Nộp tiền phạt chậm nộp thuế ở đâu

Quy định về thời hạn nộp hồ sơ kê khai thuế Thu nhập doanh nghiệp:

  • Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp năm chậm nhất là ngày thứ 90 [chín mươi], kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính.
  • Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp đối với trường hợp doanh nghiệp chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động chậm nhất là ngày thứ 45 [bốn mươi lăm], kể từ ngày có quyết định về việc doanh nghiệp thực hiện chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động.
  • Doanh nghiệp không phải nộp tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính hàng quý.

Quy định về thời hạn nộp thuế Thu nhập doanh nghiệp phát sinh:

  • Tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quý và theo quyết toán thuế năm.
  • Căn cứ kết quả sản xuất- kinh doanh, người nộp thuế thực hiện tạm nộp số thuế TNDN của quý chậm nhất vào ngày thứ 30 của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế.
  • Đối với những doanh nghiệp phải lập báo cáo tài chính quý theo quy định của pháp luật [như doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán và các trường hợp khác theo quy định] thì doanh nghiệp căn cứ vào báo cáo tài chính quý và các quy định của pháp luật về thuế để xác định số thuế TNDN tạm nộp hàng quý;
  • Đối với những doanh nghiệp không phải lập báo cáo tài chính quý thì doanh nghiệp căn cứ vào số thuế TNDN của năm trước và dự kiến kết quả sản xuất- kinh doanh trong năm để xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp hàng quý.

Mức phạt chậm nộp hồ sơ thuế Thu nhập doanh nghiệp so với thời hạn quy định

Căn cứ theo Điều 9 Thông tư 166/2013/TT-BTC về việc Xử phạt đối với hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế so với thời hạn quy định, cụ thể như sau:

  • Phạt cảnh cáo: Đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 01 ngày đến 05 ngày mà có tình tiết giảm nhẹ.
  • Phạt tiền 700.000 đồng: Đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ 01 ngày đến 10 ngày [trừ trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này].
  • Nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không thấp hơn 400.000 đồng;
  • Nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 1.000.000 đồng.
  • Phạt tiền 1.400.000 đồng: Đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ trên 10 ngày đến 20 ngày.
  • Nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không dưới 800.000 đồng;
  • Nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 2.000.000 đồng.
  • Phạt tiền 2.100.000 đồng: Đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ trên 20 ngày đến 30 ngày.
  • Nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không thấp hơn 1.200.000 đồng;
  • Nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 3.000.000 đồng.
  • Phạt tiền 2.800.000 đồng: Đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ trên 30 ngày đến 40 ngày.
  • Nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không thấp hơn 1.600.000 đồng;
  • Nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 4.000.000 đồng.
  • Phạt tiền 3.500.000 đồng:
  • Đối với một trong các hành vi sau đây:
  • Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ trên 40 ngày đến 90 ngày;
  • Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định trên 90 ngày nhưng không phát sinh số thuế phải nộp;
  • Nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế, đã tự giác nộp đầy đủ số tiền thuế phải nộp vào ngân sách nhà nước trước thời điểm cơ quan thuế lập biên bản vi phạm hành chính về hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế;
  • Không nộp hồ sơ khai thuế nhưng không phát sinh số thuế phải nộp [trừ trường hợp pháp luật có quy định không phải nộp hồ sơ khai thuế].
  • Nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không thấp hơn 2.000.000 đồng;
  • Nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 5.000.000 đồng.

Mức phạt chậm nộp tiền thuế Thu nhập doanh nghiệp phát sinh

  • Trường hợp tổng số thuế tạm nộp trong kỳ tính thuế thấp hơn số thuế TNDN phải nộp theo quyết toán từ 20% trở lên thì doanh nghiệp phải nộp tiền chậm nộp đối với phần chênh lệch từ 20% trở lên giữa số thuế tạm nộp với số thuế phải nộp theo quyết toán tính từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp thuế quý 4 của doanh nghiệp đến ngày thực nộp số thuế còn thiếu so với số quyết toán.
  • Đối với số thuế TNDN tạm nộp theo quý thấp hơn số thuế phải nộp theo quyết toán dưới 20% mà doanh nghiệp chậm nộp so với thời hạn quy định [thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm] thì tính tiền chậm nộp kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế đến ngày thực nộp số thuế còn thiếu so với số quyết toán.
  • Trường hợp cơ quan có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra sau khi doanh nghiệp đã khai quyết toán thuế năm, nếu phát hiện tăng số thuế phải nộp so với số thuế doanh nghiệp đã kê khai quyết toán thì doanh nghiệp bị tính tiền chậm nộp đối với toàn bộ số thuế phải nộp tăng thêm đó tính từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm đến ngày thực nộp tiền thuế.
  • Doanh nghiệp xác định số tiền chậm nộp tiền thuế dựa vào số tiền thuế chậm nộp, số ngày chậm nộp và mức tiền chậm nộp theo công thức:
Số tiền chậm nộp tiền thuế TNDN = Số tiền thuế TNDN chậm nộp x Mức tiền chậm nộp x Số ngày chậm nộp

 Đối với khoản tiền thuế Thu nhập doanh nghiệp phải nộp phát sinh nợ từ ngày 01/7/2016 thì tiền chậm nộp được tính theo mức 0,03%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp.

Số tiền chậm nộp tiền thuế TNDN = Số tiền thuế TNDN chậm nộp x 0.03% x Số ngày chậm nộp
  • Đối với khoản tiền thuế nợ phát sinh trước ngày 01/7/2016 nhưng sau ngày 01/7/2016 vẫn chưa nộp thì tính như sau:
  • Trước ngày 01/01/2015:

Nếu số ngày chậm nộp dưới 90 ngày:

Số tiền chậm nộp tiền thuế TNDN = Số tiền thuế TNDN chậm nộp x 0.05% x Số ngày chậm nộp

Nếu số ngày chậm nộp trên 90 ngày:

Số tiền chậm nộp tiền thuế TNDN = Số tiền thuế TNDN chậm nộp x 0.07% x Tổng số ngày chậm nộp – 90 ngày
Số tiền chậm nộp tiền thuế TNDN = Số tiền thuế TNDN chậm nộp x 0.05% x Số ngày chậm nộp
Số tiền chậm nộp tiền thuế TNDN = Số tiền thuế TNDN chậm nộp x 0.03% x Số ngày chậm nộp

Ví dụ 1:

Doanh nghiệp A có năm tài chính trùng với năm dương lịch. Kỳ tính thuế năm 2015, doanh nghiệp đã tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là 80 triệu đồng, khi quyết toán năm, số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo quyết toán là 90 triệu đồng, tăng 10 triệu.

  • Chênh lệch giữa số thuế TNDN phải nộp theo quyết toán với số thuế TNDN đã tạm nộp trong năm < 20% => Doanh nghiệp chỉ phải nộp số thuế còn phải nộp sau quyết toán là 10 triệu đồng vào ngân sách nhà nước theo thời hạn quy định.

Trường hợp doanh nghiệp chậm nộp số thuế chênh lệch này thì bị tính tiền chậm nộp theo quy định.

Ví dụ 2:

Doanh nghiệp B có năm tài chính trùng với năm dương lịch. Kỳ tính thuế năm 2015, doanh nghiệp đã tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là 80 triệu đồng, khi quyết toán năm, số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo quyết toán là 110 triệu đồng, tăng 30 triệu đồng.

  • 20% của số phải nộp theo quyết toán là: 110 x 20% = 22 triệu đồng.
  • Phần chênh lệch từ 20% trở lên là: 30 triệu – 22 triệu = 8 triệu đồng.
  • Doanh nghiệp A phải nộp số thuế TNDN còn phải nộp sau quyết toán là 30 triệu đồng.
  • Doanh nghiệp bị tính tiền chậm nộp đối với số thuế chênh lệch từ 20% trở lên là 8 triệu đồng tính từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp thuế quý 4/2015 của doanh nghiệp [31/01/2016] đến ngày thực nộp số thuế còn thiếu so với số thuế phải nộp theo quyết toán.
  • Số thuế TNDN chênh lệch còn lại là 22 triệu đồng mà doanh nghiệp chậm nộp thì doanh nghiệp bị tính tiền chậm nộp từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ quyết toán [01/04/2016] đến ngày thực nộp số thuế này.

Khi doanh nghiệp chậm nộp tờ khai thuế ngoài bị phạt do lỗi chậm nộp tờ khai thuế, nếu công ty có phát sinh nghĩa vụ nộp thuế mà doanh nghiệp chậm nộp thì còn bị phạt do chậm nộp thuế theo quy định. Nhằm giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng quát khi nộp chậm tiền thuế theo thời hạn ấn định sẽ có những rủi ro gì? Cũng như cách thức thực hiện ra sao? Công ty luật – Đại lý thuế Việt An tổng hợp các quy định có liên quan đến quy định về chậm nộp tiền thuế áp dụng trong năm 2022 như sau:

Cơ sở pháp lý quy định liên quan đến việc chậm nộp tiền thuế

  • Luật Quản lý thuế năm 2019;
  • Nghị định 126/2020/NĐ-CP;
  • Thông tư 80/2021/TT-BTC.

Các trường hợp phải nộp tiền chậm nộp tiền thuế

Khoản 1 Điều 59 Luật Quản lý thuế 2019 quy định các trường hợp phải nộp tiền chậm nộp tiền thuế gồm:

  • Người nộp thuế chậm nộp tiền thuế so với thời hạn quy định, thời hạn gia hạn nộp thuế, thời hạn ghi trong thông báo của cơ quan quản lý thuế, thời hạn trong quyết định ấn định thuế hoặc quyết định xử lý của cơ quan quản lý thuế;
  • Người nộp thuế khai bổ sung hồ sơ khai thuế làm tăng số tiền thuế phải nộp hoặc cơ quan quản lý thuế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra phát hiện khai thiếu số tiền thuế phải nộp thì phải nộp tiền chậm nộp đối với số tiền thuế phải nộp tăng thêm kể từ ngày kế tiếp ngày cuối cùng thời hạn nộp thuế của kỳ tính thuế có sai, sót hoặc kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế của tờ khai hải quan ban đầu;
  • Người nộp thuế khai bổ sung hồ sơ khai thuế làm giảm số tiền thuế đã được hoàn trả hoặc cơ quan quản lý thuế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra phát hiện số tiền thuế được hoàn nhỏ hơn số tiền thuế đã hoàn thì phải nộp tiền chậm nộp đối với số tiền thuế đã hoàn trả phải thu hồi kể từ ngày nhận được tiền hoàn trả từ ngân sách nhà nước;
  • Trường hợp được nộp dần tiền thuế nợ quy định tại khoản 5 Điều 124 của Luật này;
  • Trường hợp không bị xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế do hết thời hiệu xử phạt nhưng bị truy thu số tiền thuế thiếu quy định tại khoản 3 Điều 137 của Luật này;
  • Trường hợp không bị xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế đối với hành vi quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 142 của Luật này;
  • Cơ quan, tổ chức được cơ quan quản lý thuế ủy nhiệm thu thuế chậm chuyển tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt của người nộp thuế vào ngân sách nhà nước thì phải nộp tiền chậm nộp đối với số tiền chậm chuyển theo quy định.

Cách tính tiền chậm nộp tiền thuế

Mức nộp 01 ngày = 0,03% x Số tiền thuế chậm nộp

Mức tính tiền chậm nộp tiền thuế

Mức tính tiền chậm nộp bằng 0,03%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp.

Thời gian tính tiền chậm nộp thuế

  • Thời gian tính tiền chậm nộp được tính liên tục kể từ ngày tiếp theo ngày phát sinh tiền chậm nộp quy định tại khoản 1 Điều này đến ngày liền kề trước ngày số tiền nợ thuế, tiền thu hồi hoàn thuế, tiền thuế tăng thêm, tiền thuế ấn định, tiền thuế chậm chuyển đã nộp vào ngân sách nhà nước.
  • Người nộp thuế tự xác định số tiền chậm và nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định. Trường hợp người nộp thuế có khoản tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa thì thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 60 của Luật Quản lý thuế 2019.
  • Trường hợp sau 30 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế, người nộp thuế chưa nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt thì cơ quan quản lý thuế thông báo cho người nộp thuế biết số tiền thuế, tiền phạt còn nợ và số ngày chậm nộp.

Trường hợp không tính tiền chậm nộp

Khoản 5 Luật Quản lý thuế 2019 quy định các trường hợp không tính tiền chậm nộp tiền thuế, cụ thể như sau:

  • Người nộp thuế cung ứng dịch vụ, hàng hóa được thanh toán bằng nguồn vốn ngân sách, bao gồm cả nhà thầu phụ được quy định trong hợp đồng đã ký với chủ đầu tư và được chủ đầu tư trực tiếp thanh toán nhưng chưa được thanh toán.

Số tiền nợ thuế không tính chậm nộp là tổng số tiền thuế còn nợ ngân sách của người nộp thuế nhưng không vượt quá số tiền ngân sách chưa thanh toán.

  • Hàng hóa phải giám định, phân tích để xác định chính xác số tiền thuế phải nộp thì không tính tiền chậm nộp trong thời gian chờ kết quả giám định, phân tích
  • Hàng hóa chưa có giá chính thức tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan thì không tính tiền chậm nộp trong thời gian chưa có giá chính thức.
  • Hàng hóa có khoản thực thanh toán, hàng hóa có các khoản điều chỉnh cộng vào trị giá hải quan chưa xác định được tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan thì không phải nộp tiền chậm nộp trong thời gian chưa xác định được khoản thực thanh toán, các khoản điều chỉnh cộng vào trị giá hải quan.
  • Chưa tính tiền chậm nộp với các trường hợp được khoanh nợ theo quy định Điều 83 Luật Quản lý thuế 2019.

Trường hợp được miễn tiền chậm nộp thuế

Theo khoản 8 Điều 59 Luật Quản lý thuế 2019, người nộp thuế phải nộp tiền chậm nộp miễn tiền chậm nộp trong trường hợp bất khả kháng. Theo quy định tại khoản 27 Điều 3 của Luật Quản lý thuế 2019, trường hợp bất khả kháng bao gồm:

  • Người nộp thuế bị thiệt hại vật chất do gặp thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ;
  • Các trường hợp bất khả kháng khác theo quy định của Chính phủ.

Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn pháp luật thuế, dịch vụ kê khai thuế, dịch vụ báo cáo thuế xin vui lòng liên hệ Công ty luật – Đại lý thuế Việt An để được hỗ trợ nhanh nhất!

Video liên quan

Chủ Đề