội sọ theo chỉ định của bác sĩ

Ngoài những phương pháp trên, một vài phương pháp điều trị khác cũng có thể được áp dụng, mặc dù ít phổ biến hơn:

  • Loại bỏ một phần của hộp sọ
  • Sử dụng thuốc gây mê
  • Hạ thân nhiện của người bệnh

Chú ý: những phương pháp điều trị trên chỉ mang tính chất tham khảo, tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng bệnh mà các bác sĩ sẽ dụng phương pháp phù hợp nhất đối với người bệnh.

Một số bác sĩ có thể khám và điều trị bệnh tăng áp lực nội sọ

  • Bác sĩ Chuyên khoa I Đặng Thế Ân, 24 năm kinh nghiệm, Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Thạc sĩ, Bác sĩ Trần Thị Mai Thy, trên 13 năm kinh nghiệm, Quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Thạc sĩ, Bác sĩ Phạm Quỳnh Nga, hơn 11 năm kinh nghiệm, Quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh.

Kết luận

Tăng áp lực nội sọ là một bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của người bệnh. Do đó, khi thấy người thân hoặc bản thân có những dấu hiệu – triệu chứng như trên, người bệnh cần nhanh chóng tìm đến các bác sĩ thần kinh uy tín để được tư vấn, hỗ trợ kịp thời.

Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị. Để được tư vấn trực tiếp, bạn đọc vui lòng liên hệ hotline 1900 638 082 hoặc CHAT để được hướng dẫn đặt hẹn.

Tại sao tăng áp lực nội sọ gây Nôn?

Cơn đau tăng khi vận động, gắng sức, ho hắt hơi do tăng áp lực tĩnh mạch, giảm đau khi đứng, ngồi. Người bệnh có thể có hiện tượng buồn nôn do sự kích thích dây X, thường xuất hiện sau cơn nhức đầu, nôn dễ dàng vào buổi sáng, sau nôn sẽ thấy đỡ đau đầu.

Tăng áp lực nội sọ khi não?

Trong thực hành, chấp nhận ALNS thông qua áp lực dịch não tủy (DNT) bình thường 7-20cm H2O khi nằm, chọc dò thắt lưng. Khi áp lực DNT 25 cm H2O hay khi ALNS trên 15 mmHg là tăng áp lực nội sọ.

Áp lực nội sọ là gì?

Áp lực nội sọ là kết quả của áp lực riêng ở từng khu vực, cụ thể nhu mô não 88%, dịch não tủy chiếm 9% thể tích và mạch máu 3%.

Thể tích dịch não tủy bao nhiêu thì tăng áp lực nội sọ?

Khi áp lực dịch não tủy lên mức 25cmH2O hoặc khi áp lực nội sọ trên 12mmHg được gọi là tăng áp lực nội sọ (ICP: Increased Intracranial Pressure). Tăng áp lực nội sọthể gây ra khi tăng lượng chất lỏng quanh não (gia tăng lượng dịch não tủy tự nhiên, chảy máu vào trong não do chấn thương hoặc có một khối u bị vỡ).