Năng lượng sinh học là gì năm 2024

Năng lượng sinh khối đang là nguồn năng lượng lớn thứ 4 trên thế giới sau thủy điện, gió và mặt trời, đây là nguồn năng lượng tái tạo được sử dụng phổ biến hiện nay. Bạn đã hiểu rõ về nguồn năng lượng hiện hữu xung quanh mà bạn đang tiếp xúc hằng ngày chưa? Hãy tìm hiểu cùng Envico nhé!

Năng lượng sinh khối là gì?

Năng lượng sinh khối là nguồn năng lượng sạch, có khả năng tái tạo và được sản xuất từ các tài nguyên hữu cơ. Đây được xem là nguồn tài nguyên rất quan trọng trên trái đất này, chúng được gọi là “Tài nguyên có thể phục hồi”.

Vậy nguồn năng lượng này có nguồn gốc từ đâu, ứng dụng để làm gì và tiềm năng phát triển như thế nào trong tương lai. Hãy tiếp tục theo dõi bài viết bên dưới

Năng lượng sinh học là gì năm 2024

Hình 1: Năng lượng sinh khối là nguồn năng lược sạch, có thể phục hồi

Nguồn gốc của năng lượng sinh khối

Chất thải, bã nông nghiệp

Ngô, mía, gỗ, cỏ và các loại cây ngắn ngày là những loại cây trồng phổ biến được sử dụng để sản xuất năng lượng sinh khối. Các thành phần dư thừa sau khi kết thúc thu hoạch sẽ được ủ lại và chuyển hóa thành chất dinh dưỡng cho đất ở mùa vụ sau.

Năng lượng sinh khối ở Việt Nam có tiềm năng lớn, với tổng lượng ước tính là 104,4 triệu tấn vào năm 2019. Các nguồn chính của nhiên liệu sinh khối bao gồm rơm rạ (chiếm 32,1%), củi đốt (chiếm 30,3%), ngô tạp (chiếm 18,5%), trấu (chiếm 6,6%) và bã mía (chiếm 4,0%).

Bên cạnh đó, còn có các nguồn sinh khối khác như: Rác mía (chiếm 2,8%), thân sắn (chiếm 2,6%), vỏ lạc (chiếm 0,2%), vỏ dừa (chiếm 0,1%) và cà phê trấu (chiếm 0,5%)

Năng lượng sinh học là gì năm 2024

Hình 2: Chất thải nông nghiệp dùng làm nguyên liệu sinh khối

Chất thải từ gia súc

Phân gia súc là một nguồn năng lượng sinh khối dồi dào và thường được sử dụng để tạo ra nhiệt và điện. Các loại phân gia súc như phân bò, phân lợn và phân gà sẽ được chuyển thành khí sinh học, một loại khí tự nhiên có thể được sử dụng để nấu nướng, sưởi ấm và thắp sáng.

Phân gia súc cũng có thể được đốt trực tiếp để tạo ra nhiệt. Tuy nhiên phân gia súc có thể gây nguy hiểm cho con người do có chứa nồng độ methane cao.

Chất thải gỗ

Chất thải gỗ từ các công trường ví dụ như thân cây, cành, lá và các mảnh vụn là một nguồn tài nguyên có thể được tái sử dụng để tạo ra phân trộn hoặc nhiên liệu. Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), sinh khối gỗ có thể cung cấp khoảng 20% tổng nhu cầu năng lượng toàn cầu vào năm 2050.

Năng lượng sinh học là gì năm 2024

Hình 3: Chất thải gỗ được sử dụng là nguyên liệu sinh khối

Các chất bã khi sản xuất giấy

Chất bã sau khi sản xuất là một sản phẩm phụ của quá trình sản xuất giấy và bột giấy. Chúng được tạo thành từ các mảnh vụn gỗ, bao gồm cellulose, lignin và hemicellulose. Chất bã sau khi sản xuất có thể được sử dụng để tạo ra nhiên liệu sinh khối.

Chất bã của sinh khối đã qua xử lý

Chất bã sinh khối là các sản phẩm phụ của quá trình sản xuất sinh khối. Các nhà sản xuất nhiên liệu sinh khối bổ sung thêm các chất phụ gia hoặc các nguyên tố hóa học khác vào chất bã sinh khối để tạo ra nhiên liệu sinh khối có các đặc tính mong muốn.

Chất thải rắn đô thị

Chất thải rắn đô thị là tất cả các loại chất thải phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt, sản xuất và kinh doanh của các hộ gia đình, cơ quan, tổ chức trong khu vực đô thị.Chúng có chứa các vật chất hữu cơ từ thực vật, là một nguồn năng lượng tái tạo đáng kể. Các ví dụ về nguồn sinh khối trong chất thải đô thị là giấy thải, bìa cứng, các tông, chất thải gỗ.

\>>> Xem thêm: Các dạng lượng trong tự nhiên

Ưu và nhược điểm của năng lượng sinh khối

Ưu điểm

  • Sinh khối là nguồn tài nguyên tái tạo vì được hình thành từ chu kỳ sống của các sinh vật và được sử dụng một cách bền vững.
  • Giảm thiểu ô nhiễm môi trường khi sử dụng các chất thải để tái tạo thành nguồn nhiên liệu thay thế cho nhiên liệu hóa thạch, góp phần giảm thiểu khí thải độc hại
  • Việc tận dụng chất thải hữu cơ, giảm thiểu lượng rác thải giúp tiết kiệm chi phí xử lý chất thải
  • Tạo ra cơ hội phát triển kinh tế và việc làm cho ngành nông nghiệp, lâm nghiệp cũng như việc làm cho người dân

Nhược điểm

  • Năng lượng được tạo ra từ sinh khối thấp hơn so với nhiên liệu hóa thạch, do đó cần nhiều nguyên liệu hơn để sản xuất cùng một lượng năng lượng.
  • Lượng sinh khối có thể gây ra ô nhiễm không khí và nước nếu không được xử lý và đốt cháy đúng cách, do sinh ra khí carbon monoxide, hydrocarbon, nitơ oxit, lưu huỳnh oxit…

Ứng dụng của năng lượng sinh khối

Trong sản xuất điện

Đây là ứng dụng phổ biến nhất của năng lượng sinh khối. Bằng cách đốt cháy các chất hữu cơ từ sinh khối, các nhà máy điện đã tạo ra hơi nước để vận hành tuabin và phát điện.

Điều này vừa giảm sự phụ thuộc vào than đá và dầu mỏ – hai nguồn năng lượng gây ô nhiễm nhiều nhất – vừa tái chế năng lượng từ các phụ phẩm của nông nghiệp và lâm nghiệp

Năng lượng sinh học là gì năm 2024

Hình 3: Mô hình điện sinh khối

Trong sản xuất nhiên liệu lỏng

Năng lượng sinh khối có thể được chuyển hóa thành nhiên liệu lỏng, chẳng hạn như ethanol và biodiesel. Chúng có thể được sử dụng thay thế cho xăng, dầu diesel và các loại nhiên liệu lỏng khác trong động cơ đốt trong.

Ethanol có thể được sản xuất từ các loại cây trồng, chẳng hạn như ngô, mía, và sắn. Biodiesel được chế tạo từ những nguồn dầu thực vật, chẳng hạn như dầu cọ, dầu đậu nành, và dầu hướng dương.

Trong ngành nông nghiệp

Năng lượng sinh khối có thể được sử dụng để tạo ra phân bón và năng lượng cho ngành nông nghiệp. Phân bón sinh học có thể cải thiện chất lượng đất và tăng năng suất cây trồng. Khí sinh học có thể được sử dụng để tạo ra điện, nhiệt, và nhiên liệu lỏng.

Tiềm năng phát triển năng lượng sinh khối tại Việt Nam

Việt Nam có tiềm năng phát triển năng lượng sinh khối lớn do sự phong phú của nguồn tài nguyên rừng, nông nghiệp và thủy sản. Theo báo cáo của Bộ Công Thương, tiềm năng phát triển ngành này của Việt Nam ước tính khoảng 200 triệu tấn dầu quy đổi (TOE), chiếm khoảng 25% tổng tiềm năng năng lượng tái tạo của cả nước.

Bên cạnh đó, nhu cầu về năng lượng tái sinh cũng ngày càng tăng lên. Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), nhu cầu năng lượng sinh khối toàn cầu đã tăng lên từ 266 TWh vào năm 2010 lên 329 TWh vào năm 2020. Nhu cầu này dự kiến sẽ tiếp tục tăng lên trong những năm tới, đạt 460 TWh vào năm 2030 và 660 TWh vào năm 2050.

Năng lượng sinh khối là một nguồn năng lượng tiềm năng ở Việt Nam, nhưng để phát huy được ngành này, cần phải có một môi trường thu hút đầu tư, yêu cầu sự đồng thuận và hỗ trợ từ các bên có liên quan, gồm chính quyền, doanh nghiệp, và cộng đồng.

Các cơ quan có thẩm quyền cần có các chính sách phát triển rõ ràng, công khai, khuyến khích sự nghiên cứu và phát triển ngành, và loại bỏ các trở ngại trong việc thực hiện các dự án năng lượng sinh khối.

\>>> Xem thêm: Năng lượng địa nhiệt: Sức mạnh tìm ẩn dưới mặt đất

Bài viết trên đây đã cung cấp các thông tin chi tiết về năng lượng sinh khối cũng như tiềm năng phát triển của ngành này ở Việt Nam. Hy vọng những kiến thức chúng tôi cung cấp đã cho bạn cái nhìn tổng quan về nguồn năng lượng có ích này.

Năng lượng trong sinh học là gì?

Năng lượng là đại lượng đặc trưng biểu thị cho khả năng sinh công. Dựa vào trạng thái có sẵn khi sinh công, người ta chia năng lượng thành 2 loại: động năng và thế năng. - Động năng là dạng năng lượng sẵn sàng cho sự sinh ra công. - Thế năng là loại năng lượng dự trữ, có tiềm năng cho sự sinh công.

Năng lượng sinh học là gì ví dụ?

Năng lượng sinh học là nhiên liệu được làm từ nguyên liệu hữu cơ có thể tái tạo. Các ngành kinh doanh Ngũ cốc & Hạt có dầu và Đường của chúng tôi sản xuất một số sản phẩm và phụ phẩm năng lượng sinh học.

Trường năng lượng sinh học là gì?

SKĐS - Trường năng lượng sinh học là một dạng từ trường do cơ thể con người phát ra. Đây là một nguồn năng lượng có sức mạnh rất cụ thể, có ảnh hưởng lên mọi người xung quanh. Các nhà khoa học đã chứng minh được rằng: ý niệm của con người có thể phát xuất ra năng lượng vật chất.

Năng lượng sinh khối là gì?

Năng lượng sinh khối là một nguồn năng lượng tái tạo được sản xuất từ các loại rác thải hữu cơ như cây cỏ, bã mía, bã cà phê và rác thải hữu cơ khác thông qua quá trình sinh học hoặc nhiên liệu sinh học.