Nhà máy xử lý rác thành quang phát điện petech

Thị trường rác thải hiện nay có giá trị từ 7.300-9.800 tỉ đồng, tiếp tục thu hút các khoản đầu tư và công nghệ mới.
Nhà máy xử lý rác thành quang phát điện petech

Theo thống kê của Sở Tài nguyên – Môi trường TP.HCM, tổng lượng rác đã thu gom vận chuyển năm 2018 là hơn 3 triệu tấn, trung bình mỗi ngày thành phố thải ra hơn 9.200 tấn rác, tăng 4,19% so với năm 2017. Hầu hết rác là chôn lấp nên gây ô nhiễm cho các khu dân cư. Vì thế, thành phố xác định đến năm 2020 sẽ giảm tỉ lệ chôn lấp rác còn 50%, yêu cầu các nhà máy chuyển sang công nghệ đốt rác phát điện. Dự kiến năng lượng thu được giai đoạn 2020-2021 là 98MW, đến năm 2025 là 138MW và đến năm 2030 có thể lên đến 198MW.

“Sau khi đưa 3 nhà máy đốt rác phát điện vào hoạt động, lượng rác thải chôn lấp ở TP.HCM sẽ giảm xuống dưới 50%”, ông Nguyễn Toàn Thắng, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM, cho biết.

Tại TP.HCM, hiện tại tổng khối lượng rác thải được xử lý chủ yếu bởi 3 nhà đầu tư là Công ty Xử lý Chất thải Việt Nam (VWS), Công ty Cổ phần Vietstar và Công ty Cổ phần Tâm Sinh Nghĩa. Hiện nay, thành phố kêu gọi đầu tư công nghệ xử lý rác mới đối với 5 bãi chôn lấp ngưng hoạt động gồm Phước Hiệp (huyện Củ Chi) 3 bãi, Gò Cát (quận Bình Tân) và Đông Thạnh (huyện Hóc Môn). Nhà đầu tư được hưởng một số ưu đãi như miễn tiền thuê đất 11 năm hoặc giảm 70% tiền thuê đất phải nộp; mua lượng điện tạo ra; tài trợ lãi vay; miễn thuế nhập khẩu tài sản cố định của dự án; hỗ trợ cơ sở hạ tầng (đường giao thông, điện, nước) đến chân tường rào dự án…

Cùng với tốc độ phát triển đô thị hóa và hiện đại hóa ở Việt Nam, lượng rác thải ngày càng tăng, điều đó thúc đẩy tiềm năng phát triển của thị trường xử lý rác thải. Theo thống kê của Tổng cục Môi trường Việt Nam và Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tổng lượng rác thải hiện nay hơn 20 triệu tấn/năm. Với doanh thu xử lý rác từ các nhà xử lý rác khoảng 360.000-476.000/tấn, thì thị trường rác thải hiện nay có giá trị từ 7.300-9.800 tỉ đồng. Dự báo đến năm 2025, chỉ riêng phân khúc xử lý rác thải sinh hoạt sẽ có giá trị từ 14.000-16.800 tỉ đồng.

Nhà máy xử lý rác thành quang phát điện petech

Theo lộ trình thay đổi công nghệ, tỉ lệ chất thải rắn (CTR) sinh hoạt được xử lý bằng phương pháp chôn lấp sẽ giảm từ 73% xuống còn 18% giai đoạn 2016-2025 và phương pháp đốt sẽ thay thế, chiếm từ 9% hiện tại tăng lên đến 70% vào năm 2025. Ước tính phân khúc xử lý CTR sinh hoạt bằng công nghệ đốt hiện tại hoặc tiên tiến hơn, giúp giảm thiểu nguy hại đến môi trường, sẽ tiếp cận được thị trường CTR sinh hoạt đầy tiềm năng, với giá trị ước tính năm 2025 là hơn 2.200 tỉ đồng chỉ riêng ở TP.HCM.

Dù có nhiều ưu điểm nhưng phương pháp đốt phát điện vẫn còn nhiều hạn chế về tác động đối với môi trường, đặc biệt là phương pháp đốt phổ biến hiện nay là sử dụng nhiên liệu như xăng dầu và khí gas. Chẳng hạn, nhà máy xử lý rác sinh hoạt phát điện Cần Thơ có tổng mức đầu tư hơn 1.000 tỉ đồng đã sử dụng công nghệ đốt rác để phát điện. Năm 2017, nhà máy chính thức đi vào hoạt động. Tuy vậy, đến nay, lượng tro bay đã gần đầy kho chứa, hệ lụy do công nghệ này đang khiến thành phố và nhà máy phải tìm phương án giải quyết.

Ngành xử lý rác thải cũng đang thí điểm phương pháp xử lý rác bằng công nghệ Plasma. Đó là dự án chuyên cung cấp công nghệ xử lý rác thải Plasma có công suất 300 tấn/ngày đã được khởi công xây dựng tại huyện Đông Anh, Hà Nội; hay dự án của Công ty Trisun International Development (Úc), với đại diện tại Việt Nam là Công ty Kiên Giang Composite, giới thiệu dự án nhà máy xử lý rác đốt Plasma với công suất 2.000 tấn/ngày và tổng vốn đầu tư hơn 8.800 tỉ đồng. Công nghệ này ở nhiệt độ rất cao, có khả năng làm sạch khí phát thải tốt hơn, nhưng lại rất hao tốn năng lượng nên giá thành rất cao, ngay cả các nước phương Tây cũng chỉ dùng cho việc xử lý rác thải độc hại. Các nước nghèo thường không có khả năng áp dụng công nghệ này.

(Nguồn Nguyễn Hoàng Nhipcaudautu )

Lịch sử

  • Ra đời năm 1965, tại TP Nha Trang, do ông Phan Tất Hoa (1936-1996) sáng lập. Ban đầu chỉ gồm  6 người, sản xuất và sửa chữa các vật dụng điện tử dân dụng.
  • Tháng 4/1975: Tạm ngưng hoạt động do ông Phan Tất Hoa dành thời gian để làm kỹ thuật cho: Đài phát thanh truyền hình tỉnh Phú Khánh.
  • Năm 1985: Hoạt động trở lại, với qui mô 6 người như từ năm 1965.
  • Năm 1996: Ông Phan Tất Hoa qua đời, ông Phan Trí Dũng (con trai ông Phan Tất Hoa) lúc này đang là cán bộ của Viện Khoa học Kỹ thuật Bưu điện (Cơ sở 2, TP Hồ Chí Minh) kiêm nhiệm quản lý.
  • Năm 1999: Chuyển hoạt động xưởng Phan Tất Hoa vào TP Hồ Chí Minh, chính thức mang tên PETECH.

Nhà máy xử lý rác thành quang phát điện petech

Nhà máy xử lý rác thành quang phát điện petech

NĂNG LỰC SỞ TRƯỜNG

  • Nghiên cứu, Thiết kế, Chế tạo, Sản xuất thương mại các sản phẩm mới trong lĩnh vực điện tử, cơ khí, tự động hóa, robot.
  • Thiết bị chuyên dụng, nhằm phục vụ các ngành môi trường, y tế, nông nghiệpnăng lượng.

NHÂN LỰC VÀ ĐỐI TÁC

  • Tổng số nhân viên: Trên 120 người, trong đó: 2 giáo sư, 4 thợ bậc 7/7, 10 Phó Giáo sư/tiến sĩ và 20 kỹ sư lành nghề.
  • Có 8 chi nhánh, trong đó có 2 chi nhánh ở nước ngoài (Đức, Pháp).
  • PETECH đã và đang hợp tác có hiệu quả cao với nhiều doanh nghiệp mạnh, hàng chục trường, viện và đơn vị nghiên cứu khoa học trong nước và quốc tế.
  • PETECH là thành viên, hội viên của hàng chục tổ chức/hội khoa học công nghệ trong và ngoài nước

SẢN PHẨM CÔNG NGHỆ CỦA PETECH

  • Nhà vệ sinh thông minh, chuyên dụng cho đô thị, resort, tàu lửa cao cấp.
  • Thiết bị tự động tẩy rửa dụng cụ y tế, tự động khử trùng dụng cụ y tế, lò đốt rác y tế tự động.
  • Thiết bị xử lý nước thải y tế và nước thải công nghiệp BIOFAST, bằng tác nhân Ozone Hi-power 500gO3¬/giờ và thiết bị siêu khuếch tán khí SupAero.
  • Thiết bị khử trùng nước thải bằng tia tử ngoại (UV) liều cao, công suất lớn (6kW).
  • Hệ thống phòng sạch áp lực dương UCASS, chuyên dụng cho các khoa giải phẩu của Bệnh viện. Đã chuyển giao cho BV Chợ Rẫy và đưa vào sử dụng.
  • Hệ thống truyền thanh – truyền hình kỹ thuật số, thiết bị thu phát sóng vô tuyến điện (từ vài KHz đến 60 GHz).
  • Hệ thống RmS: Tự động giám sát và vận hành các nhà máy XLNT và nhà máy xử lý rác thải đô thị.
  • Dây chuyền công nghệ và thiết bị xử lý rác thải nguy hại bằng kỹ thuật Plasma PJMI. ( Hình bên)

Nhà máy xử lý rác thành quang phát điện petech

CÁC DẤU MỐC PHÁT TRIỂN QUAN TRỌNG

  • 1965: Sản xuất thành công chiếc Radio 6 Transistor 2 band (AM / SW), đầu tiên tại Việt Nam.
  • 1970: Chế tạo và thử nghiệm thành công máy phát FM – 10W bằng linh kiện Transistor đầu tiên tại Việt Nam.
  • 1988: Ông Phan Trí Dũng đã thiết kế và chế tạo thành công máy phát hình màu đầu tiên tại Việt Nam. Máy có công suất 50Watt hệ OIRT, mang nhãn hiệuHQD(Hoa- Quang- Dũng)
  • 1995:  Ông Phan Trí Dũng và ông Phan Mạnh Hùng nghiên cứu chế tạo thành công/Thiết bị Viba 6 kênh và Digital 2Mb/s đầu tiên tại Việt Nam, phục vụ các tổng đài điện thoại nông thôn.
  • 1993: Thiết kế – Chế tạo thành công hệ thống truyền thanh không dây đầu tiên Việt Nam.

UY TÍN VÀ ĐỘ TIN CẬY

Qua 53 năm hoạt động, Petech Corp luôn luôn giữ chữ tín với khách hàng. Luôn “Thực hiện nhiều hơn nói, chứ không nói nhiều hơn làm”. Đã ký và thực hiện tốt trên 1000 công trình, tỉ lệ hợp đồng thực hiện thành công là 100%, chưa từng bỏ cuộc bất kỳ công trình nào, dù có khó khăn trở ngại.

Nhà máy xử lý rác thành quang phát điện petech