Crpt là chức danh gì trên tàu biển năm 2024

Đại phó(chief officer) hay còn gọi là Thuyền phó nhất, là Sĩ quan quản lí Boong. Là người giúp việc cho Thuyền trưởng. Và theo lệnh Thuyền trưởng, quản lí công việc của các Sĩ quan và thuyền viên Boong dưới quyền. Là người sẵn sàng thay thế Thuyền trưởng, vì vậy, ngoài việc nâng cao năng lực chuyên môn, Đại phó cần tìm hiểu luật lệ hiện hành liên quan đến quản lí tàu. Vậy công việc quản lí cụ thể của Đại phó là gì?

1. Quản lí thuyền viên

- Đào tạo và huấn luyện chuyên môn định kì cho thuyền viên Boong

- Làm quen cho thuyền viên mới nhập tàu hay thuyền viên mới đảm nhận chức danh mới

- Theo dõi quá trình làm việc của thuyền viên Boong, đánh giá chất lượng thuyền viên theo chính sách của công ty

- Phân công ca kíp trong cảng, bố trí thời gian làm việc, nghỉ ngơi cho thuyền viên Boong chú ý giảm sức ép(stress) đối với thuyền viên

- Theo dõi nhân lực trên tàu, số người đi bờ. Và báo cáo tình trạng nhân lực cho Thuyền trưởng mỗi khi yêu cầu

- Theo dõi và thúc đẩy công việc bàn giao thuyền viên Boong

2. Quản lí hành hải

- Đảm trách ca trực biển từ 04 đến 08 giờ và từ 16 giờ đến 20 giờ. Và thay mặt Thuyền trưởng quản lí các ca trực trong cảng

- Thay mặt Thuyền trưởng kiểm tra công việc chuẩn bị hành trình trên tàu

- Tổ chức việc xếp, dỡ, bảo quản hàng hóa trên tàu. Xác nhận hàng hóa lên, xuống tàu. Quản lí các giấy tờ hàng hóa liên quan

- Thu thập các số liệu liên quan đến hành hải như: mớn nước, độ chênh mớn nước. lượng nhiên liệu, nước ngọt, nước dằn…trước khi tàu khởi hành

- Theo dõi số lượng nhiên liệu, nước ngọt, nước dằn, nước bẩn hầm hàng hàng ngày

- Phân công vị trí làm dây cho thuyền viên Boong. Và có mặt ở boong mũi mỗi khi tàu ra vào bến, hay điều động neo tàu

3. Quản lí an toàn, ô nhiễm

- Kiểm soát chung về an toàn và ô nhiễm trên tàu

- Giám sát trực tiếp về an toàn và ô nhiễm liên quan đến công việc của bộ phận Boong

- Theo dõi việc xử lí rác thải và nước thải, dầu thải trên tàu và ghi chép các số liệu liên quan

- Tổ chức thực hiện kế hoạch huấn luyện, thực tập, diễn tập an toàn định kì.

- Tổ chức kiểm tra vệ sinh, an toàn định kì trên tàu

- Tính toán và duy trì độ ổn định tàu trong suốt hành trình

- Phối hợp với bộ phận Máy trong khi nhận và chuyền dầu

- Giám sát an toàn khi thuyền viên làm việc trên cao, ngoài mạn tàu, dưới hầm kín hay khi hàn cắt, phát nhiệt

- Trực tiếp chỉ đạo việc xếp. dỡ vật tư, hàng hóa siêu trọng, siêu trường, dễ cháy, dễ nổ

4. Quản lí bảo quản, bảo dưỡng

- Lập sổ theo dõi công việc hàng ngày trên Boong

- Kiểm tra tình trạng các cấu trúc và thiết bị thuộc Boong quản lí. Lập kế hoạch bảo dưỡng

- Căn cứ vào kế hoạch bảo dưỡng Boong của công ty, triển khai công việc bảo dưỡng hàng tháng và theo dõi việc thực hiện

- Thúc đẩy Thủy thủ trưởng, Sĩ quan dưới quyền thực hiện việc bảo dưỡng hạng mục được giao

5. Quản lí Vật tư

- Lập sổ theo dõi tiêu thụ vật tư hàng ngày của Bộ phận Boong

- Lập danh mục vật tư dự trữ cần thiết tối thiểu liên quan đến bộ phận Boong

- Thu thập yêu cầu cung cấp vật tư hàng chuyến, hàng quí…của Thủy thủ trưởng và các Sĩ quan dưới quyền để có kế hoạch cung cấp

- Giám sát số lượng và chất lượng vật tư, phụ tùng khi tiếp nhận

- Tổ chức sắp xếp vật tư để dễ tìm và chống cháy, nổ

- Kiểm kê vật tư Boong định kì

6. Quản lí Hệ thống quản lí an toàn

- Đọc và kí xác nhận đã đọc hệ thống quản lí an toàn công ty

- Tham gia việc rà soát hệ thống quản lí an toàn

- Có mặt khi đánh giá nội bộ(internal audit) và đánh giá bên ngoài(external audit)

- Kiểm soát các tài liệu, bản vẽ liên quan đến bộ phận Boong

- Thực hiện việc ghi chép các biên bản, lưu hồ sơ liên quan theo yêu cầu hệ thống

- Phát hiện các thiếu sót và báo cáo Thuyền trưởng để khắc phục

Đại phó là Sĩ quan kế cận Thuyền trưởng. Là người sẵn sàng thay mặt Thuyền trưởng chỉ huy tàu. Đại phó cần nâng cao năng lực chuyên môn, kĩ năng lãnh đạo, chỉ huy của mình. Ngoài ra, Đại phó còn phải nâng cao hiểu biết về luật lệ hiện hành.

Nhật Việt kính gửi tới Quý khách hàng lời chào trân trọng. Với đội ngũ cán bộ nhân viên có năng lực, kinh nghiệm thực tế hiện trường tổ chức thực hiện các công việc liên quan: CUNG ỨNG HÀNG HẢI - MUA BÁN THUÊ VÀ CHO THUÊ TÀU - ĐẠI LÝ. Với định hướng phát triển là: “Đơn vị dịch vụ Hàng hải, Vận tải biển hàng đầu của Việt Nam”. Công ty Cổ phần Dịch vụ Hàng hải Nhật Việt cam kết liên tục mở rộng, nâng cao chất lượng của hệ thống cơ sở vật chất, phương tiện và thiết bị, nguồn nhân lực và quy trình phục vụ để tối ưu hóa hiệu quả cho khách hàng.

Chức danh của thuyền viên trên tàu biển Việt Nam bao gồm những ai? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi là Quốc Hùng hiện đang sống và làm việc tại Nha Trang Khánh Hòa. Công việc hiện tại của tôi là đánh bắt cá. Tôi nghe nói quy định mới về nhiệm vụ của thuyền viên theo chức danh trên tàu biển Việt Nam sẽ có hiệu lực. Vậy Ban biên tập cho tôi hỏi chức danh của thuyền viên trên tàu biển Việt Nam theo quy định mới bao gồm những ai? Vấn đề này được quy định cụ thể tại văn bản nào? Mong Ban biên tập Thư Ký Luật giải đáp giúp tôi. Chân thành cảm ơn.

Chức danh của thuyền viên trên tàu biển Việt Nam được quy định tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư 23/2017/TT-BGTVT quy định về chức danh, nhiệm vụ theo chức danh của thuyền viên và đăng ký thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành có hiệu lực từ ngày 15/09/2017, theo đó:

Chức danh của thuyền viên trên tàu biển Việt Nam bao gồm: thuyền trưởng, đại phó, máy trưởng, máy hai, sỹ quan boong (phó hai, phó ba), sỹ quan máy (máy ba, máy tư), thuyền phó hành khách, sỹ quan thông tin vô tuyến, sỹ quan kỹ thuật điện, sỹ quan an ninh tàu biển, sỹ quan máy lạnh, thủy thủ trưởng, thủy thủ phó, thủy thủ trực ca (AB, OS), thợ máy chính, thợ máy trực ca (AB, Oiler), thợ kỹ thuật điện, nhân viên thông tin vô tuyến, quản trị, bác sỹ hoặc nhân viên y tế, bếp trưởng, cấp dưỡng, nhân viên phục vụ, thợ máy lạnh, thợ bơm.

Tùy thuộc vào loại tàu, đặc tính kỹ thuật và mục đích sử dụng, chủ tàu bố trí các chức danh phù hợp với định biên của tàu.

Trên đây là tư vấn về chức danh của thuyền viên trên tàu biển Việt Nam. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo tại Thông tư 23/2017/TT-BGTVT. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.

Chức vụ AB trên tàu biển là gì?

Như vậy, theo quy định trên, trên tàu biển Việt Nam có những chức danh thủy thủ như sau: - Thủy thủ trưởng; - Thủy thủ phó; - Thủy thủ trục ca (AB;OS);

Cề là chức vụ gì trên tàu?

Máy trưởng: Chief Engineer C/E. Second Engineer 2/E: Máy hai.

Oiler là chức danh gì?

Như vậy, theo quy định trên, trên tàu biển Việt Nam có các chức danh thợ máy sau: - Thợ máy chính; - Thợ máy trực ca (AB; Oiler);

Thợ may trúc ca AB là gì?

Thợ máy trực ca AB là thuyền viên có trình độ nghiệp vụ theo quy định tại các điều khoản của Quy tắc III/4, Quy tắc III/5 của Công ước STCW và hoàn thành khóa đào tạo chuyên môn do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định. Trên đây là nội dung tư vấn về thợ máy trực ca AB.