Nộp thuế xây dựng bao nhiêu?

Theo quy định của pháp luật, khi thực hiện xây dựng nhà ở cần phải nộp thuế cho cơ quan thuế. Tuy nhiên việc nộp thuế này ai phải chịu và nộp bao nhiêu là những vấn đề được nhiều người quan tâm. Bài viết này Homedy sẽ chia sẻ đến bạn những thông tin cơ bản nhất về thuế xây dựng nhà ở, hãy cùng tìm hiểu để nắm rõ hơn.

Mục lục

Thuế xây dựng nhà ở là gì? Bao gồm những khoản nào?

Khá nhiều người chưa thực sự nắm rõ khoản thuế xây dựng nhà ở là gì và gồm các loại nào. Cụ thể đây là khoản thuế phải nộp khi tiến hành xây dựng nhà ở. Tức là sẽ phải đăng ký, kê khai và tiến hành nộp khoản phí này cho cơ quan thuế.

Thuế xây dựng nhà ở là khoản thuế phải đóng khi thực hiện xây dựng nhà

Về cơ bản, các loại thuế phải nộp khi tiến hành xây dựng nhà ở sẽ bao gồm:

  • Thuế môn bài
  • Thuế giá trị gia tăng – GTGT
  • Thuế thu nhập cá nhân – TNCN
  • Phí trước bạ khi hoàn thành công trình nhà ở

Xem thêm: Muốn sở hữu nhà phải đóng những loại thuế nào?

Vậy ai là người phải chịu khoản thuế xây dựng nhà ở?

Về khoản phí thuế xây dựng nhà ở, bạn không cần lo lắng vì đã có quy định rõ ràng về đối tượng nộp. Cụ thể điều 2 tại Thông tư 219/2013/TT-BTC có ghi rõ:

“Đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng là hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam [bao gồm cả hàng hóa, dịch vụ mua của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài], trừ các đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng”.

Các trường hợp đóng thuế xây dựng nhà ở

Việc nộp thuế xây dựng nhà ở sẽ phân thành 2 trường hợp cụ thể. Do đó cần chú ý khi thực hiện:

  • Trường hợp 1 do chủ thầu đóng: Nếu chủ thầu là bên thực hiện xây nhà trọn gói thì việc kê thai thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp bên chủ thầu sẽ phải chịu. 
  • Trường hợp chủ nhà tự thuê nhân công, tự mua vật liệu thì sẽ phải tự đóng thuế giá trị gia tăng tại cơ quan thuế địa phương. Chủ nhà sẽ không bị tính thuế vật tư trong trường hợp này.

Tùy theo việc chủ nhà thuê chủ thầu trọn gói hay tự thuê nhân công mà xác định đối tượng phải nộp thuế

Lưu ý với các chủ hộ khi làm hợp đồng xây dựng nhà ở với bên chủ thầu, cần kê khai và quy định rõ khoản thuế do bên nào đóng. Trường hợp không kê khai, không nhắc tới trong hợp đồng thì khoản thuế sẽ do gia đình chịu.

Vậy trốn đóng thuế xây dựng nhà ở sẽ bị phạt như thế nào?

Theo quy định tại khoản 3, điều 10 của Luật quản lý thuế 2006 đã được sửa đổi và bổ sung có quy định:

“Quá thời hiệu xử phạt vi phạm pháp luật về thuế thì người nộp thuế không bị xử phạt nhưng vẫn phải nộp đủ số tiền thuế thiếu, số tiền thuế trốn, số tiền thuế gian lận, tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước trong thời hạn mười năm trở về trước, kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm. Trường hợp người nộp thuế không đăng ký thuế thì phải nộp đủ số tiền thuế thiếu, số tiền thuế trốn, số tiền thuế gian lận, tiền chậm nộp cho toàn bộ thời gian trở về trước, kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm”.

Hướng dẫn tính thuế xây dựng nhà ở cho chủ thầu và gia đình mới nhất

Như đã nêu, việc nộp thuế xây dựng nhà ở sẽ phân thành 2 trường hợp khác nhau. Vì thế cách tính thuế cũng sẽ dành riêng cho mỗi đối tượng. Cụ thể:

Tính thuế cho chủ thầu xây dựng 

Quy định tính thuế xây dựng nhà ở cho chủ thầu xây dựng sẽ dựa theo Thông tư 06/2012/TT-BTC ngày 11/01/2012:

  • Các chủ thầu xây dựng khi tiến hành nhận công trình xây dựng sẽ phải đăng ký hợp đồng xây dựng. Theo đó chủ thầu sẽ phải nộp các loại thuế môn bài, thuế GTGT, thuế TNDN ở cơ quan thuế địa phương. 
  • Trường hợp chủ thầu và chủ hộ thỏa thuận được với nhau thì chủ thầu không cần đóng loại thuế này.

Tính thuế cho chủ hộ gia đình

  • Thuế giá trị gia tăng phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x % thuế GTGT
  • Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN x % thuế TNCN [nếu chủ nhà phải nộp thuế TNCN]

Khoản thuế phải nộp được quy định rõ tại Thông tư 06/2012/TT-BTC ngày 11/01/2012

Lưu ý khi nộp thuế cho chủ nhà

Khoản 2, điều 3 tại thông tư 92/2015/TT - BTC có quy định: Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: Tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 5%; tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 2%.

  • Nếu chủ nhà tự thuê nhân công thì cần kê khai và đóng thuế TNCN cho những công nhận tham gia xây dựng nhà ở. Chủ nhà không cần đóng cho các trường hợp được miễn đóng thuế TNCN cho công nhân.
  • Chủ nhà không cần đóng thuế vật tư khi tự mua về xây dựng nhà ở.

Lời kết

Về cơ bản việc đóng thuế xây dựng nhà ở được thực hiện theo thỏa thuận và căn cứ theo từng trường hợp Homedy đã chia sẻ. Vì thế nếu bạn có thắc mắc về khoản thuế này có thể tìm hiểu kỹ hơn tại các cơ quan tư vấn về luật. Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc đóng thuế xây dựng nhà ở.

Chủ Đề