Nói dung nào sau đây thể hiện sự khác nhau cơ bản giữa quang hợp và hô hấp

Nội dung nào sau đây thể hiện sự khác nhau cơ bản giữa quang hợp và hô hấp?

Nội dung nào sau đây thể hiện sự khác nhau cơ bản giữa quang hợp và hô hấp?

A. Quang hợp tích lũy năng lượng, hô hấp giải phóng năng lượng.

B. Quang hợp là quá trình tổng hợp chất hữu cơ và tích lũy năng lượng, hô hấp là quá trình phân giải chất hữu cơ và giải phóng năng lượng.

C. Sản phẩm C6H12O6 của quang hợp là nguyên liệu của hô hấp

D. Đây là 2 quá trình ngược chiều nhau.

Nội dung nào sau đây thể hiện sự khác nhau cơ bản...

Câu hỏi: Nội dung nào sau đây thể hiện sự khác nhau cơ bản giữa quang hợp và hô hấp?

A. Quang hợp tích lũy năng lượng, hô hấp giải phóng năng lượng.

B. Quang hợp là quá trình tổng hợp chất hữu cơ và tích lũy năng lượng, hô hấp là quá trình phân giải chất hữu cơ và giải phóng năng lượng.

C. Sản phẩm C6H12O6của quang hợp là nguyên liệu của hô hấp.

D. Đây là 2 quá trình ngược chiều nhau.

Đáp án

B

- Hướng dẫn giải

Quang hợp là quá trình tổng hợp chất hữu cơ và tích lũy năng lượng, hô hấp là quá trình phân giải chất hữu cơ và giải phóng năng lượng.

Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm

Đề ôn tập Chương 1-Vi sinh vật Sinh 10 năm 2021 - Trường THPT Đông Kinh
Lớp 10 Sinh học Lớp 10 - Sinh học

A. HÔ HẤP

1. Hô hấp ở cây xanh là gì?

Hô hấp ở cây xanh chính là quá trình oxy hóa sinh học, dưới tác dụng của enzym. Nguyên liệu hô hấp, đặc biệt là glucose của tế bào sống, trong đó những phần tử hữu cơ bị oxy hóa đến CO2 và H2O, đồng thời một phần năng lượng sẽ giải phóng ra được tích lũy ở dạng dễ sử dụng ATP – một trong những hợp chất căn bản của sự sống, nắm giữ vai trò chủ chốt ở hầu hết các quá trình chuyển hóa năng lượng trong mỗi hoạt động sống.

Phương trình quang hợp của cây xanh tổng quát: C6H12O6 + 6O2 → 6CO2 + 6H2O + Năng lượng [nhiệt + ATP]

Vào ban đêm, cây hô hấp sẽ lấy O2 trong không khí và thải ra rất nhiều khí CO2. Vì vậy, đặt cây xanh trong phòng có đóng cửa kín thì không khí trong phòng sẽ bị thiếu khí O2 dễ dẫn đến trường hợp người ngủ có thể bị ngạt gây nguy hiểm hoặc bị mệt.

2. Đặc điểm của quá trình hô hấp ở cây xanh

Quá trình hô hấp ở cây xanh rất đặc điểm như thế nào và có vai trò rất quan trọng, đặc điểm cơ bản cần lưu ý của quá trình này như sau:

+ Nhiệt độ được duy trì thuận lợi cho các hoạt động sống trong cơ thể thông qua việc năng lượng được thải ra ở dưới dạng nhiệt cần thiết

+ Năng lượng được tích lũy ở trong ATP được dùng để: vận chuyển các vật chất trong cây, sinh trưởng, tổng hợp chất hữu cơ, đồng thời sửa chữa những hư hại của tế bào …

+ Trong quá trình hô hấp ở cây xanh và nhiều sản phẩm trung gian được hình thành, các sản phẩm trung gian này chính là nguyên liệu của nhiều quá trình tổng hợp nhiều chất khác trong cơ thể.

3. Ảnh hưởng của môi trường đối với quá trình hô hấp của cây xanh

Hô hấp ở cây xanh luôn phải chịu ảnh hưởng của môi trường và điều chỉnh các yếu tố môi trường là biện pháp bảo quản tốt nhất cho nông phẩm. Trong quá trình hô hấp, cây xanh lấy Oxy để thực hiện phân giải các chất hữu cơ và sản sinh ra năng lượng cần cho các hoạt động sống, đồng thời ra thải khí CO2 và hơi nước [H2O]. Ở cây xanh, hô hấp bao gồm có hô hấp hiếu khí và hô hấp kị khí.

+ Hô hấp là các phản ứng hóa học phải có sự xúc tác của thành phần enzim, vì thế luôn phụ thuộc rất nhiều vào nhiệt độ.

+ Nước trong cây liên quan ảnh hưởng trực tiếp đến cường độ hô hấp, lý do là vì nước chính là dung môi và là môi trường nơi các phản ứng xảy ra. Nước cũng tham gia vào quá trình oxi hóa các nguyên liệu hô hấp.

+ Vai trò của oxi đối với hô hấp của cây rất quan trọng. Oxi tham gia trực tiếp vào việc oxi hóa những chất hữu cơ và là chất nhận điện tử cuối trong cùng trong chuỗi truyền điện tử . Nếu như bị thiếu Oxy, cây chuyển sang hô hấp kị khí rất bất lợi cho toàn bộ tế bảo cũng như cơ thể cây.

+ CO2 trong môi trường với hàm lượng cao khiến cho quá trình hô hấp cây bị ức chế.

Như vậy, chúng ta có thể kết luận sự hô hấp của cây xanh luôn bị phụ thuộc chặt chẽ vào môi trường. Nó có mối liên hệ chặt chẽ và giúp hệ thực vật phát triển và sinh sôi.

Mục lục

Mục lục

Lịch sử sinh họcSửa đổi

Bài chi tiết: Lịch sử sinh học
Bức vẽ con nhặng xanh của Hooke, trích từ quyến Vi thể

Thuật ngữ "sinh học" [biology] có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp với βίος, bios, "sự sống" và hậu tố -λογία, -logia, "môn học." [3][4] Thuật ngữ Latinh này lần đầu tiên xuất hiện vào năm 1736: nhà khoa học Thụy Điển Carl Linnaeus [Carl von Linné] đã sử dụng từ biologi trong quyển Bibliotheca botanica [Từ điển thực vật] của ông. Nó được sử dụng lại vào năm 1766 trong một tác phẩm có tựa Philosophiae naturalis sive physicae: tomus III, continens geologian, biologian, phytologian generalis [Triết học tự nhiên và vật lý: Tập III] viết bởi Michael Christoph Hanov, học trò của Christian Wolff. Thuật ngữ tiếng Đức, biologie, xuất hiện lần đầu một bản dịch tác phẩm Linnaeus năm 1771. Năm 1797, Theodor Georg August Roose sử dụng thuật ngữ trong lời nói đầu của cuốn sách với tựa Grundzüge der Lehre van der Lebenskraft [Các đặc điểm chính của học thuyết về sự sống]. Karl Friedrich Burdach đã sử dụng thuật ngữ này vào năm 1800 trong một nghiên cứu về con người dưới các góc độ hình thái học, sinh lý học và tâm lý học [Propädeut zum Studien der Gesammten Heilkunst]. Thuật ngữ ở dạng ngày nay xuất hiện trong cuốn luận án sáu tập: Biologie, oder Philosophie der lebenden Nature [Sinh học, hoặc triết học về bản chất sống][1802-22] của Gottfried Reinhold Treviranus, người đã tuyên bố:[5]

Cây phát sinh sự sống của Ernst Haeckel

Các đối tượng nghiên cứu của chúng tôi sẽ là các hình thức và biểu hiện khác nhau của sự sống, các điều kiện và quy luật theo đó các hiện tượng này xảy ra, và các nguyên nhân mà chúng đã được thực hiện. Khoa học liên quan đến những vấn đề này chúng tôi sẽ chỉ ra với cái tên "sinh học" [biologie] hoặc học thuyết về sự sống [Lebenslehre].

Mặc dù sinh học hiện đại là một phát triển trong thời gian tương đối gần đây, các ngành khoa học liên quan và bao gồm nó đã được nghiên cứu từ thời Cổ đại. Triết học tự nhiên đã được nghiên cứu sớm nhất tận các nền văn minh cổ đại như Lưỡng Hà, Ai Cập, tiểu lục địa Ấn Độ và Trung Hoa. Tuy nhiên, nguồn gốc của sinh học hiện đại và cách tiếp cận đối với việc nghiên cứu về tự nhiên dường như lại bắt nguồn từ Hy Lạp cổ đại[6][7]. Trong khi nghiên cứu chính thức về thuốc bắt đầu từ thời Hippocrates [khoảng 460-370 TCN], chính Aristotle [384-322 TCN] lại đóng góp nhiều nhất cho sự phát triển của sinh học. Đặc biệt quan trọng là cuốn Lịch sử Động vật của ông cùng các công trình khác, tác phẩm cho thấy những khuynh hướng thiên về lịch sử tự nhiên; sau đó là những công trình thực nghiệm hơn tập trung vào các nguyên nhân sinh học và đa dạng của sự sống. Người kế vị của Aristotle là Theophrastus xứ Lyceum, ông đã viết một loạt sách về thực vật học. Tập sách vẫn tồn tại như đóng góp quan trọng nhất của thời Cổ đại cho ngành khoa học thực vật, thậm chí đến tận thời Trung Cổ[8].

Các học giả của thế giới Hồi giáo thời Trung cổ đã viết về sinh học có thể kể đến al-Jahiz [781-869], Al-Dīnawarī [828-896], viết về thực vật học,[9] và Rhazes [865-925], viết về giải phẫu học và sinh lý học. Dược học được nghiên cứu đặc biệt kỹ lưỡng bởi các học giả Hồi giáo, với nguồn khai thác từ các truyền thống triết học Hy Lạp. Lịch sử tự nhiên lại đặt nặng tư tưởng của Aristotle, đặc biệt là tư tưởng: trật tự sự sống là cố định, bất biến.

Sinh học bắt đầu nhảy vọt với sự cải tiến vượt bậc kính hiển vi bởi Anton van Leeuwenhoek. Nhờ đó, các học giả đã khám phá và quan sát tinh trùng, vi khuẩn, trùng cỏ. Họ đã tìm ra thế giới hiển vi thật phong phú. Các cuộc điều tra của Jan Swammerdam đã dẫn tới mối quan tâm mới trong côn trùng học và giúp phát triển các kỹ thuật cơ bản về giải phẫu và nhuộm vi mẫu.[10]

DNA, biểu tượng của sinh học hiện đại

Những tiến bộ trong kính hiển vi cũng có một tác động sâu sắc đến tư duy sinh học. Vào đầu thế kỷ 19, một số nhà sinh học đã chỉ ra tầm quan trọng của tế bào. Sau đó, vào năm 1838, Schleiden và Schwann bắt đầu truyền bá những ý tưởng mà rất phổ quát hiện nay rằng [1] đơn vị cơ bản của sinh vật là tế bào và [2] các tế bào riêng biệt có tất cả các đặc tính của sự sống, mặc dù họ phản đối ý tưởng rằng [3] tất cả tế bào đến từ sự phân chia các tế bào khác. Nhờ vào công trình của Robert Remak và Rudolf Virchow vào những năm 1860 hầu hết các nhà sinh vật học đã chấp nhận cả ba nguyên lý, nay được gọi là học thuyết tế bào.[11][12]

Trong khi đó, phân loại học [taxonomy và classification] đã trở thành tâm điểm của các nhà sử gia tự nhiên. Carl Linnaeus xuất bản một hệ thống phân loại cơ bản cho thế giới tự nhiên vào năm 1735 [biến thể của những hệ thống đã được sử dụng từ lâu], và trong những năm 1750 ông đã đặt tên khoa học cho tất cả các loài vào thời của ông [13]. Georges-Louis Leclerc, bá tước Buffon, đã đưa các loài vào các phân loại và coi các dạng sống là mềm dẻo, thậm chí còn đưa ra khả năng có tổ tiên chung. Mặc dù ông đã phản đối tiến hóa, Buffon là một nhân vật chủ chốt trong lịch sử các ý niệm về tiến hóa; tác phẩm của ông cũng ảnh hưởng đến các lý thuyết tiến hóa của Lamarck và Darwin [14].

Ý niệm tiến hoá đầy đủ và nghiêm túc có nguồn gốc từ các tác phẩm của Jean-Baptiste Lamarck, ông là người đầu tiên đưa ra một học thuyết tiến hoá rõ ràng.[15] Ông cho rằng sự tiến hoá là kết quả của áp lực môi trường đối với đặc tính của động vật, có nghĩa là nếu sử dụng một cơ quan thường xuyên và chặt chẽ hơn, nó sẽ trở nên phức tạp và hiệu quả hơn, do đó động vật sẽ thích nghi với môi trường của nó. Lamarck tin rằng những đặc điểm có được sau đó có thể được chuyển sang cho hậu duệ của chúng, bọn hậu duệ sẽ tiếp tục phát triển và hoàn thiện bản thân.[16] Tuy nhiên, nhà tự nhiên học lỗi lạc người Anh Charles Darwin, kết hợp cách tiếp cận địa lý học của Humboldt, lý thuyết địa chất thống nhất của Lyell, các bài luận của Malthus về tăng trưởng dân số, với chuyên môn về hình thái học và các quan sát tự nhiên rộng lớn, đã tạo ra một lý thuyết tiến hóa hợp lý hơn dựa trên chọn lọc tự nhiên; lý luận và bằng chứng tương tự đã dẫn Alfred Russel Wallace đi đến những kết luận tương tự [17][18] Mặc dù nó là chủ đề gây tranh cãi xung quanh lý thuyết tiến hóa này [vẫn tiếp tục cho đến ngày nay], lý thuyết của Darwin đã nhanh chóng lan rộng khắp cộng đồng khoa học và sớm trở thành một tiên đề trung tâm của khoa học sinh học đang phát triển nhanh chóng.

Khám phá về sự biểu hiện vật lý của di truyền đã đến cùng với các nguyên tắc tiến hoá và di truyền quần thể. Trong những năm 1940 và đầu những năm 1950, các thí nghiệm đã chỉ ra DNA là thành phần của nhiễm sắc thể với chức năng mang các tính trạng đã được biết đến với tên gọi là gen. Tập trung vào các loại dạng sống mới như vi khuẩn và virus, cùng với việc khám phá ra cấu trúc chuỗi xoắn kép của DNA năm 1953, sinh học đã tiến sang thời kỳ di truyền phân tử. Từ những năm 1950 đến nay, sinh học đã được mở rộng rất nhiều trong lĩnh vực phân tử. Mã di truyền đã được khám phá bởi Har Gobind Khorana, Robert W. Holley và Marshall Warren Nirenberg sau khi DNA được biết là chứa các codon-bộ ba mã hóa. Cuối cùng, Dự án Hệ gen Con người đã được đưa ra vào năm 1990 với mục đích lập bản đồ bộ gen chung của toàn thể con người. Dự án này đã được hoàn thành vào năm 2003,[19] với những phân tích tiếp tục được xuất bản. Dự án Hệ gen Con người là bước đầu tiên trong nỗ lực toàn cầu hoá để tích hợp kiến ​​thức về sinh học với một định nghĩa chức năng, phân tử cho cơ thể con người và của các sinh vật khác.

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề