Nhà nước có trách nhiệm như thế nào đối với tài sản của công dân

Tài sản thuộc hình thức sở hữu nhà nước bao gồm đất đai, rừng tự nhiên, rừng trồng có nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi tự nhiên ở vùng biển, thềm lục địa,…

Câu hỏi:

Pháp luật hiện nay quy định như thế nào là tài sản của nhà nước? Tài sản nhà nước bao gồm những gì? Mong được Luật sư giải đáp, tôi cảm ơn!

Trả lời:

Cảm ơn câu hỏi của bạn đã gửi tới. Với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin trả lời như sau:

Khái niệm tài sản nhà nước theo pháp luật hiện nay

Bộ luật dân sự năm 2015 – Bộ luật dân sự hiện hành có hiệu lực từ ngày 1/1/2017 quy định các quyền về nhân thân, tài sản của cá nhân, tổ chức, theo đó, mục 2 chương XIII Phần thứ hai của Bộ luật này có quy định về các hình thức sở hữu đó là: sở hữu toàn dân, sở hữu riêng, sở hữu chung. Như vậy không có hình thức sở hữu nhà nước.

Tuy nhiên, căn cứ Điều 197 Bộ luật Dân sự quy định về tài sản thuộc hình thức sở hữu toàn dân như sau:

” Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.”

Như vậy, xét dưới góc độ pháp luật dân sự, không có quy định về tài sản của Nhà nước mà chỉ có quy định về tài sản thuộc sở hữu toàn dân và nhà nước làm đại diện chủ sở hữu như các tài nguyên thiên nhiên, tài sản do nhà nước đầu tư, quản lý.

Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước năm 2008 đã được thay thế bởi Luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017 từ 01 tháng 01 năm 2018. Khoản 1 Điều 3 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công quy định như sau:

” 1. Tài sản công là tài sản thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý, bao gồm: tài sản công phục vụ hoạt động quản lý, cung cấp dịch vụ công, bảo đảm quốc phòng, an ninh tại cơ quan, tổ chức, đơn vị; tài sản kết cấu hạ tầng phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng; tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân; tài sản công tại doanh nghiệp; tiền thuộc ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sáchdự trữ ngoại hối nhà nước; đất đai và các loại tài nguyên khác.”.

Như vậy, để phù hợp hơn với quy định của pháp luật dân sự về các hình thức sở hữu, luật mới thay thế cho Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước đã bỏ cụm từ “tài sản nhà nước”, thay thế bằng cụm “tài sản công” nhằm hướng tới các tài sản thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.

Tuy nhiên, thực tế, cụm từ “tài sản của Nhà nước” vẫn được sử dụng trong một số văn bản pháp luật như: Bộ Luật hình sự 2015 [ VD: Bộ luật hình sự năm 2015 có quy định về Tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại Điều 179], Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình [VD: Nghị định này quy định về xử phạt vi phạm hành chính với hành vi gây mất mát, hư hỏng hoặc làm thiệt hại tài sản của Nhà nước được giao trực tiếp quản lý]. Xét về bản chất, các tài sản của nhà nước theo các văn bản này là các tài sản thuộc sở hữu toàn dân và nhà nước là đại diện chủ sở hữu. Xét về mặt thực tế, “tài sản của nhà nước” vẫn là từ ngữ thực tế được nhiều người sử dụng.

Tài sản nhà nước bao gồm những gì?

Như đã đề cập đến trên đây, thay vì tài sản nhà nước, pháp luật chỉ quy định tài sản công – tài sản thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Các tài sản công bao gồm:

+ Tài sản công phục vụ hoạt động quản lý, cung cấp dịch vụ công, bảo đảm quốc phòng, an ninh tại cơ quan, tổ chức, đơn vị;

+ Tài sản kết cấu hạ tầng phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng;

+ Tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân;

+ Tài sản công tại doanh nghiệp;

+ Tiền thuộc ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sáchdự trữ ngoại hối nhà nước; đất đai và các loại tài nguyên khác.

Từ khóa liên quan số lượng

Câu hỏi ngày hỏi

Ngày hỏi:29/07/2014

Nhà nước có trách nhiệm như thế nào đối với Nhân dân?

Nội dung này được Ban Tuyên giáo Trung ương tư vấn như sau:

  • Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện.

    Theo Tài liệu Hỏi - Đáp về Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.


Mục lục bài viết

  • 1. Sở hữu toàn dân và nguyên tắc quản lý tài sản thuộc quyền sở hữu toàn dân?
  • 1.1 Sở hữu toàn dân là gì?
  • 1.2 Nguyên tắc xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản
  • 2.Đơn vị chủ trì quản lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân
  • 4.Trách nhiệm của đơn vị chủ trì quản lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân

Cơ sở pháp lý:

- Bộ luật Dân sựnăm 2015

-Nghị định số 29/2018/NĐ-CP

1. Sở hữu toàn dân và nguyên tắc quản lý tài sản thuộc quyền sở hữu toàn dân?

1.1 Sở hữu toàn dân là gì?

Theo quy định tạiBộ luật dân sự năm 2015thìhình thức sở hữuđược quy định tại Mục 2 Chương XIII gồm có sở hữu toàn dân, sở hữu riêng, sở hữu chung. Đối với mỗi hình thức sở hữu, chủ sở hữu có những cách thức thực hiện và các quyền năng chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản khác nhau.

Về đối tượng sở hữu toàn dân, theo quy định tại Điều 197 BLDS 2015 thì bao gồm cóđất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.

Sở hữu toàn dân được hiểu là một hình thức sở hữu chung do toàn dân là chủ sở hữu mà Nhà nước là người đại diện, do đó không nên quy định sở hữu toàn dân như một hình thức sở hữu độc lập. Tuy nhiên, việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu toàn dân có sự khác biệt với các hình thức sở hữu chung khác nên cần quy định thành một mục riêng trong chế định về sở hữu chung.

1.2 Nguyên tắc xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản

Nguyên tắc xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản được quy định tại Điều 4Nghị định số 29/2018/NĐ-CP, cụ thể như sau

- Việc xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản phải được lập thành văn bản; đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật trên cơ sở bảo vệ quyền lợi của Nhà nước, tôn trọng quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân có liên quan.

- Việc quản lý nhà nước đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân được thực hiện thống nhất, có phân công, phân cấp rõ thẩm quyền, trách nhiệm của từng cơ quan.

- Việc xác định giá trị và xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân được thực hiện theo cơ chế thị trường.

- Việc xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân được thực hiện công khai, minh bạch; mọi hành vi vi phạm phải được xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật.

2.Đơn vị chủ trì quản lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân

Đơn vị chủ trì quản lý tài sản được xáclậpquyền sở hữu toàn dân Điều 5Nghị định số 29/2018/NĐ-CP, cụ thể như sau:

Cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao chủ trì quản lý, xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân [sau đây gọi là đơn vị chủ trì quản lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân] được quy định như sau:

Đối với tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu:

- Cơ quan trình cấp có thẩm quyền ra quyết định tịch thu là đơn vị chủ trì quản lý tài sản trong trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương [sau đây gọi là cấp tỉnh] hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh [sau đây gọi là cấp huyện] ra quyết định tịch thu.

- Cơ quan của người ra quyết định tịch thu là đơn vị chủ trì quản lý tài sản trong các trường hợp còn lại.

Đối với vật chứng vụ án, tài sản của người bị kết án bị tịch thu theo quy định của pháp luật về hình sự, tố tụng hình sự và đã có quyết định thi hành án của cơ quan có thẩm quyền, Sở Tài chính là đơn vị chủ trì quản lý đối với tài sản do cơ quan thi hành án cấp tỉnh và cơ quan thi hành án cấp quân khu chuyển giao, Phòng Tài chính Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện [sau đây gọi là Phòng Tài chính Kế hoạch] là đơn vị chủ trì quản lý đối với tài sản do cơ quan thi hành án cấp huyện chuyển giao.

Đối với vật chứng vụ án do cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát ra quyết định tịch thu, cơ quan đã ra quyết định tịch thu là đơn vị chủ trì quản lý tài sản.

Đối với bất động sản vô chủ, tài sản bị đánh rơi, bỏ quên, di sản không có người thừa kế, Sở Tài chính là đơn vị chủ trì quản lý đối với bất động sản, di tích lịch sử - văn hóa, Phòng Tài chính Kế hoạch là đơn vị chủ trì quản lý đối với động sản; trường hợp một vụ việc bao gồm nhiều loại tài sản khác nhau [bất động sản hoặc di tích lịch sử - văn hóa và động sản] thì Sở Tài chính là đơn vị chủ trì quản lý tài sản.

Đối với tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm, Sở Tài chính là đơn vị chủ trì quản lý tài sản.

Đối với tài sản của quỹ bị giải thể:

- Sở Tài chính là đơn vị chủ trì quản lý tài sản đối với tài sản của quỹ xã hội, tài sản của quỹ từ thiện do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện được ủy quyền quyết định giải thể.

- Cơ quan trình Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành quyết định giải thể là đơn vị chủ trì quản lý tài sản đối với tài sản của quỹ xã hội, tài sản của quỹ từ thiện do Bộ trưởng Bộ Nội vụ quyết định giải thể.

Đối với hàng hóa tồn đọng thuộc địa bàn hoạt động hải quan, Cục Hải quan là đơn vị chủ trì quản lý tài sản.

Đối với tài sản do các tổ chức, cá nhân tự nguyện chuyển giao quyền sở hữu cho Nhà nước Việt Nam mà khi chuyển giao đã xác định cụ thể cơ quan, tổ chức, đơn vị được tiếp nhận, quản lý, sử dụng tài sản thì cơ quan, tổ chức, đơn vị tiếp nhận, quản lý, sử dụng tài sản là đơn vị chủ trì quản lý tài sản.

Đối với tài sản do các tổ chức, cá nhân tự nguyện chuyển giao quyền sở hữu cho Nhà nước Việt Nam mà khi chuyển giao không xác định cụ thể cơ quan, tổ chức, đơn vị được tiếp nhận, quản lý, sử dụng thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao trách nhiệm chủ trì quản lý tài sản như sau:

- Đối với tài sản của các dự án do các chuyên gia, nhà thầu, tư vấn nước ngoài thực hiện dự án sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức và nguồn viện trợ không hoàn lại chuyển giao cho Nhà nước Việt Nam, Ban quản lý dự án là đơn vị chủ trì quản lý tài sản; trường hợp Ban quản lý dự án đã bị giải thể thì cơ quan chủ quản dự án là đơn vị chủ trì quản lý tài sản.

- Đối với tài sản đặc biệt, tài sản chuyên dùng thuộc lĩnh vực quốc phòng, Bộ Quốc phòng hoặc đơn vị được Bộ Quốc phòng phân cấp là đơn vị chủ trì quản lý tài sản.

- Đối với tài sản đặc biệt, tài sản chuyên dùng thuộc lĩnh vực an ninh, Bộ Công an hoặc đơn vị được Bộ Công an phân cấp là đơn vị chủ trì quản lý tài sản.

- Đối với tài sản không thuộc phạm vi quy định tại các điểm a, b và c Khoản này chuyển giao cho Chính phủ, Bộ Tài chính hoặc đơn vị được Bộ Tài chính phân cấp là đơn vị chủ trì quản lý tài sản.

- Đối với tài sản không thuộc phạm vi quy định tại các điểm a, b và c Khoản này chuyển giao cho chính quyền địa phương, Sở Tài chính là đơn vị chủ trì quản lý tài sản.

Đối với tài sản do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển giao không bồi hoàn cho Nhà nước Việt Nam theo cam kết sau khi kết thúc thời gian hoạt động, Sở Tài chính là đơn vị chủ trì quản lý tài sản.

Đối với tài sản được đầu tư theo hình thức đối tác công tư được chuyển giao cho Nhà nước Việt Nam theo hợp đồng dự án, cơ quan ký hợp đồng đối tác công tư là đơn vị chủ trì quản lý tài sản.

4.Trách nhiệm của đơn vị chủ trì quản lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân

Trách nhiệm của đơn vị chủ trì quản lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân Điều 6Nghị định số 29/2018/NĐ-CP, cụ thể như sau

- Phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức thực hiện việc bảo quản tài sản từ khi tiếp nhận đến khi hoàn thành việc xử lý theo phương án đã được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

- Lập hồ sơ, trình cơ quan, người có thẩm quyền ban hành quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản; trừ các trường hợp tài sản thuộc quy định tạiKhoản 1 Điều 106 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, cụ thể:

Điều 106. Tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân

1. Tài sản bị tịch thu theo quy định của pháp luật bao gồm:

a] Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu;

b] Vật chứng vụ án, tài sản khác bị tịch thu theo quy định của pháp luật về hình sự, pháp luật về tố tụng hình sự.

- Lập hoặc báo cáo cơ quan quy định tại Khoản 1 Điều 18 Nghị định này lập phương án xử lý tài sản, trình cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt.

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức thực hiện phương án xử lý tài sản đã được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt.

- Thanh toán các chi phí có liên quan, bao gồm cả Phần giá trị tài sản thuộc về tổ chức, cá nhân [nếu có] theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác được quy định tại Nghị định này và pháp luật có liên quan.

MK LAW FIRM: Bài viết được đăng tải nhằm mục đích giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước không nhằm mục đích thương mại. Thông tin nêu trên chỉ có giá trị tham khảo vì vậy Quý khách khi đọc thông tin này cần tham khảo ý kiến luật sư, chuyên gia tư vấn trước khi áp dụng vào thực tế.]

Trên đây là nội dung Luật Minh Khuê đã sưu tầm và biên soạn. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng. Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài gọi số:1900.6162hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Video liên quan

Chủ Đề